biệt, có mối quan hệ bạn bè, thầy cơ, gia đình đúng mực.
Giáo dục học sinh khả năng tự nhận thức bản thân: Tự nhận thức bản
thân là khả năng nhận biết về đặc điểm, tính cách, khả năng, cảm xúc, ưu điểm, nhược điểm và nhu cầu, sở thích, nguyện vọng, mong muốn của bản thân. Hiểu biết về bản thân giúp các em kiểm sốt được cảm xúc, biết được những địi hỏi của bản thân, khả năng chịu đựng để sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách. Kỹ năng nhận thức không những giúp học sinh hiểu về bản thân mình mà cịn dễ dàng hiểu được người khác. Điều này giúp các em xác định được đam mê và niềm yêu thích cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân. Một khi đã có nhận thức chính xác về tư duy, lời nói, cảm xúc và ngơn ngữ của bản thân thì đó là lúc các em có thể thay đổi và nắm giữ mọi hướng đi trong tương lai của chính mình. Một người biết nhìn nhận về mình một cách chính xác sẽ sống khiêm tốn, trung thực, cởi mở với mọi người thơng qua q trình tương tác với nhau. Điều này sẽ giúp người khác hiểu rõ hơn về chính bạn, đồng thời họ cũng sẽ chỉ ra những khía cạnh tích cực cũng như mặt hạn chế mà bạn chưa nhìn thấy, làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp.
Để giúp các em tự nhận thức bản thân, chúng tôi tiến hành tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề khối 10: Nhận ra điểm mạnh của người khác. Giáo viên tổ chức lớp theo các nhóm nội dung:
- Vì sao cần nhận ra điểm mạnh của mình và người khác?
- Chỉ ra điểm mạnh của bản thân, chỉ ra điểm mạnh của bạn bè mình. - Cách tìm ra điểm mạnh của người khác.
Các em thảo luận, trao đổi, trình bày, chia sẻ và bổ sung rất vui vẻ, thích thú. Các em tự lắng nghe chính mình để nhìn thấy điểm mạnh của bản thân. Có nhiều em chia sẻ về điểm mạnh của bạn khác, có những điểm mạnh mà ngay cả bản thân mình cũng khơng nhận ra. Việc nhận thức được giá trị bản thân giúp các em tự tin hơn trong hoạt động tập thể, giúp các em có cơ hội bộc lộ năng khiếu, tài năng bản thân.
inh hoạt chủ đề: Nhận ra điểm mạnh của ngƣời khác – Lớp 10 2
Chính vì tự nhận thức được bản thân, tự tin trước đám đông mà trong các hoạt động phong trào do Đoàn trường phát động, các em đã tự tin bộc lộ điểm mạnh của mình như hát, đàn, vẽ tranh, làm video giới thiệu sách, đá bóng, đánh bóng chuyền, làm MC...
ọc sinh bộc lộ điểm mạnh bản thân vẽ, viết về thầy cô nhân ngày 20/11
Giáo dục học sinh tôn trọng sự khác biệt: Cuộc sống vốn đa dạng, phong
phú, đầy sắc màu và mỗi học sinh chính là một cá thể độc lập với tính cách, quan điểm sống khác nhau. Khơng thể bắt người khác giống mình về sở thích, tính cách, thói quen... Điều quan trọng là mỗi người chúng ta phải biết dung hịa, chấp nhận và tơn trọng sự khác biệt của người khác. Biết chấp nhận sự khác biệt, tức là chúng ta đang hướng đến một cách sống bao dung, độ lượng, vị tha, biết chấp nhận cuộc sống như nó vốn có. Điều đó giúp chúng ta chan hịa với mọi người, tạo ra một xã hội văn minh, tốt đẹp là con người biết tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự khác biệt… Khi các em biết tự nhận thức bản thân cũng chính là lúc các em tơn trọng điểm mạnh, điểm yếu người khác, tôn trọng sự khác biệt. Đây chính là một yếu tố quan trọng tạo nên mối quan hệ thầy cơ, bạn bè, gia đình đúng mực.
