Mức độ cha mẹ biết rõ thời gian và kết quả họctập của con

Một phần của tài liệu LA LuongThiThuTrang-Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 114 - 119)

Số lượng

(N) Thời gian biểuở trường/học thêm (%) Thời gian học ở nhà (%) Kết quả học tập (%) Chung 412 75,3 76,3 76,1 *** *** *** Vũ Tiến 140 61,4 62,1 62,9 Nguyên Xá 134 80,6 81,3 78,4 Hịa Bình 138 82,6 84,8 86,2 Giới tính *** *** *** Nam 137 66,2 69,1 61,0 Nữ 275 79,9 79,9 83,6 Tuổi *** *** *** Dưới 36 tuổi 136 87,3 80,7 83,0 Từ 36 đến 40 tuổi 141 83,6 85,7 79,3 Từ 41 tuổi trở lên 135 54,8 62,2 65,9 Trình độ học vấn *** *** *** Từ THCS trở xuống 173 67,3 66,9 69,2 THPT 102 70,5 76,9 76,9 Trung cấp, cao đẳng 78 84,2 86,1 77,2

Đại học, sau đại học 59 89,8 86,4 93,2

Nghề nghiệp *** *** *** Nông dân 101 58,0 68,0 61,0 Công nhân 155 83,7 80,5 80,5 CBCCVC 75 89,3 85,3 89,3 KD, LĐTD 81 67,9 70,4 74,1 Mức sống của gia đình *** Khá 82 76,8 84,1 92,7 Trung bình 290 75,3 75,7 73,3 Nghèo 40 57,1 57,1 52,4

Số con trong độ tuổi 6-11 * *** ***

1 con 261 74,7 75,5 78,2

Từ 2 con trở lên 151 74,8 76,8 71,5

Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11

6-9 tuổi 126 ** 69,0 ** 68,3 73,8 10-11 tuổi 135 80,0 82,2 82,2

Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 Nam

179 77,7 75,4 78,2

Nữ 82 68,3 75,6 78,0

Các đặc trưng của cha mẹ có mối quan hệ với việc biết rõ về những vấn đề liên quan đến học tập của con cái. Theo đó, người mẹ có xu hướng quan tâm hơn đến việc học tập của con cái khi biết rõ hơn người cha về thời gian và kết quả học tập của con. Nếu như chỉ có 66,2% người cha biết rõ thời gian học tập của con ở trường/học thêm của con thì tỷ lệ này ở người mẹ là 79,9%. Trong khi 79,9% các bà mẹ luôn biết rõ thời gian học ở nhà của con thì tỷ lệ này ở các ơng bố chỉ có 69,1%. Tương tự như vậy, nếu như chỉ có 61% người cha biết rõ kết quả học tập của con thì tỷ lệ này ở người mẹ là 83,6%, cao hơn 12,6 điểm phần trăm. Kết quả này một lần nữa cho thấy, vai trò của người mẹ trong chăm sóc con nói chung, chăm sóc trong lĩnh vực tri thức cho con nói riêng là vơ cùng to lớn. Người mẹ thường có mối quan hệ gắn bó, gần gũi với con cái hơn vì thế mà sự quan tâm cũng được thể hiện nhiều hơn.

Mức độ biết rõ về những vấn đề liên quan đến học tập của con cái có mối quan hệ nghịch với nhóm tuổi của các bậc cha mẹ. Số liệu từ cuộc khảo sát cho thấy, càng lớn tuổi tỷ lệ cha mẹ biết rõ về những vấn đề liên quan đến học tập của con cái càng giảm. Nếu như tỷ lệ biết rõ thời gian biểu ở trường/học thêm của con ở nhóm cha mẹ dưới 36 tuổi là 87,3% thì giảm xuống cịn 83,6% ở nhóm cha mẹ từ 36 đến 40 tuổi và chỉ còn 54,8% ở nhóm cha mẹ từ 41 tuổi trở lên, và đặc biệt ở nhóm tuổi này, có tới 5,2% các bậc cha mẹ “khơng biết” thời gian biểu ở trường/học thêm của con. Tương tự, tỷ lệ biết rõ kết quả học tập của con ở nhóm cha mẹ dưới 36 tuổi là 83%, thì ở nhóm cha mẹ từ 36 đến 40 tuổi giảm xuống chỉ cịn 79,3% và ở nhóm cha mẹ từ 41 tuổi trở lên chỉ cịn 65,9%.

