0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÒNG LỢN C1050 NUÔI TẠI TRẠI LỢN TÂN THÁI - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG (Trang 37 -43 )

- Theo Hoàng Toàn Thắng và CS, (2006) [17].Tuổi động dục lần đầu của Lợn Ỉ 120 - 135 ngày, Lợn Móng Cái 130 - 140 ngày, lợn Đại Bạch nhập vào Việt Nam từ 203 - 208 ngày, lợn Landrace từ 208 - 209 ngày.

- Theo Lê Xuân Cương (1986) [5] cho biết: Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái phụ thuộc vào sự thành thục của giống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Đối với các giống lợn ngoại nuôi tại nước ta tuổi thành thục tính dục muộn hơn lợn nội: lợn Đại Bạch tuổi thành thục tính dục là 176 ± 1,5 ngày, Lợn Đại Bạch x lợn Ỉ 163,42 ± 1,06 ngày. Phần lớn các giống lợn ngoại thành thục tính dục ở 7 tháng tuổi, lợn lai 6 tháng tuổi (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2006) [14].

- Nghiên cứu về khả năng chửa đẻ của các giống lợn nuôi tại Việt Nam cho thấy: Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ hiện nay là: 207,69 ± 27,08 ngày (đạt 1,78 lứa/nái/năm) đối với lợn nái trắng Phú Khánh (Trần Quang Hân, 2004) [8].

- Theo các kết quả nghiên cứu cuả Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, (1993) [19], quá trình rụng trứng bắt đầu lúc 30 - 40 giờ sau khi suất hiện phản xạ mê ì. Như vậy, phải cho lợn cái phối giống 10 - 12 giờ trước lúc rụng trứng, tức là 20 - 30 giờ sau khi bắt đầu chịu đực.

- Theo Phạm Hữu Doanh và CS, (1996) [6], Trong sản suất, thụ tinh nhân tạo khi lợn có triệu chứng chịu đực buổi sớm thì buổi chiều cho phối, nếu có triệu chứng vào buổi chiều thì sớm hôm sau phối.

- Theo Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan, 1998) [1] tuổi động dục lần đầu phụ thuộc vào mùa vụ và chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ môi trường cũng như chế độ dinh dưỡng, mức độ sinh trưởng trước và sau cai sữa.

- Theo Nguyễn Xuân Tịnh và CS, (1996) [24] cho rằng quá trình thụ thai là quá trình đồng hoá giữa trứng (n NST) và tinh trùng (n NST) để tạo thành hợp tử (2n NST) có bản chất hoàn toàn mới và có khả năng phân chia nguyên nhiễm liên tiếp tạo thành phôi. Đó là kết quả của sự tái tổ hợp các gen từ 2 nguồn gen khác nhau.

- Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, (1996) [6] : Lứa đẻ tốt nhất đối với lợn là lứa thứ 2 đến lứa thứ 6 - 7. Tuổi sinh sản ổn định từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi thứ 4, sang tuổi thứ 5 lợn có thể đẻ tốt, nhưng con đẻ ra bị còi cọc, chậm lớn, lợn nái già thường hay đẻ khó, thai chết lưu và cắn con, như vậy ta cần thay thế nái hàng năm.

- Theo Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo (2004)[15]: Lợn Yorkshire có khả năng sinh sản tương đối cao, đẻ trung bình 10 - 11 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/con. Khi nuôi tại Việt Nam số con đẻ ra/ổ bình quân là 9,75 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,24 kg/con, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi đạt 55 - 60kg.

- Nguyễn Thiện và Cs (1996) [19] thông báo: Lợn nái Yorkshire có khối lượng sơ sinh/con là 1,33kg/con, số con sơ sinh còn sống/lứa là 9,38 con, số con cai sữa/lứa là 7,29 con, tương ứng ở lợn Landrace và là 1,36 kg; 9,25 con và 7,21 con. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ở Landrace là 80,28% và ở nái Yorkshire là 77,70%.

- Phùng Thị Vân Cs (2000) [30] cho biết: Lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương có số con sơ sinh sống/lứa lần lượt là 13,32 kg và 14,42 kg, khối lượng sơ sinh/con lần lượt là 1,3kg và 1,5 kg, số con cai sữa/lứa lần lượt là 9,26 con và 8,82con, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa lần lượt là: 91,9% và 87,79%.

- Theo nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và Cs (2000) [26]: Lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại xí nghiệp giống Mỹ Văn - Hưng Yên có số con sơ sinh/lứa lần lượt là 10,01 con và 9,76 con.

Các kết quả nghiên cứu trong nước nói trên cho thấy: Cùng một giống nhập nội được nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau thì khả năng sinh sản của chúng cũng khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng tính trạng sinh sản của lợn chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố ngoại cảnh (chế độ nuôi dưỡng, thức ăn, lứa đẻ...)