Khi tổ chức sinh hoạt lớp với chủ đề: Tôn trọng sự khác biệt ở khối 10, giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh như sau:
- Hoạt động khởi động: Giáo viên kể cho học sinh nghe về một câu chuyện: Hai
bạn Hùng và Phượng đánh nhau với lí do đơn giản, Phượng gọi Hùng là “Đồ da đen”. Hùng tức quá lao vào đánh Phượng, Phượng đánh lại Hùng. Theo các em, việc hai bạn đánh nhau là đúng hay sai? Lí do tại sao bạn Phượng lại gọi Hùng là “đồ da đen”?
Sau khi các em chia sẻ ý kiến riêng của mình, giáo viên chốt lại nguyên nhân chủ yếu là do Hùng có sự khác biệt với mọi người xung quanh về màu da. Và trong cuộc sống, chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt của người khác.
- Hoạt động khám phá: Giáo viên cho đại diện các tổ trình bày về khái niệm, ý nghĩa của việc tơn trọng bản thân mình, tơn trọng sự khác biệt của người khác. - Hoạt động kết nối: Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ, trao đổi vấn đề: Làm thế nào để tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- Hoạt động luyện tập: Giáo viên đưa ra một câu chuyện tình huống để học sinh thảo luận: Cô nhà báo nổi tiếng mà tôi rất quý kể trên facebook câu chuyện
trong thang máy: “Nhân vật chính bước vào thang máy, đứng một góc. Bỗng
trong số vài bạn bên cạnh có tiếng xì xào, thủ thỉ rồi khơng kìm nén được bật lên thành tiếng nho nhỏ, “Trời sao đeo mắt kính gì dày q vậy, dày thấy sợ luôn”. Người khác phụ họa: “ừ, dày thấy ghê”, rồi cười. Giáo viên cho học sinh
thảo luận: Em hãy nêu ý kiến và một vài cảm xúc của mình nếu là nhân vật chính; Các em sẽ làm gì nếu mình là nhân vật tơi trong câu chuyện trên?
Từ các hoạt động đó, các em sẽ nhận ra được giá trị của sự khác biệt, khơng nên xoi mói, bình luận, đánh giá người khác, nhất là sự khác biệt của họ. Trước sự khác biệt của bản thân, chúng ta khơng nên có những cảm xúc tiêu cực mà cần tăng cường biểu hiện tích cực. Giáo viên cũng giúp các em nhận ra sự khác biệt của bản thân là một lợi thế và các em biết nắm lấy, tự hào về điều đó.
Cho dù sự khác biệt về ngoại hình, sở thích, tính cách hay tâm hồn, các em cũng biết vui vẻ chấp nhận, tôn trọng để tạo nên một thế giới đa màu sắc.
Sinh hoạt chủ đề: Tôn trọng sự khác biệt – 10A5
Khi các em biết tự nhận thức bản thân, tơn trọng sự khác biệt chính là lúc các em biết xây dựng mối quan hệ thầy cơ, bạn bè, gia đình đúng mực. Các em biết thể hiện trách nhiệm với công việc chung của lớp, rủ nhau cùng bạn học tập và tham gia các hoạt động, bênh vực và bảo vệ khi bạn bị bắt nạt, biết cho bạn bè những lời khuyên tích cực... Hay trong mối quan hệ với thầy cô, các em thường xun trị chuyện tâm tình cùng thầy cơ giáo, ln hồn thành nhiệm vụ mà thầy cơ giao cho, biết bày tỏ lịng biết ơn với thầy cơ... Ngồi ra, các em cũng biết quan tâm chia sẻ những cơng việc của gia đình cùng cha mẹ, yêu thương và biết ơn cha mẹ, luôn tôn trọng người lớn trong gia đình... Những hành vi ứng xử đó dần hình thành thói quen, tạo cho các em một lối sống văn hóa đẹp với những phẩm chất đáng trân quý.