0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Biểu hiện về hành vi xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn nái sinh sản dòng C

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÒNG LỢN C1050 NUÔI TẠI TRẠI LỢN TÂN THÁI - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG (Trang 64 -66 )

Buổi sáng Buổi chiều Buổi tố

3.2.5. Biểu hiện về hành vi xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn nái sinh sản dòng C

Theo dõi hành vi của lợn trong thời gian động dục và ở thời điểm phối giống thích hợp chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.11

Ngày t0c

Bảng 3.11. Biểu hiện xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn Nội dung n Biểu hiện Trƣớc chịu đực Chịu đực Sau chịu đực

Tiếng kêu 20 Kêu nhiều rít Ít kêu hơn Bình thường

Biểu hiện đi đứng 20 Bồn chồn,

phá chuồng

Nhảy lên lưng con khác

Không

muốn gần

lợn đực Biểu hiện khi có người

đến gần hoặc đè tay lên lưng

20 Bỏ chạy Đứng yên Bình thường

Biểu hiện của mắt 20 Bình thường Lờ đờ Bình thường

Biểu hiện của đuôi 20 Ve vảy Đuôi cong Đuôi che âm hộ cụp

Biểu hiện đi đái 20 Đái són Đái són Bình thường

Bảng 3.11 thể hiện hành vi của lợn để xác định thời điểm phối giống thích hợp. Viêc xác định chính xác thời thời điểm phối giống thích hợp có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Khi phối giống kêu đúng thời điểm thích hợp sẽ giúp cho tỷ lệ thụ thai cao, lợn nái đẻ được nhiều con/lứa, không gây tổn thất về kinh tế và ảnh hưởng kế hoạch sản suất của cơ sở chăn nuôi.

Chúng tối tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu như sau:

- Tiếng kêu: Trước chịu đực lợn thường kêu rít nhiều hơn thường ngày, vào đến thời điểm phối giống lợn ít kêu rít hơn, yên tĩnh hơn. Đến giai đoạn sau chịu đực lợn lại trở lại trang thái bình thường, không kêu, phá chuồng nữa.

- Biểu hiện đi đứng: Ở giai đoạn trước khi chịu đực lợn bồn chồn, khó chịu, phá chuồng, dũi nền chuồng, đi lại không yên. Ở giai đoạn chịu đực lợn đứng yên, ít bồn chồn hơn giai đoạn trước. Giai đoạn sau chịu đực lợn lại đi lại bình thường.

- Biểu hiện khi đến gần hoặc đè tay lên lưng: Giai đoạn trước chịu đực khi đến gần hoặc đè tay lên lưng lợn bỏ chạy. Giai đoạn chịu đực lợn đứng yên, khi đè tay lên lưng lưng võng xuống, 2 chân choãi rộng ra. Khi chịu đực cho lợn ở thời điểm này thường có tỷ lệ thụ thai cao. Giai đoạn sau chịu đực lợn cái trở về trạng thái bình thường.

- Biểu hiện của mắt: Giai đoạn trước chịu đực mắt có biểu hiện bình thường. Giai đoạn chịu đực mắt lờ đờ. Giai đoạn sau chịu đực mắt trở lại trạng thái bình thường.

- Biểu hiện của đuôi: Giai đoạn trước chịu đực đuôi lợn ve vảy, ở giai đoạn phối giống đuôi cong vắt sang một bên, tư thế chờ phối. Giai đoạn chịu đực đuôi cụp xuống che âm hộ không cho phối nữa.

- Biểu hiện đái ỉa: Giai đoạn trước chịu đực bình thường, giai đoạn chịu đực lợn có hiện tượng đái són. Giai đoạn sau chịu đực lợn lại trở về trạng thái bình thường.

Các biểu hiện về hành vi của lợn trong thời gian động dục hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của các tác giả như: Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1997) [6], Trần Quang Hân, (2004) [8], Nguyễn Thiện và Cs (1993) [18].

Nhìn chung các biểu hiện của cơ quan sinh dục trong thời gian động dục của lợn cái sinh sản và lợn hậu bị dòng C1050 đều giống nhau, tuy nhiên ở lợn cái hậu bị biểu hiện về các hành vi trên thể hiện mạnh mẽ và rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÒNG LỢN C1050 NUÔI TẠI TRẠI LỢN TÂN THÁI - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG (Trang 64 -66 )

×