Văn phong sử dụng trong báo cáo nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 60 - 64)

- Ngành học: Kinh tế, Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Marketing,

VIẾT VÀ THUYẾT TRÌNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

5.2.1. Văn phong sử dụng trong báo cáo nghiên cứu khoa học

Báo cáo khoa học là một cơng trình khoa học mang tính học thuật, vì vậy ngơn ngữ sử dụng của báo cáo cần phải thể hiện được giá trị khoa học và chất lượng của chun mơn. Điều đó được thể hiện thơng qua văn phong trình bày (như bố cục bài viết, cách thức diễn đạt và cách thức lập luận trong bài) và hình thức trình bày tài liệu.

Ngơn ngữ được sử dụng trong báo cáo khoa học sẽ khác với các ngôn ngữ sử dụng trong một bài văn, bài báo thông thường. Chúng được thể hiện một số tính chất cơ bản của nghiên cứu như tính khoa học, lập luận chặt chẽ, tính khách quan khi thể hiện một vấn đề. Một số điểm cần chú ý khi trình bày báo cáo khoa học là:

 Trình bày theo một bố cục chặt chẽ, logic và gắn kết giữa các chương, mục: Báo cáo được trình bày theo một cấu trúc khoa học rõ ràng (ví dụ như bao gồm các thành phần: bìa, mục lục, nội dung các chương,...). Có phân tích và lập luận một cách rõ ràng mạch lạc giữa các

mục trong nội dung báo cáo để người đọc có thể hiểu, dễ theo dõi nội dung của báo cáo mà tác giả đã thực hiện. Trong bản thân các chương của báo cáo cũng sẽ được chia nhỏ thành các mục và tiểu mục mà nội dung của các tiểu mục chính là các vấn đề mà tác giả muốn trình bày xoay quanh chủ đề mà tiểu mục đưa ra. Tác giả cần tránh trình bày lan man nhiều ý trong một đoạn khiến nó trở lên dài dịng và làm cho người đọc khó theo dõi và tập trung xem tác giả muốn trình bày cái gì ở nội dung đó. Một đoạn nên bao gồm: Đưa ra ý kiến/chủ đề chính, sau đó tập trung phân tích hoặc giải thích ý kiến,.. rồi đưa ra các ví dụ hoặc dẫn chứng để minh họa, và viết một câu kết để tóm tắt ý kiến hoặc chủ đề vừa nêu. Một điểm lưu ý khi trình bày các đoạn trong một mục hoặc tiểu mục đó là sự gắn kết giữa các đoạn. Các câu liên kết hoặc dẫn dắt giữa các đoạn, hoặc giữa các tiểu mục, hoặc các mục sẽ làm cho bản báo cáo trở nên liền mạch, logic và gắn kết hơn.

 Đảm bảo tính khách quan và thận trọng khi trình bày các nhận xét, ý kiến, hoặc kết luận: Khi phân tích, bình luận một vấn đề trong báo cáo, cần tránh đưa ra các nhận xét mang tính tuyệt đối như “chắc chắn là”, “tất cả”, “cần phải”.. Tác giả nên sử dụng các từ mang tính thận trọng, khách quan như: “cho thấy”, “có biểu hiện”, “phần lớn”,...

Ví dụ:

 Tránh dùng đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai (Tôi, chúng tôi, anh/chị,..): Trong nội dung báo cáo, đôi khi cần phải thể hiện cách nhận

Việc ứng dụng CNTT sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng to lớn trong mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã đạt được nhiều thành công một phần cũng do không ngừng đầu tư, cải tiến các biện pháp, các sản phẩm phần cứng cũng như phần mềm cho chính mình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp. Hiện nay, tất cả doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng ứng dụng các phần mềm để tiến hành quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Nhận định như vậy là thiếu thận trọng vì Tác giả khơng thể nắm chắc được liệu có phải tất cả các doanh nghiệp hay không.

xét của bản thân. Tuy nhiên, việc sử dụng ngơi thứ ba trong các phân tích và lập luận sẽ làm tăng tính khách quan của nội dung cần trình bày.

Ví dụ:

 Khơng nên sử dụng ngơn ngữ văn kể chuyện, hoặc diễn đạt kiểu cảm tính trong bản báo cáo: Vì nội dung trình bày trong bản báo cáo phải mang tính khách quan nên các cấu trúc câu và từ ngữ khi sử dụng cần phải phù hợp. Ví dụ như tránh nói các từ “khơng thể tin/chấp nhận được”; “tuyệt vời”; “hàng hóa sẽ được đóng gói, xong rồi bước tiếp theo là gửi đến cho khách hàng...”. Hay ví dụ sau đây thể hiện ngôn ngữ khơng nên trình bày trong khóa luận.

