Rèn luyện học sinh kỹ năng giải quyết xung đột, ứng phó căng thẳng và kiểm soát cảm xúc.

Một phần của tài liệu Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trường THPT (Trang 33 - 37)

kiểm soát cảm xúc.

Theo quan niệm của WHO, kỹ năng sống là những khả năng thực hiện các hành vi có tính thích nghi và tích cực, nó giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những địi hỏi và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ ln vững vàng trước khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực; họ thường thành cơng hơn, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ thất bại trong cuộc sống. Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kỹ năng sống cịn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Một trong những kỹ năng không thể thiếu của học sinh để chuẩn bị hành trang bước vào đời đó là kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải quyết xung đột và ứng phó với căng thẳng.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của những cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Một người biết kiểm sốt cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hịa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng và cần thiết cho tất cả mọi người đặc biệt là các em học sinh. Bởi lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi có tâm lý phức tạp, dễ cáu gắt, nổi nóng, gây gỗ đánh nhau chỉ vì chuyện khơng đâu... Kỹ năng kiểm sốt cảm xúc sẽ cho phép các em phân tích, đánh giá những tình huống, vấn đề gặp phải; biết mình cần làm gì; có khả năng khoan dung và chấp nhận sự khác biệt, giúp các em bình tĩnh, tự tin hơn, từ đó có cách giải quyết phù hợp hơn.

Khi các em có được kỹ năng kiểm sốt cảm xúc, các em dễ dàng giải quyết được xung đột và ứng phó căng thẳng. Kỹ năng giải quyết xung đột bao gồm kỹ năng nhận thức được vấn đề cần giải quyết và xác định được mục tiêu cần đạt khi giải quyết vấn đề; kĩ năng phân tích cái đúng cái sai, cái hợp lí, cái khơng hợp lí, kĩ năng xác định ý muốn của bản thân, thực hiện hành động cần làm hoặc điều cần nói. Cịn kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả căng thẳng cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng giúp con người duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại về sức khỏe thể chất và tinh thần bản thân, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không ảnh hưởng đến người xung quanh.

Bản thân chúng tôi đã gặp rất nhiều học sinh bị áp lực từ phía gia đình, học tập, xã hội... gây ra sự căng thẳng, bực dọc, mâu thuẫn, xung đột. Khi các em khơng kiểm sốt được cảm xúc của mình thì sẽ có hành vi vỗ lễ với giáo viên, nỗi khùng với bạn bè, thích gây gỗ đánh nhau để giải tỏa tâm lí. Thậm chí có em rơi vào trạng thái bất cần, biểu hiện là chống đối bố mẹ, thầy cô, trốn tiết bỏ đi chơi, sa vào các tệ nạn xã hội... Trước thực trạng ấy, chúng tôi thấy cần thiết phải giáo dục cho các em kỹ năng kiểm sốt cảm xúc, giải quyết xung đột và ứng phó căng thẳng qua các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề. Thay vì giáo viên đưa ra các khn mẫu định sẵn theo kiểu: Em phải..., Em cần..., Em không nên..., Em nên... thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề như : Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc,

Kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống... các em được cung cấp tài liệu, mẫu

chuyện, tấm gương để điều chỉnh, quản lí cảm xúc ứng phó với căng thẳng khi gặp tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Cụ thể, khi tiến hành tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề khối 11: Kỹ năng ứng

- Hoạt động khởi động: Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi “Bịt mắt bắt

sâu” để giúp các em trải nghiệm và nhận dạng được căng thẳng. Giáo viên chọn

ra 6 học sinh, chia làm 3 cặp. Mỗi thành viên sẽ được gắn kẹp áo lên các vị trí khác nhau trên cơ thể, thành viên còn lại bị bịt mắt và dùng tay để tìm lấy tồn bộ kẹp áo được gắn trên người đồng đội mình.

- Hoạt động khám phá: Giáo viên cho đại diện các tổ trình bày về sản phẩm của nhóm: Nhóm 1: Khái niệm, biểu hiện của cảm xúc khi căng thẳng; Nhóm 2: Tìm hiểu các tình huống căng thẳng; Nhóm 3: Nguyên nhân gây căng thẳng; Nhóm 4: Cách ứng phó căng thẳng. Hoạt động này sẽ giúp các em nhận diện được các tình huống gây căng thẳng ln tồn tại trong cuộc sống, nó có thể xảy ra với bất kì ai, bất cứ lứa tuổi nào. Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng cảm xúc khác nhau: tích cực và tiêu cực nhưng chủ yếu là tiêu cực. Ở lứa tuổi học sinh, nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng là do suy nghĩ tiêu cực, thiếu tin tưởng bản thân, áp lực học hành... Nghe nhạc, chơi thể thao, đi du lịch, tâm sự người khác... là cách giúp ta giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

