Tính khả thi về kĩ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 1 (Trang 88 - 90)

CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN DỰ ÁN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.3. Đánh giá tính khả thị

2.3.5. Tính khả thi về kĩ thuật

Tính khả thi về kĩ thuật trả lời cho câu hỏi liệu một ứng dụng TMĐT có được xây dựng theo cách thức thích hợp hay khơng. Xác định tính khả thi về kĩ thuật chỉ được tiến hành một cách đúng đắn khi một bản thiết kế đã được phát triển. Tuy nhiên, tính khả thi về kĩ thuật sơ bộ có thể được đánh giá bằng những tiêu chí sau:

- Cái gì được thực hiện trong vùng ứng dụng;

- Cái gì được thực hiện trong những vùng ứng dụng tương tự; - Cái gì được thực hiện với những loại thơng tin tương tự; - Tính sẵn sàng của dữ liệu và thơng tin đầu vàọ

Nhân viên kĩ thuật cần hạn chế việc thay đổi hướng từ khảo sát tính khả thi về kĩ thuật sang sửa đổi những ý tưởng thiết kế đã đưa rạ Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, điều quan trọng là duy trì tính mở của các tuỳ chọn và phải nhớ rằng nghiên cứu tính khả thi là vấn đề quan trọng nhất trong những vấn đề tiềm ẩn cái mà không bao hàm.

Tương tự như với những bộ phận cấu thành khác nhau của tính khả thi về hoạt động, tính khả thi về kĩ thuật hữu dụng trong việc cố gắng xác định ý tưởng chung về việc một hệ thống có tính khả thi về kĩ thuật đến mức nàọ Các mức khả thi về kĩ thuật có thể bao gồm:

- Bất khả thi: việc thực hiện sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng; - Khả thi nhưng có khó khăn đáng kể: Có thể thực hiện được nhưng sẽ có những khó khăn phải vượt qua để đạt được những lợi ích kì vọng;

- Khả thi hồn tồn: Có thể thực hiện được và được kì vọng để thực hiện.

Trong q trình xúc tiến đánh giá tính khả thi về kĩ thuật nên đề cập đến các hệ thống hiện hành với rất nhiều ví dụ trên các trang web. Nếu các hệ thống này có thể thực hiện được những nhiệm vụ cần thiết hay những vấn đề gần tương tự, thì hệ thống đó hầu như chắc chắn có tính khả thi về kĩ thuật (tính khả thi về kinh tế của các kĩ thuật đó lại là vấn đề khác). Tính khả thi về kĩ thuật ngay từ đầu có thể được xác định bằng cách kiểm tra:

- Tính khả thi về dữ liệu; - Tính khả thi về sự phát triển.

2.3.5.1. Tính khả thi về xử lí

Tính khả thi về xử lí có thể được xác định bằng cách cân nhắc:

- Cái gì được thực hiện trong vùng ứng dụng? (cả về tính khả thi và bất khả thi khi thực hiện điều đó);

- Cái gì được thực hiện trong những vùng ứng dụng tương tự. Hầu hết những đổi mới chỉ là sự vay mượn những công nghệ hiện hành từ những vùng ứng dụng khác. Thomas Edison là bậc thầy trong việc thu thập và chọn lọc các ý tưởng khác;

- Cái gì được thực hiện với những loại thơng tin tương tự. Bằng việc cân nhắc thông tin một cách tổng quan, chúng ta có thể khơng chỉ dừng lại ở những ứng dụng tương tự đã có mà có thể xác định nhiều trường hợp tương tự khác, trong đó những thơng tin tương tự được xử lí theo những cách thức tương tự. Người ta đã chú ý đến điều này từ nhiều năm trước đây khi so sánh hoạt động của hệ thống tài khoản nợ phải trả và tài khoản phải thu của khách hàng và ngày nay, nó tỏ ra hữu dụng trong những chu kì rộng hơn.

Một hệ thống đề xuất có thể bất khả thi chỉ khi những bằng chứng về một hay một vài đặc điểm kĩ thuật của nó khơng tồn tại trong bất kì một hệ thống nào khác. Tuy nhiên chỉ như vậy thì khơng có nghĩa là hệ thống đó khơng khả thi mà cần phải tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia phát triển ứng dụng để xác định liệu các đặc điểm đó có khả thi hay khơng, dù trước đây chưa từng có ai làm điều đó.

Một hệ thống sẽ "khả thi nhưng có khó khăn" nếu một hay một vài đặc điểm kĩ thuật của nó chỉ tồn tại trong những hệ thống cực kì tiên tiến và đắt đỏ, dẫn tới khả năng những nhà phát triển bình thường khơng đủ kĩ năng để áp dụng hệ thống đó. Vấn đề này cần đến các ý kiến chuyên gia để làm rõ mức độ thực sự của các khó khăn có thể gặp phảị

Một hệ thống đề xuất sẽ có tính khả thi hồn tồn nếu các đặc điểm kĩ thuật của nó tồn tại trong nhiều hệ thống hiện hành khác.

2.3.5.2. Tính khả thi về dữ liệu

Tính khả thi về dữ liệu có thể được xác định bằng cách đánh giá tính sẵn sàng của dữ liệu và thông tin đầu vàọ

Một hệ thống đề xuất sẽ bất khả thi chỉ khi một hay một vài yếu tố đầu vào quan trọng không thể đạt được đúng lúc (do những khó khăn về kĩ thuật hay những hạn chế về tính sẵn sàng của thông tin). Tuy nhiên, cần thấy rằng trong vài trường hợp, có thể tồn tại tính tương đối về mặt thơng tin và tính tương đối này có thể đảm bảo tính khả thi dữ liệụ

Một hệ thống sẽ "khả thi nhưng có khó khăn" nếu có thể xác định được những khó khăn chủ yếu trong việc giành lấy một hay một vài yếu tố đầu vào quan trọng.

Một hệ thống sẽ "có tính khả thi hồn tồn" nếu các yếu tố đầu vào đã có sẵn.

2.3.5.3. Tính khả thi về phát triển

Tính khả thi về phát triển xem xét khả năng một tổ chức có thể phát triển thành cơng hồn tồn một phương án được đề xuất hay khơng. Nó đánh giá các nguồn lực (bao gồm các nhà phát triển, các quá trình, các hoạt động và các công cụ phát triển) được sử dụng để phát triển ứng dụng.

Một phương án sẽ "bất khả thi" nếu khơng có sẵn các nguồn lực phù hợp hoặc khơng thể giành được các nguồn lực đó.

Một phương án sẽ "khả thi nhưng có khó khăn" nếu xác định được tất cả các vấn đề trong quá trình phát triển dự kiến.

Chú ý: Không nên phát triển một kế hoạch dự án hoàn chỉnh trước

khi tiến hành nghiên cứu tính khả thi sơ bộ của các phương án. Tuy nhiên, nếu phương án đã được chọn, bất kì vấn đề nào liên quan đến các quá trình và các hoạt động dự kiến cần được hiệu chỉnh lại trước khi tiếp tục.

Một phương án được coi là khả thi hoàn toàn nều mọi nguồn lực đều có sẵn và các q trình và hoạt động phát triển thích hợp đều được dự kiến trước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 1 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)