Đây là việc làm hết sức quan trọng trong giáo dục ý thức, trách nhiệm đối với cộng đồng, phát huy giá trị cốt lõi của con người Việt Nam được thử thách qua gian lao đấu tranh với thiên tai, địch họa. Trong bối cảnh hiện nay, nếu khơng chú ý học sinh có thể có biểu hiện tự diễn biến mà hệ quả là sự mất niềm tin vào xã hội, mang căn bệnh “vô cảm”.
Để thực hiện đến mục tiêu này, chúng tơi đã có cách làm riêng mang lại những hiệu quả rõ nét. Trước mỗi hoạt động tập thể, nhà trường luôn đề ra các mục tiêu rõ để các lớp có thể thi đua với nhau và qua mỗi hoạt động, tạo cơ hội để học sinh nhìn lại, thấy được đoàn kết là sức mạnh.
Trong cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp của học sinh, chúng tôi đã làm rất tốt việc huy động sức mạnh của tất cả học sinh, phụ huynh. Trong phần bình chọn, sản phẩm dự thi của nhóm tác giả là học sinh và giáo viên nhà trường đại diện cho tỉnh Nghệ An đã được giải nhì về bình chọn. Qua đó, có thể giúp học sinh thấy được nhiều điều. Thứ nhất, là sự lan tỏa tình thần khởi nghiệp đến từng em. Thứ 2, để các em thấy được tính trách nhiệm. Thứ 3, để các em thấy được sự tâm của tất cả học sinh và các nhà trường trên địa bàn tỉnh. Cuối cùng, thấy được cần phải có khát vọng để thay đổi chính mình.
Hình ảnh về cuộc thi Khởi nghiệp
Nhà trường triển khai, tổ chức cho học sinh tham gia có chất lượng cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021 do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và sự đồng hành của Tập đồn Giáo dục Egroup tổ chức.
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm đề tài 1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm đề tài 1.1. Mục đích
Trên cơ sở tiến hành các giải pháp đã đặt ra ở Chương 3, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài nhằm:
+ Kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của những giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.. Những giải pháp đã đề ra đó có thực hiện được trong các trường phổ thơng hiện nay hay khơng, có góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay hay không?
+ Kiểm tra và đánh giá sự đúng đắn khi triển khai các giải pháp của đề tài.
1.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, thực nghiệm đề tài phải có nhiệm vụ sau:
+ Khảo sát về thực trạng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài.
+ Đánh giá tính khả thi của việc thực hiện các giải pháp trong đề tài thông qua các hoạt động cụ thể của nhà trường, qua đó, bổ sung, điều chỉnh và hồn thiện.
+ Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, thơng tin có liên quan đến việc thực nghiệm đề tài.
+ Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận đúng đắn khi triển khai các giải pháp của đề tài.