6.1. Đặc điểm kế tốn Pháp
6.1.1. Lược sử q trình hình thành và phát triển của kế tốn Pháp
6.1.1.1. Sự hình thành kế tốn Pháp
Cộng hịa Pháp là một quốc gia nằm ở trung tâm của Tây Âu có sự phát triển kinh tế xã hội liên quan mật thiết với các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là quốc gia láng giềng, nước Cộng hòa Italia.
Theo Giáo sư Jacques Richard trong cuốn “Lịch sử hoạch đồ và sự đổi mới kế toán Pháp” năm 1992, kế toán đã tồn tại từ các thời đại văn minh cổ xưa (Ai cập, Inca). Ban đầu chỉ xuất hiện kế toán đơn phản ánh thu và chi. Sự xuất hiện của tiền tệ chính là một động cơ giúp kế toán phát triển.
Sau thời kỳ Trung cổ, sự xuất hiện và phát triển của tín dụng và cơng nợ (các khoản phải thu, phải trả) đã hướng sự phát triển của kế toán sang kế toán tài sản.
Kế toán Pháp được đánh dấu bởi một số mốc thời gian đáng ghi nhớ có liên quan đến sự hình thành của kế toán Pháp ngày nay:
- Năm 1494: Thầy tu, nhà toán học người Italia, Luca Pacioli lần đầu tiên tại Venice đã phát minh ra kế toán kép.
- Năm 1581 : Tại Italia, lần đầu tiên xuất hiện cơng ty kế tốn có tên
Collegio des Raxonati.
- Năm 1673: ở Pháp, Jean-Baptiste Colbert khẳng định tầm quan trọng của các tài liệu kế toán.
- Năm 1881: Pháp cho phép thành lập cơng ty kế tốn.
- Năm 1947: Ra đời hoạch đồ kế toán tổng quát đầu tiên tại Pháp.
6.1.1.2. Q trình phát triển kế tốn Pháp
Hoạch đồ kế toán tổng quát (Plan Comptable Général - PCG) đầu tiên được ban hành bằng Thông tư cấp bộ ngày 18 tháng 9 năm 1947, yêu cầu áp dụng bắt buộc đối với các doanh nghiệp quốc gia và các doanh nghiệp mà Nhà nước có lợi ích từ ngày 1 tháng 1 năm 1948. Hoạch đồ này được điều chỉnh phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động dưới sự kiểm soát của Hội đồng Kế toán Cao cấp.
Hoạch đồ kế toán thứ hai (PCG 57) được ban hành bằng Thơng tư cấp bộ mười năm sau đó vào ngày 11 tháng 5 năm 1957.
Những đổi mới căn bản trong hoạch đồ lần 2 này là việc cho ra đời kế tốn phân tích hoạt động kinh doanh. Kế tốn tổng qt cũng được điều chỉnh nhưng khơng đáng kể. Hoạch đồ kế tốn này khơng áp dụng cho các xí nghiệp cơng.
Đạo luật ngày 28 tháng 12 năm 1959 phát triển ứng dụng tiến bộ của hoạch đồ kế toán này cho các lĩnh vực kinh tế khác nhau bằng cách tạo ra những hoạch đồ kế toán nghề (chuyên nghiệp). Sau đó, nghị định ngày 23 tháng 10 năm 1965 cho phép mở rộng việc sử dụng Hoạch đồ kế tốn 57 thơng qua quy định đánh giá và công bố các tài liệu thuế phù hợp.
PCG 57 được áp dụng khá lâu, tuy nhiên sau này nó được cho là khơng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, đặc biệt là các nhà quản lý doanh nghiệp vì lý do kinh tế và tiền tệ. Năm 1971, Hội đồng Kế toán Quốc gia đã bắt đầu việc xem xét lại, đặc biệt là vấn đề thuật ngữ, kết cấu tài khoản, khái niệm dòng tiền, đánh giá và đánh giá lại tài sản, công bố những báo cáo tổng hợp.
Hoạch đồ kế toán thứ ba (PCG 82) được ban hành bằng Thông tư cấp bộ ngày 27 tháng 4 năm 1982, cập nhật với thông tư ngày 9 tháng 12 năm 1986, bắt buộc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp công nghiệp và thưong mại từ ngày 1 tháng 1 năm 1984.
Hoạch đồ kế toán năm 1999 (PCG 99) được ban hành thông qua thông tư ngày 22 tháng 6 năm 1999 là phiên bản điều chỉnh gần đây nhất của PCG 82.
6.1.2. Đặc trưng kế tốn Pháp
Pháp là một trong những quốc gia có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển trong nhóm nhũng nước phát triển nhất thế giới. Song hành với việc phát triển kinh tế, hệ thống kế toán Pháp được biết đến như là một trong những hệ thống kế tốn hiện đại và hiệu quả khơng chỉ phục vụ tốt cho các nhà quản trị doanh nghiệp mà cịn góp phần giúp chính phủ điều hành tốt kinh tế vĩ mô. Để đảm bảo được yêu cầu này, kế toán Pháp được chia thành kế toán tổng qt1 (kế tốn đại cương, kế tốn tài chính) và kế tốn phân tích2 (kế tốn quản trị).