 Lời văn trong bản báo cáo nên được sử dụng ở thể bị động. Ví dụ trong bản khóa luận sinh viên thường viết “Trong bản khóa luận này, em đã sử dụng phương pháp điều tra với 50 bảng hỏi cho các nhân viên của doanh nghiệp.”. Câu này nên được viết lại một cách bị động là “Phương

Tổng hợp các đề tài nghiên cứu trước đó, Tơi nhận thấy chưa có một đề tài nghiên cứu nào về các chính sách marketing cho các sản phẩm tiêu dùng nội địa cho các nhà bán lẻ tại thị trường tiêu dùng Việt Nam.

Có thể diễn đạt lại thành: “Tổng hợp các đề tài nghiên cứu trước đó đã cho thấy, hiện chưa có một đề tài nghiên cứu nào về... “

Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Giang, dựa vào việc khảo sát thực tế và tài liệu, em thấy ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Giang mới ứng dụng công nghệ thông tin trong kế tốn và quản lý nhân sự. Vì thế, em muốn đưa ra cho chi nhánh ngân hàng một giải pháp ERP nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, quản lý. Đầu tiên, em sẽ nghiên cứu cơ sở vật chất, khảo sát thực trạng kinh doanh của chi nhánh ngân hàng. Sau đó, em xin đề xuất hệ thống ERP cho doanh nghiệp.

Có thể diễn đạt lại thành: “Qua thời gian thực tập tại...., căn cứ vào tài liệu và việc khảo sát thực tế tại doanh nghiệp, tác giả đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống ERP nhằm đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và quản lý của doanh nghiêp.”

pháp điều tra đã được sử dụng trong khóa luận với 50 bảng hỏi cho các nhân viên của doanh nghiệp.”. Tuy nhiên khi cần nhấn mạnh chủ thể thực hiện thì lời văn sẽ được sử dụng ở thể chủ động. Ví dụ như, “Qua q trình tìm hiều về doanh nghiệp cùng với những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp đã được đề cập ở trên, em xin đề xuất đề tài....”.

 Không nên thể hiện sự nhận định hoặc nhận xét mạnh mẽ trong các tài liệu khoa học nếu như điều nhận định, nhận xét ấy không rút ra đươc từ số liệu chứng minh trong các tài liệu khoa học. Ví dụ, “ Hệ thống thơng tin quản lý cổ đông rất hay gây ra lỗi hệ thống do thủ tục xử lý rườm rà, chậm chạp, nhất là khi có nhiều yêu cầu xử lý các đơn mua, chuyển nhượng...” Câu này nên viết là “Hệ thống thông tin quản lý cổ đông bộc lộ nhiều điểm yếu kém, ví dụ như thường hay xảy ra lỗi, có thể là do thủ tục xử lý rườm rà, chậm chạp, nhất là khi có nhiều yêu cầu xử lý các đơn mua, chuyển nhượng...” Bởi vì, việc gây ra lỗi hệ thống có thể có nhiều nguyên nhân mà “thủ tục xử lý rườm rà, chậm chạp” chỉ là một trong các ngun nhân, vì vậy, tác giả khơng thể khẳng định tất cả lỗi hệ thống là do một nguyên nhân này được. Hoặc câu sau đây: “Phương tiện tính tốn thủ cơng làm sai sót thơng tin cho việc chi trả cổ tức, vì vậy Tin học hóa q trình quản lý cổ đơng sẽ khắc phục được nhược điểm này”. Nhận định trên là hồn tồn sai lầm vì trước khi có việc tin học hóa, mọi tác nghiệp cũng được thực hiện thủ cơng, và sai sót cho việc chi trả cổ tức chỉ là một số trường hợp lỗi với một xác suất nào đó. Câu trên nên được viết lại là “Phương tiện tính tốn thủ cơng có thể dẫn đến làm sai sót thơng tin cho việc chi trả cổ tức, vì vậy Tin học hóa q trình quản lý cổ đông sẽ khắc phục được nhược điểm này”.

Ngơn ngữ tốn học được sử dụng khi tác giả muốn trình bày những quan hệ định lượng trong tài liệu nghiên cứu của mình. Có nhiều hình thức để trình bày các quan hệ định lượng này như bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị,... Khi trình bày các quan hệ định lượng này, tác giả nên có các phân tích chi tiết hoặc rút ra các nhận định cụ thể. Ví dụ sử dụng các ngơn từ như “ Rõ ràng, từ đồ thị 2.1 về tình hình kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy.....”.

Ngơn ngữ sơ đồ sẽ là hình ảnh trực quan khi muốn diễn tả mối liên hệ giữa các thành phần hay cơng đoạn của một q trình tác nghiệp/hoạt động của hệ thống. Khi trình bày sơ đồ, các tác giả nên có sự giải thích chi tiết quy trình hoạt động của hệ thống ở dưới, để tránh trường hợp chỉ nêu một cách chung chung như: “Quy trình kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp được mơ tả ở Hình 2.3”.

Trong một số báo cáo khoa học có thể sử dụng hình ảnh minh họa, ví dụ như các báo cáo về mơi trường thì hình ảnh có thể sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc trình bày.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2 - Trường ĐH Thương Mại (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)