Tính khả thi tổng thể

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 1 (Trang 79 - 80)

CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN DỰ ÁN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.3. Đánh giá tính khả thị

2.3.3. Tính khả thi tổng thể

Mỗi phương án đều cần được đánh giá nhằm xác định tính khả thi tổng thể. Tính khả thi tổng thể được xác định bằng cách xem xét tính khả thi tổng hợp về hoạt động, kĩ thuật và kinh tế. Tính khả thi tổng thể dựa trên cơ sở những đánh giá khắt khe nhất về một bộ phận cấu thành bất kì của từng phương án.

Nếu một hệ thống khơng khả thi trong bất kì trường hợp nào thì nó sẽ khơng có tính khả thi tổng thể. Một hệ thống sẽ chỉ khả thi nếu nó có tính khả thi về hoạt động, kĩ thuật và kinh tế.

Tính khả thi tổng thể và tính khả thi cụ thể đều có thể bao gồm những trường hợp sau:

- Bất khả thi: Khi việc thực thi đem lại hậu quả nghiêm trọng;

- Khả thi nhưng có khó khăn đáng kể: Khi có thể thực hiện được nhưng sẽ phải vượt qua khó khăn để đạt được tất cả những lợi ích kì vọng;

- Khả thi hồn tồn: Khi việc thực thi là có thể và được kì vọng để thực thị

Nếu có bất kì một bằng chứng nào về tính bất khả thi thì một hệ thống có triển vọng đến đâu cũng sẽ không được cân nhắc. Tuy nhiên, người ta có thể đánh giá lại một hệ thống để tránh (hay ít nhất là để giảm xuống mức có thể chấp nhận được) những tình huống khơng khả thị Ngồi ra, phương án có thể là bất khả thi nếu việc đưa ra một giải pháp khả thi gặp phải quá nhiều khó khăn.

Một giải pháp có thể được cơng nhận là khả thi nếu nó khơng tỏ ra bất khả thi trong bất kì trường hợp nàọ Khả thi khơng thể đảm bảo rằng ứng dụng đó sẽ đem lại lợi nhuận hay có thể phát triển dễ dàng. Chỉ có một vài hệ thống, đặc biệt là những hệ thống TMĐT, là khả thi và khơng gặp bất kì cản trở nàọ

Việc xác định tính "khả thi nhưng có khó khăn" là một cảnh báo về những khó khăn tiềm ẩn (và cách giải quyết những khó khăn đó) cần phải hạn chế nhằm đảm bảo sự thành công của hệ thống. Việc hạn chế khó khăn địi hỏi chi phí, thời gian và các nguồn lực cần đưa vào kế hoạch

phát triển cũng như đưa vào ngân sách. Các nguồn lực này cũng nên được tính đến trong q trình phân tích tính khả thi về kinh tế của một hệ thống tiềm năng. Những khó khăn tiềm ẩn có thể dẫn đến việc đánh giá lại phạm vi hoặc/và chức năng của hệ thống để cắt giảm chi phí. Thơng tin về những khó khăn tiềm ẩn nên được duy trì trong suốt quá trình phát triển của hệ thống để có thể xố bỏ hay giảm thiểu khi cần thiết.

Xác định tính "khả thi hoàn toàn" là một đề xuất cho việc tiếp tục phân tích một hệ thống. Nó khơng đảm bảo rằng hệ thống đó là hệ thống khả thi nhất. Khi một phương án được đánh giá là có tính khả thi hồn tồn, việc tìm ra những cải tiến xa hơn có thể bị bỏ qua trong q trình phân tích và thiết kế.

Vì có nhiều phương án khả thi (có thể có một vài khó khăn đáng kể) nên việc xác định tính khả thi khơng đảm bảo rằng phương án đó là tốt nhất hay đáng kì vọng nhất. Tuy nhiên, thơng tin có được từ nghiên cứu tính khả thi có thể cung cấp cơ sở tin cậy cho việc chọn lựa các phương án.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 1 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)