- Nguyễn Thiện và cs, (l996) [21] cho biết: Thời gian cai sữa lợn ở nước ta thường là 60 ngày, số lợn con cai sữa trên lứa là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng quyết định năng suất của nghề chăn nuôi lợn. Nó phụ

thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con.

Nhìn chung ở nước ta các công trình nghiên cứu về HTNC kích thích sinh sản gia súc cái chưa nhiều và mới chỉ được tiến hành từ những năm 30 trở lại đây. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu được xác định và ứng dụng vào sản suất như:

- Nghiên cứu đông khô HTNC( của Lê Xuân Cương, 1979) [4] đã bước đầu xây dựng được quy trình làm đông khô HTNC có tác dụng giữ được hoạt tính trong huyết thanh ngựa chửa không đổi trong thời gian 8 tháng.

- Nghiên cứu điều chế và sử dụng HTNC nâng cao sức sinh sản của đàn gia súc cái của Lê Xuân Cương và Cs (1979) [4] đã xây dựng được quy trình sản xuât HTNC trên cơ sở đánh giá hoạt tính trong HTNC trên một đơn vị chuột.

- Nghiên cứu tinh chế kích dục tố từ HTNC và sử dụng kích thích sinh sản cho đàn gia súc nuôi tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh của Hoàng Văn Tiến và Cs (2001) [23].

- Kết quả nghiên cứu và sử dụng huyết thanh ngựa chửa kích thích đối với lợn nái sinh sản của Lê Xuân Cương (1979) [3], Lê Xuân Cương và cs (1986) [4] cho thấy huyết thanh ngựa chửa có tác dụng gây động dục rõ rệt đối với lợn cái. Sau khi tiêm huyết thanh ngựa chửa trên 86,3% số lợn đã suất hiện động dục, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ rút ngắn từ 190 ngày xuống còn 176 - 177 ngày đảm bảo thu được 2 lứa đẻ/nái/năm.

1.2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

- Theo A.A Xuxoep (1985) [31], sự thành thục về tính của gia súc được đặc trưng bởi hàng loạt những biến đổi trong cơ thể, đặc biệt là sự biến đổi của cơ quan sinh dục. Đồng thời với những biến đổi bên trong là những biến đổi bên ngoài một cách có quy luật, nó đặc trưng cho từng gia súc. Sự thành thục về tính dục của gia súc có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện để gia súc chẩn bị thực hiện bản năng sinh sản.

- Theo Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanam, (2006) [13], lợn nái có số lứa đẻ thấp nhất là 1 lứa và cao nhất 11 lứa. Tuổi phối giống đậu thai lần

đầu được tính từ tuổi đẻ lứa thứ 1 trừ cho thời gian mang thai trung bình 115 ngày, năng suất sinh sản đạt cao nhất khi lợn nái được phối giống và mang thai lần đầu vào lúc 38 tuần tuổi và mức độ lớn hơn trung bình đàn là 5,76%. Nếu lợn mang thai lần đầu ở độ tuổi trước 34 tuần tuổi thì năng suất thấp hơn trung bình là 8,27% và nếu mang thai muộn sau 44 tuần tuổi thì năng suất thấp hơn trung bình là 1,25%. Đặc biệt nếu phối giống đậu thai lần đầu lúc 30 tuần tuổi thì mức độ thiệt hại trong suốt quá trình sản suất của một lợn nái là 17,02%.

- Các công trình nghiên cứu của Lars-Eric Edqvist (1980) [45] cho biết tuổi thành thục tính dục khác nhau tùy từng loài gia súc.Tuổi thành thục tính dục ở lợn giao động từ 4 - 9 tháng tuổi.

- Jang - Hyung Lee (1993) [44], khi nghiên cứu các tính trạng sinh sản của lợn cho rằng: Mặc dù lợn cái có thể bắt đầu động dục ở 4 - 5 tháng tuổi nhưng tuổi phối giống thích hợp là 7 -8 tháng tuổi, vì vậy tuổi đẻ lứa đầu ước tính là 11 - 12 tháng tuổi.

- Cai sữa con 14 - 21 ngày tuổi, lúc 3 tuần tuổi đạt bình quân 5 - 6 kg/con. Ddeerr cai sữa thành công, thêm vào khẩu phần thức ăn của lợn con từ 1 - 2% acid hữu cơ như acid lactic, a.citric hoặc a.propionic, nhờ đó làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn- Beonit và Cs (1987) [35] đã đưa ra kết quả điều tra thành tích sinh sản của lợn nái ở Pháp như sau: Số lợn con sống đến cai sữa là 8,8 con đối với lợn nái Yorkshire và 7,8 - 8,9 con đối với lợn nái Landrace.