Có sự khác biệt đáng kể theo học vấn của cha mẹ trong việc biết rõ về những vấn đề liên quan đến học tập của con cái theo tỷ lệ thuận. Cha mẹ có học vấn càng cao thì mức độ biết rõ những vấn đề liên quan đến học tập của con cái càng cao. Tỷ lệ biết rõ thời gian biểu ở trường/học thêm của con ở nhóm cha mẹ có học vấn từ THCS trở xuống là 67,3%, tăng lên 70,5% ở nhóm THPT, 84,2% ở nhóm trung cấp, cao đẳng và đạt 89,8% ở nhóm đại học, sau đại học. Tương tự, tỷ lệ biết rõ thời gian học ở nhà của con ở nhóm THCS trở xuống là 66,9%, tăng lên 76,9% ở nhóm THPT, 86,1% ở nhóm trung cấp, cao đẳng và đạt 86,4% ở nhóm đại học, sauđại học. Tỷ lệ biết rõ kết quả học tập của con ở nhóm cha mẹ có học vấn từ THCS trở xuống là 69,2%, tăng lên 76,9% ở nhóm THPT, 77,2% ở nhóm trung cấp, cao đẳng và đạt 93,2% ở nhóm đại học, sau đại học. Kết quả phân tích cho thấy cần tăng cường hơn nữa hoạt động quan tâm, gần gũi, chăm sóc trong lĩnh vực tri thức cho con cái nhất là ở nhóm các bậc cha mẹ có học vấn thấp.

Nghề nghiệp của cha mẹ cũng có mối quan hệ với việc biết rõ về những vấn đề liên quan đến học tập của con cái. Cha mẹ là CBCCVC ln là nhóm có tỷ lệ biết rõ về những vấn đề liên quan đến học tập của con cái cao nhất, và thấp nhất ở nhóm cha mẹ là nông dân. Theo khảo sát tại huyện Vũ Thư, nhóm cha mẹ có nghề nghiệp là là CBCCVC biết rõ thời gian học tập ở trường/học thêm của con cái là 89,3%; biết rõ về thời gian học ở nhà của con là 85,3% và biết rõ về kết quả học tập của con là 89,3%. Trong khi các tỷ lệ này ở nhóm cha mẹ là nơng dân lần lượt là 58%; 68% và 61%. Kết quả này cho thấy, các bậc cha mẹ là nơng dân có ít điều kiện để quan tâm, nắm bắt việc học hành của con cái hơn do những ảnh hưởng của vấn đề cơng việc, nhận thức

và điều kiện.

Hộ gia đình có mức sống càng cao thì tỷ lệ cha mẹ biết rõ thời gian biểu ở trường/học thêm của con càng cao. Nếu như có 76,8% cha mẹ có mức sống khá biết rõ thời gian biểu ở trường/học thêm của con thì tỷ lệ này chỉ cịn 57,1% ở nhóm cha mẹ có mức sống nghèo. Tỷ lệ cha mẹ có mức sống khá biết rõ thời gian học tập ở nhà của con là 84,1% cao gấp gần 1,5 lần tỷ lệ này ở nhóm có mức sống nghèo. Và các bậc cha mẹ trong các gia đình khá giả biết rõ kết quả học tập của con cái cũng cao gấp 1,76 lần ở nhóm gia đình có mức sống nghèo. Các số liệu này một lần nữa cho thấy, những bậc cha mẹ ở các gia đình có mức sống khá giả hơn có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái hơn, có thể họ khơng bị chi phí cơ hội của việc kiếm sống ảnh hưởng hoặc nếu có cũng bị ảnh hưởng ở mức nhẹ nhàng hơn so với các bậc cha mẹ trong các gia đình nghèo.

Tỷ lệ cha mẹ biết rõ về những vấn đề liên quan đến học tập của con cái có mối tương quan khơng rõ ràng với số lượng trẻ em lứa tuổi 6-11 trong các gia đình. Các số liệu cho thấy, ở khía cạnh biết rõ về thời gian biểu ở trường/học thêm của con, và khía cạnh biết rõ thời gian học ở nhà của con ở nhóm các cha mẹ chỉ có một con vànhóm cha mẹ có từ 2 con lứa tuổi 6-11 là tương tự nhau, nhưng tỷ lệ cha mẹ có từ 2 con trở lên biết rõ về kết quả học tập của con thấp hơn nhóm cha mẹ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 gần 7 điểm phần trăm.

