- Hà, nắng gớm, về nào
VIẾNG LĂNG BÁC I Câu hỏi ôn luyện
I. Câu hỏi ôn luyện
Câu 1: Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vơ tận cho sáng tạo nghệ
thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
a) Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo.
b) Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào?Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.
c) Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng tù “thăm” và cụm từ "giấc ngủ bình yên"l?
d) Khổ thơ thứ nhất của bài thơ Viếng lăng Bác là những cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của nhà thờ khi đến lăng Bác. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 -12 câu) theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp để làm sáng tỏ nhận định trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và lời dẫn gián tiếp.
e) Trong chương trình Ngữ văn THCS, có đoạn thơ nào mà nhà thơ đã mượn hình ảnh cây tre để gợi liên tưởng đến tình u thương, đồn-kết của người Việt Nam? Hãy chép chính xác và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Câu 2:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
a) Việc sử dụng cấu trúc đổi và biện pháp ẩn dụ đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho hai câu thơ trên như thế nào?
b) Chép hai câu thơ có hình, ảnh ẩn dụ mặt trời ứong một bài thơ mà em đã học trong chương trình Ngữ vãn lớp 9 (ghi rõ tên tác phẩm và tác giả).
Câu 3:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chỉn mùa xuân...
Hai câu thơ có sử dụng phép tu từ nào? Phân tích cái hay của phép tu từ đó.
Câu 4: Cho khổ thơ:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!
(Ngữ văn 9, tập hai)
a) Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lịng kính u và niềm xót thương vơ hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
b)Trăng là hình ảnh xuất hiện trong nhiều sáng tác thi ca. Hãy chép chính; xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Câu 5:Cho câu thơ
Mai về miền Nam thương trào nước mẳt
a) Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo.
b) Hình ảnh "cây tre" trong khổ thơ trên đã được nhắc đến trong những câu thơ nào của bài? Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?
c) Viết một đoạn vãn khoảng 10 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời lăng. Trong đoạn vãn có sử dụng thành phần phụ chú và câu cảm thán.
d) Chép lại một đoạn thơ cũng thể hiện ước nguyện lảm con chim hót, lảm một nhành hoa của tác giả khác trong chương trình Ngữ văn lóp 9. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Câu 6: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, có ý kiến cho rằng:Bốn khổ thơ,
khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người.
a) Hãy chỉ ra một vài hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác. b) Nêu cảm nhận về một trong các hình ảnh đó.
Câu 7: Có ý kiến cho rằng: Viếng lăng Bác là bài thơ gửi gắm những tình cảm đẹp đẽ
của Viễn Phương và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 8: Nhận xét về bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương), có ý kiến cho rằng: ‘'Dù
lần đầu tiên được nhìn thấy Bác, viết về Bác nhưng tác giả Viễn Phương, đã phác hoạ chân Người: vừa vĩ đại lớn lao, vừa gần. gũi thân thiết..."
Hãy phân tích bài thơ Viếng lăng Bác để làm sáng tỏ ý kiến trên.
SANG THUI. Câu hỏi ôn luyệ n