Buổi sáng Buổi chiều Buổi tố
3.2.7. Triệu chứng lâm sàng của lợn nái sinh sản dòngC1050 trong quá trình đẻ
Bảng 3.13. Triệu chứng lâm sàng của lợn nái sinh sản dòng C1050 trong quá trình đẻ
Nội dung n Các biểu hiện
Trƣớc khi đẻ Trong khi đẻ
Trạng thái đi lại 20 Đi lại liên tục Nằm một chỗ
Tư thế đứng, nằm 20 Đứng nằm không yên Nằm nghiêng
Hiện tượng ăn uống 20 Bỏ ăn, cào ổ Bỏ ăn
Biểu hiện tuyến vú 20 Căng to ra 2 bên, có thể
chảy sữa
Căng cứng, có thể có sữa chảy
Biểu hiện âm hộ 20 Nở to, tiết dịch nhờn màu
hồng Nở to
Tần số hô hấp 20 Nhanh, mạnh Nhanh, mạnh
Biểu hiện bài tiết 20 Đái són
Bảng 3.13 thể hiện các biểu hiện của lợn cái sinh sản dòng C 1050 trước khi đẻ với các chỉ tiêu sau.
- Trạng thái đi lại: Trước khi đẻ lợn cắn ổ, đi lại liên tục không yên, khi bắt đầu đẻ lợn nằm một chỗ.
- Tư thế đứng nằm: Trước khi đẻ lợn đứng nằm không yên, đứng lên nằm xuống đi lại liên tục. Trong khi đẻ lợn thướng có xu hướng nằm nghiêng sang một bên.
- Hiện tượng ăn uống: Trước khi đẻ lợn có hiện tượng bỏ ăn, cào ổ, cắn ổ đẻ, có một số con húp nước cháo loãng hoặc cám hòa nước dạng lỏng. Trong khi đẻ lợn không ăn.
- Biểu hiện tuyến vú: Trước khi đẻ bầu vú to căng, hướng ra 2 bên và có màu đỏ hồng, gần đến khi đẻ vắt thấy có sữa chảy ra. Trong khi đẻ bầu vú căng cứng và có thể có sữa chảy ra.
- Biểu hiện âm hộ: Trước khi đẻ âm hộ nở to, dãn lỏng, tiết dịch nhờn màu hồng.
- Tần số hô hấp: Trước khi đẻ và trong quá trình đẻ tần số hô hấp tăng lên, nhanh và mạnh.
- Biểu hiện bài tiết: Trước khi đẻ lợn có hiện tượng đái són, trong quá trình đẻ biểu hiện không rõ ràng, đôi khi cũng có con rặn còn ra kèm theo ít phân.
Các biểu hiện của lợn cái C1050 trong nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với nghiên cứu của các tác giả: Trần Văn Phùng, (2003) [15], Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1997) [6], Trần Quang Hân, (2004) [8].