Chủ đề về chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho trẻ

Một phần của tài liệu LA LuongThiThuTrang-Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

1.1.3 Chủ đề về chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho trẻ

Chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho trẻ cũng là khía cạnh quan trọng khơng kém trong hoạt động chăm sóc con cái của cha mẹ. Chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống chính là việc cha mẹ dạy dỗ đạo đức, lối sống, và quan tâm, dạy bảo các kiến thức, tri thức cho trẻ ngồi sự giáo dục trẻ từ phía nhà trường. Có thể hiểu nơm na chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống chính là tác động giáo dục của gia đình đối với trẻ em. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trong các mơi trường gia đình khác nhau, với các đặc điểm cá nhân của cha mẹ khác nhau, trẻ em sẽ được giáo dục và có những trải nghiệm khác nhau “thơng qua việc thực hiện các hoạt động và thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng và kỳ vọng từ những người cùng sống chung trong gia đình” [93].

Trong một nghiên cứu, William Teale (1986) đã kết luận “nền tảng gia đình đóng một vai trị quan trọng trong việc định hướng giáo dục của trẻ. Tuy nhiên, nền tảng gia đình cũng là một tổ hợp phức tạp của các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa và thậm chí là các yếu tố cá nhân” [121]. Theo đó, cha mẹ đóng một vai trị quan trọng trong việc giáo dục trẻ nhỏ vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn bởi vì họ là những người thầy đầu tiên của trẻ. Và việc giáo dục con cái của cha mẹ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố văn hóa - xã hội, kinh tế và yếu tố cá nhân [24].

Theo William Teale (1986), hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đó là đặc điểm cá nhân và kinh tế của các bậc cha mẹ, bởi đây là hai yếu tố chính giúp cấu thành mơi trường gia đình mà cha mẹ có thể dành cho con trẻ [121]. Trước hết, yếu tố quan trọng đầu tiên đó chính là học vấn của cha mẹ. Sự giáo dục mà trẻ nhận được thì phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, nền tảng giáo dục mà cha mẹ trẻ đã trải qua, nghiên cứu của Teale chỉ ra một trong những lí do dẫn đến mối liên hệ này, đó là, cha mẹ có học vấn cao thì thường gắn bó với con của họ hơn những cha mẹ chưa hoàn thành bậc học cấp 3. Những cha mẹ có học vấn thấp hơn thì có nhiều căng thẳng khó kiểm sốt trong cuộc sống của họ, những căng thẳng này sẽ cản trở khảnăng cũng như cơ hội giao tiếp của họ với con cái. Những bậc cha mẹ đã hoàn thành bậc học cấp 3 trở lên thì sẽ cảm thơng với những áp lực, căng thẳng của con ở trường học, và sẽ trang bị cho con những kĩ năng tốt hơn để học tập [115]. Đặc biệt, một nghiên cứu khác của Ann và cộng sự (1993) đã chỉ ra rằng học vấn của người mẹ có ảnh hưởng mật thiết đối với q trình học tập của trẻ [83]. Những nghiên cứu truyền thống thường chỉ ra rằng người mẹ càng có học vấn cao thì càng thành cơng hơn trong việc giúp trẻ nâng cao nhận thức và kĩ năng ngôn ngữ, những yếu tố rất quan trọng khi trẻ đi học.

Ngồi ra, những trẻ có mẹ học vấn cao thì sẽ học lên cao hơn những trẻ mà mẹ học vấn thấp hơn [dẫn theo 95].