- Hoạt động thực hành: Giáo viên đưa ra tình huống căng thẳng, học sinh vận dụng kỹ năng để xử lí, ứng phó căng thẳng: Chuẩn bị đến kì thi cuối kì, ngày

nào cô giáo cũng giao rất nhiều bài tập về nhà. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng em vẫn khơng làm hết được bài tập và cũng có rất nhiều bài tập khó em khơng làm được. Em cảm thấy lo lắng, sợ hãi và mệt mỏi. Em sẽ ứng phó như thế nào? Qua việc học sinh chia sẻ ý kiến, cách xử lí tình huống đó, các em hiểu

rằng căng thẳng là điều hiển nhiên trong cuộc sống và việc đối mặt với nó như thế nào sẽ thể hiện bạn là người thành công vượt qua thử thách hay là người thất bại lùi bước trước khó khăn. Và để hạn chế căng thẳng, các em cần học tập có kế hoạch, thường xuyên tập luyện thể thao, sống chan hòa, vui vẻ, lạc quan, biết ứng xử linh hoạt, biết tìm sự giúp đỡ khi cần thiết...

inh hoạt theo chủ đề: Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm sốt cảm xúc - 11A5

Khi thực hiện sinh hoạt theo chủ đề khối 12: Kỹ năng giải quyết mâu

thuẫn trong cuộc sống, giáo viên tổ chức các hoạt động:

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo, trình bày về kết quả tìm hiểu trước ở nhà về thực trạng mâu thuẫn xung đột và các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn xung đột trong cuộc sống. Qua phần này, các em sẽ nhận ra trong cuộc sống luôn xảy ra mâu thuẫn giữa bạn bè với nhau, mâu thuẫn trong gia đình, họ hàng, mâu thuẫn trong cuộc sống. Những mâu thuẫn này bắt nguồn từ sự khác nhau về suy nghĩ, quan niệm, về lợi ích cá nhân, hay sự bảo thủ cố chấp...

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành giải quyết mâu thuẫn qua các tình huống cụ thể:

+ Tình huống 1: Giờ ra chơi có một vài học sinh lớp khác đến trêu bạn hoặc quấy phá trò chơi mà em đang tham gia. Họ dùng lời lẽ thơ tục, thiếu văn hóa để châm chọc. Em sẽ giải quyết như thế nào?

+ Tình huống 2: Em đang tham gia một trị chơi giữa các nhóm bạn cùng tuổi tại sân trường. Một thành viên của nhóm khác chạy xơ vào bạn, cả 2 người cùng ngã. Mặc dù người bạn kia sai, em vẫn đỡ bạn ấy dậy, nói lời xin lỗi, hoặc hỏi han lịch sự. Tuy nhiên, đáp lại thái độ lịch sự của bạn, người kia chửi tục, xúc phạm hoặc đe dọa. Vậy em sẽ xử lí như thế nào?

Sau khi giải quyết các tình huống trên, các em hiểu rằng để giải quyết mâu thuẫn cần phải biết kiềm chế cảm xúc, sử dụng kĩ năng thư giãn. Sau đó xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Cần suy nghĩ tích cực vì nó có tác động mạnh mẽ đến hành vi tích cực.

- Học sinh thực hiện đóng vai tình huống mâu thuẫn xung đột và giải quyết mâu thuẫn giúp các em có trải nghiệm thực tế hơn.

Sinh hoạt lớp theo chủ đề: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn - Lớp 12D3

Ngoài hai chủ đề trên, trong quá trình sinh hoạt theo chủ đề: Tơn trọng sự

khác biệt, Học sinh với văn hóa giao thơng (Khối 10), Nói lời cảm ơn và xin lỗi

(Khối 11), giáo viên cũng có thể lồng ghép để giáo dục học sinh kỹ năng kiểm sốt cảm xúc, ứng phó căng thẳng và giải quyết xung đột. Giáo viên giúp các em ý thức được rằng, tôn trọng sự khác biệt của người khác về ngoại hình, sở thích, tính cách, tâm hồn sẽ giúp ta tránh được những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc

sống. Giáo viên cũng giúp các em kiểm soát được những căng thẳng khi tham gia giao thông, tránh những mâu thuẫn xung đột đáng tiếc khi vi phạm luật giao thơng. Mặt khác, kiểm sốt cảm xúc cịn thể hiện ở việc biết nói lời cảm ơn với người giúp đỡ mình, biết chân thành hối lỗi khi mắc sai lầm sẽ tạo ra một cảm xúc tích cực dẫn đến những hành vi tích cực. Tất cả những điều này là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu căng thẳng, mâu thuẫn xung đột, tạo ra được môi trường lành mạnh, trong sạch. Và quả thật, trong thời gian qua, nhiều giáo viên hài lòng về học sinh ở trường chúng tơi. Tình trạng học sinh vi phạm nội quy trường, lớp, phải “ngồi” vào sổ đầu bài giảm hẳn. Khơng cịn tình trạng xích mích, gây gỗ đánh nhau. Các em sống vui vẻ, hòa đồng trong một tập thể đoàn kết, thân thiện.

Một phần của tài liệu Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trường THPT (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w