Thời gian sinh sản của lợn nái dòngC

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của dòng lợn c1050 nuôi tại trại lợn tân thái - đồng hỷ - thái nguyên và biện pháp nâng (Trang 66 - 67)

Buổi sáng Buổi chiều Buổi tố

3.2.6. Thời gian sinh sản của lợn nái dòngC

Bảng 3.12. Thời gian sinh sản của lợn nái dòng C1050

Nội dung n ĐVT Xmx

Thời gian mang thai 20 ngày 115,40 ± 0,351

Thời gian bắt đầu đến khi kết thúc đẻ 20 giờ 2,33 ± 0,14

Thời gian chờ nhau thai ra 20 giờ 0,66 ± 0,04

Bảng 3.12 thể hiện một số tiêu như sau:

- Thời gian mang thai: là thời gian tính từ khi lợn nái được phối giống có chửa đến khi đẻ, nó mang tính di truyền, ổn định theo loài. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì lợn nái dòng C1050 có thời gian mang thai trung bình là 115,40 ± 0,35 ngày. Kết quả này phù hợp với đặc điểm sinh lý của loài.

- Thời gian bắt đầu đến khi kết thúc đẻ: Được tính từ khi lợn bắt đầu có hiện tượng chuyển dạ đến khi đẻ xong con cuối cùng. Lợn nái dòng C 1050 trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian đẻ trung bình là 2,33 ± 0,14 giờ.

- Thời gian chờ nhau thai ra: Sau khi lợn đẻ xong con cuối cùng nhau thai sẽ ra, tùy từng con nhau thai ra nhanh hoặc chậm.

Lợn nái dòng C 1050 trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian từ khi lợn đẻ con cuối cùng đến khi nhau thai ra trung bình là: 0,66 ± 0,04 giờ.

- Thời gian bắt đầu đến kết thúc nhau thai ra: Lợn cái sinh sản dòng C1050 trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian nhau thai bắt đầu ra đến khi kết thúc trung bình là: 1,67 ± 0,09 giờ. So với kết quả của Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004) [15] thì thời gian ra nhau thai của lợn trung bình 2 - 3 giờ. Như vậy lợn nái dòng C 1050 nuôi tại trại Tân Thái có thời gian nhau thai ra ngắn hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của dòng lợn c1050 nuôi tại trại lợn tân thái - đồng hỷ - thái nguyên và biện pháp nâng (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)