- Theo A.Andreev, P.Kostrov và ctv (1976) nghiên cứu trên 518 lợn nái lai F1 Landrace x Đại Bạch, những lợn nái cai sữa vào 14 - 21 ngày sau đẻ, tỷ lệ động dục cao nhất chỉ đạt 50 - 47,1% trong 10 ngày thứ 2 sau khi tách con. Nhưng tỷ lệ thụ thai rất thấp, chỉ đạt 7,2 và 8% tương ứng với hai thời điểm cai sữa nói trên. Dẫn theo Trương Lăng, (2003) [11].

A.Aumaitre và ctv (1976) nhận thấy sau khi cai sữa lợn con vào 10 ngày tuổi đã giảm tỷ lệ thụ thai 25,9%; sau khi cai sữa vào 26-35 ngày tuổi đã nâng tỷ lệ thụ thai lên 70,7%. Tác giả cho rằng, tốt nhất là cai sữa lợn con vào

21 - 28 ngày tuổi và rút ngắn thời gian từ khi cai sữa đến khi phối giống bằng sử dụng kích dục tố. Dẫn theo Trương Lăng, (2003) [11].

- Ở Cộng hòa liên bang Đức người ta thấy rằng, cai sữa lợn 21 - 25 ngày đạt mức tăng trọng cao nhất. Nhờ cai sữa ở 3 tuần tuổi lợn nái đẻ 2,3 lứa/năm,chi phí giảm 20%, lao động giảm 25% so với cai sữa bình thường (tạp chí Seluveineprod, 1975). Dẫn theo Trương Lăng, (2003) [11].

- Ở Pháp, thực hiện cai sữa lợn con bình quân là 27,3 ngày tuổi, số con cai sữa đạt bình quân 9,5 con/lứa và đạt 22,7 lợn con cai sữa/nái/năm. Dẫn theo Trương Lăng, (2003) [11].

- Ở Canada một số trại chăn nuôi thực hiện cai sữa lợn 4 - 5% . Dẫn theo Trương Lăng, (2003) [11].

- Bằng các thí nghiệm, S.Crowe và cộng sự (1909), B.Ashner (1992), B.Zonderk, S.Aschheim (1927) đã cắt bỏ tuyến yên ở chó sau đó thấy xuất hiện thoái hóa buồng trứng và dịch hoàn đồng thời các sinh dục thứ cấp cũng bị dập tắt. Khi cấy tổ chức của thùy trước tuyến yên trở lại thì đã làm cho những con chuột chưa thành thục về tính thấy chín sinh dục sớm hơn, xuất hiện động dục và rụng trứng (dẫn theo Xuxoep A.A, 1985) [31].

- Năm 1931 H.L. Fevold và CTV đã chiết suất được 2 hormone từ tuyến yên, chúng có tác dụng kích thích hoạt động sinh dục. Trong hai hormone đã chiết suất được thì một hormone có tác dụng kích thích sự phát triển của bao noãn gọi là kích noãn tố FSH và một hormone có tác dụng Lutein hóa thể vàng nang trứng gọi là kích tố thể vàng LH (dẫn theo Xuxoep A.A, 1985) [31].

- Theo S.E, Levin, 1974; N.Sabtenko, 1976 vai trò của kích dục tố đối với sự hình thành tuyến sinh dục trong thời kỳ bào thai rất quan trọng, ở thời kỳ này ảnh hưởng hình thái di truyền của kích dục tố thể hiện rất mạnh mẽ, đặc biệt là FSH, mức FSH trong tuyến yên của máu bào thai cao gấp nhiều lần so với lúc trưởng thành.

-Năm 1930 H.Cole và G.Hart đã phát hiện trong huyết thanh ngựa chửa chứa một hoạt chất có hoạt tính tương tự như FSH và LH.

- Hoạt tính hormone huyết thanh ngựa chửa có từ ngày chửa thứ 40, đạt cao nhất ở ngày chửa thứ 60 sau đó giảm dần ở ngày chửa thứ 120 (Dockhom.W at all, 1973) [39], (Nishikawa. Y at all, 1974) [45].

- Một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: R.A. Buchkova (1967), V.Klinski (1971), W.Dockhom và V. Schutzler (1972) cũng đã khẳng định hoạt tính kích dục tố suất hiện trong HTNC từ ngày chửa thứ 40 - 120, thậm chí tới 150 ngày sau đó giảm dần và mất hẳn (dẫn theo Lê Xuân Cương, 1986)[4].

- Các công trình nghiên cứu sử dụng huyết thanh ngựa chửa đối với những lợn nái đang nuôi con của R.Geoghi và A.Anday (1975) cho biết: Với liều tiêm 1100 đvc cho lợn nái nuôi đang nuôi con 30 - 35 ngày sau đẻ lợn đã động dục, tỷ lệ thụ thai 64,7% ở chu kỳ một so với đối chứng không tiêm tỷ lệ này chỉ đạt 43,3% (dẫn theo Lê Xuân Cương, 1986) [3].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÒNG LỢN C1050 NUÔI TẠI TRẠI LỢN TÂN THÁI - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG (Trang 37 -43 )

×