Các nghiên cứu xem xét vai trò sự tham gia của cha mẹ trong việc truyền các lợi thế giữa các thế hệ chủ yếu tập trung vào mức độ tham gia tuyệt đối của cha mẹ dành cho việc chăm sóc trẻ tích cực, cho thấy “độ dốc giáo dục” trong việc sử dụng thời gian của cha mẹ: cha mẹ có trình độ học vấn cao thường dành nhiều thời gian hơn các bậc cha mẹ có học vấn thấp trong việc thúc đẩy sự phát triển của trẻ em. Sự bất bình đẳng trong phát triển nhận thức ở trẻ em phụ thuộc như thế nào vào mức độ mà các ông bố và bà mẹ chia sẻ trách nhiệm CSTE đã bị bỏ qua [102]. Trong nghiên cứu của Renske Keizer và cộng sự (2020), các tác giả tập trung vào vai trị chia sẻ trách nhiệm chăm sóc trong lĩnh vực tri thức cho trẻ một cách đồng đều trong mối liên hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ và kết quả nhận thức của trẻ. Bằng cách tích hợp các quan điểm xã hội học và phát triển trong việc truyền các lợi thế giữa các thế hệ được nghiên cứu từ một phương pháp liên ngành độc đáo. Đặc biệt, một nghiên cứu khác của Ann và cộng sự (1993) đã chỉ ra rằng học vấn của người mẹ có ảnh hưởng mật thiết đối với q trình học tập của trẻ [83]. Những nghiên cứu truyền thống thường chỉ ra rằng người mẹ càng có học vấn cao thì càng thành cơng hơn trong việc giúp trẻ nâng cao nhận thức và kĩ năng ngôn ngữ, những yếu tố rất quan trọng khi trẻ đi học. Ngồi ra, những trẻ có mẹ học vấn cao thì sẽ học lên cao hơn những trẻ mà mẹ học vấn thấp hơn [97].

Một yếu tố quan trọng khác tác động đến việc cha mẹ dạy dỗ con cái đó chính là yếu tố kinh tế. Cha mẹ có thu nhập thấp thường phải dành nhiều thời gian làm việc hơn, do đó họ có ít thời gian để đọc sách cho con hay cùng con học tập. Nhữnggia đình có thu nhập thấp thường xảy ra xung đột, căng thẳng. Năm 2004, một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về di cư Scalabrini (SMC) của Philippines từng kết luận rằng những bậc cha mẹ thường hay bày tỏ quan điểm về việc nuôi dạy con cái hay về quy tắc gia đình có thể dẫn đến kết quả học tập ở trường của trẻ bị thấp đi. Điều này khơng có nghĩa là những cha mẹ có thu nhập thấp là chểnh mảng với con cái, mà họ sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng này cao hơn khi gặp áp lực [115].

Về ảnh hưởng từ nghề nghiệp của cha mẹ đối với q trình chăm sóc con, theo nghiên cứu của William Caudill và Helen Weinstein (1970), những em bé ở Nhật sống ở những hộ gia đình kinh doanh độc lập nhỏ thì ít khi ở một mình hơn, hay thức hơn và kháng cự nhiều hơn. Những người mẹ trong các hộ gia đình này thì nói chuyện với con nhiều hơn. Ngược lại, những trẻ trong gia đình cơng chức thì thụ động, trầm lắng hơn. Cách chăm sóc của những người mẹ trong các gia đình này thì truyền thống hơn [107]. Có thể thấy nghề nghiệp của cha mẹ cũng có tác động nhất định đến hành vi chăm sóc con cái.

Ngồi ra, sự tham gia của cha mẹ, gia đình và cộng đồng cũng là một yếu tố quan trọng vào q trình chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, giáo dục lối sống cho trẻ. Nghiên cứu của Belfield và Levin (2007) chỉ ra rằng, khi nhà trường, cha mẹ, gia đình, và cộng đồng làm việc cùng nhau để hỗ trợ học tập, sinh viên có xu hướng đạt điểm cao hơn, đi học thường xuyên hơn, ở lại trường lâu hơn và đăng ký các chương trình cấp cao hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tham gia của cộng

đồng- cha mẹ-gia đình là chìa khóa để giải quyết vấn đề khủng hoảng bỏ học [88] và lưu ý rằng quan hệ đối tác gia đình-nhà trường-cộng đồng bền chặt thúc đẩy khát vọng giáo dục cao hơn và sinh viên có động lực hơn [87]. Điều này cũng đúng đối với cả học sinh ở hai cấp tiểu học và trung học, bất kể trình độ học vấn của cha mẹ, thu nhập gia đình hay lai lịch gia đình [100].

Một phần của tài liệu LA LuongThiThuTrang-Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w