Đo lường các khái niệm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 29 - 30)

- Ngành học: Kinh tế, Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Marketing,

4.4.1.1 Đo lường các khái niệm nghiên cứu

Chúng ta bắt đầu bằng một ví dụ cụ thể liên quan tới nghiên cứu về tiềm năng kinh doanh/khởi sự doanh nghiệp. Lý thuyết về khởi nghiệp cho rằng, một người có ý định khởi nghiệp thì trước hết họ phải tin tưởng vào khả năng khởi nghiệp của mình. Như vậy, giả sử chúng ta sẽ đi kiểm định mối liên hệ giữa nhận thức về khả năng khởi nghiệp (capability) với ý định khởi nghiệp (intention), sử dụng mẫu sinh viên năm cuối, chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Vấn đề đầu tiên đặt ra là các khái niệm “ý định” và “nhận thức về khả năng khởi nghiệp” sẽ được đo lường như thế nào. Nhà khoa học cần dựa vào cách hiểu trong lý thuyết cũng như nên tham khảo các nghiên cứu trước để xây dựng thang đo cho các khái niệm. Trong các nghiên cứu về tiềm năng kinh doanh, ý định khởi nghiệp của sinh viên được hiểu là dự định nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, trên cơ sở lựa chọn giữa hai con đường làm chủ (khởi nghiệp) hay làm th (làm cơng ăn lương). Vì vậy, ý định khởi nghiệp được đo lường bằng một thang đo bao gồm 3 mục hỏi (items) như trong hình sau:

Hình 4.8: Biến tiềm ẩn và biến quan sát

Ý định khởi nghiệp

Khả năng khởi nghiệp (dưới dạng nhận thức) Ý định khởi nghiệp X1 X2 X3 Khởi sự DN là một phần trong dự định nghề nghiệp của tôi

Nếu được chọn giữa làm chủ và làm cơng, tơi thích làm chủ hơn Tơi sẽ đi làm trong một tổ chức, DN có sẵn

Biến quan sát (mục hỏi) Biến tiềm ẩn

Sau khi thu thập dữ liệu, nhà khoa học cần kiểm tra lại xem 3 mục hỏi (X1, X2, X3) có thực sự tin cậy để đo khái niệm “ý định khởi nghiệp” khơng? Các phân tích thống kê được sử dụng là phân tích độ tin cậy (reliability) và kiểm định giá trị (validity).

Trên bảng câu hỏi, mỗi mục hỏi trên sẽ được thể hiện là một câu hỏi. Nhà khoa học cần đưa ra một thang đo hợp lý để người trả lời điền vào, chẳng hạn như thang dưới đây, được gọi là thang đo khoảng 7 điểm.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Trung lập Khơng đồng ý một phần Khơng đồng ý Hồn tồn khơng đồng ý 7 6 5 4 3 2 1

Có nhiều loại thang đo khác nhau mà nhà khoa học có thể sử dụng, tùy thuộc vào loại câu hỏi và các phân tích thống kê sẽ sử dụng.

Đối với việc đo lường khái niệm “động lực làm việc” nêu ở đầu mục, người nghiên cứu cần dựa vào kết quả nghiên cứu của Herzberg, theo đó phân loại các yếu tố ở nơi làm việc thành hai nhóm “yếu tố tạo động lực” và “yếu tố duy trì”. “Động lực làm việc” được đo lường trên 5 khía cạnh với 14 mục hỏi như bảng sau, đối tượng điều tra là giảng viên trường Đại học Thương mại

Bảng 4.1: Các mục hỏi đo lường khái niệm “động lực làm việc”

STT Khía cạnh đo lường Mục hỏi

1

Thành quả (Achievement)

Tơi tự hào làm việc tại Nhà trường vì các đóng góp của tơi ln được thừa nhận

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)