Mức độ cha mẹ biết rõ về những vấn đề liên quan đến học tập của con cái khơng có sự khác biệt đáng kể theo giới tính của trẻ nhưng có sự chênh lệch theo độ tuổi của trẻ. Cha mẹ biết rõ về những vấn đề liên quan đến học tập của con cái nhóm 10-11 tuổi cao hơn nhóm trẻ 6-9 tuổi. Điều này cho thấy trẻ càng lớn các vấn đề học tập càng được cha mẹ chú ý, quan tâm.

5.1.4Ứng xử của cha mẹ khi con đạt điểm cao hoặc làm việc tốt

Khi con làm được việc tốt, cha mẹ có nhiều hình thức động viên dưới dạng tinh thần và vật chất. Mỗi gia đình có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều hình thức động viên khác nhau để thể hiện sự hài lòng của cha mẹ với việc làm của trẻ. Hình thức “khen ngợi và khuyến khích con cố gắng hơn” thường được áp dụng nhiều hơn khi có 88,8% các bậc cha mẹ sử dụng biện pháp này. Có 23,1% các bậc cha mẹ sẽ “thưởng quà (đồ chơi, sách, truyện, đồ ăn...)” cho con. Có 20,9% các bậc cha mẹ sẽ thưởng cho con một chuyến “đi chơi/đi du lịch” tùy theo kinh tế của gia đình; 5,1% các bậc cha mẹ “thưởng tiền” (biểu đồ 14).

“Thỉnh thoảng chị cũng thưởng tiền, ví dụ về khoe mẹ nay con được cơ khen thì chị cho vài nghìn thơi, lâu lâu lại mang ra đếm cho thích vậy thơi chứ chưa biết tiêu tiền” (PVS. Chị Nguyễn Thị L. có con học lớp 1 trường Tiểu học xã Vũ Tiến).

“Hồi bé (lớp 1, lớp 2) thi thoảng chị cũng thưởng tiền cho con đấy, thích lắm, gom vào xong lâu lâu lại đưa cho mẹ. Giờ nó biết tiêu tiền rồi, nó giữ ln rồi lâu lâu địi cha mẹ mua cho cái này cái kia, xong mẹ bảo làm gì thì bảo mẹ cho con 5 ngàn con mới làm. Chị thấy không ổn nên lâu rồi cũng không cho nữa, chỉ cho giữ tiền mừng tuổi thơi, nhưng muốn mua gì phải hỏi ý kiến của mẹ”. (PVS. Chị Đào Thu H., có con học lớp 5 Trường Tiểu học xã Hịa Bình)

Đơn vị tính: (%)

Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát

Cũng đã có những ý kiến khác nhau trong việc sử dụng hình thức khuyến khích bằng tiền với con cái khi chúng có thành tích hoặc làm được việc tốt. Thậm chí nhiều gia đình cịn sử dụng như một hình thức “thuê” để thúc đẩy con cái làm việc nhà. Cách làm này ở thời điểm bắt đầu và trước mắt là khá hiệu quả khi trẻ tỏ ra rất năng nổ, chịu khó và hồn thành cơng việc một cách đảm bảo nhất, nhanh nhất. Nhưng về lâu dài, xem ra cách làm này lại phản tác dụng vì trẻ sẽ khơng chịu làm việc nếu khơng thấy có tiền cho mình, và lúc này trẻ thường bắt bố, mẹ thuê mình làm theo hình thức mặc cả, ngã giá chứ khơng cịn là “thưởng” nữa (hộp 8). Các chuyên gia tâm lý cho rằng, giai đoạn trẻ cịn nhỏ thì cha mẹ cũng có thể thưởng tiền cho con bằng những hình thức giao làm các cơng việc chính đáng để hướng trẻ biết làm việc và có thói quen, trách nhiệm làm việc nhà chăm chỉ. Tuy nhiên, khi trẻ đã bắt đầu lớn dần thì chuyện thưởng tiền hay “thuê mướn” bằng tiền đổi lấy trẻ làm việc nhà là một việc vô cùng nguy hại mà các bậc làm cha mẹ phải chấm dứt [82].

Vẫn còn 4,4% các bậc cha mẹ trong cuộc khảo sát ở nông thôn huyện Vũ Thư cảm thấy “bình thường, khơng thưởng hoặc khuyến khích gì” khi con đạt điểm cao hoặc làm việc tốt. Đây cũng là một vấn đề mà các bậc cha mẹ cần cân nhắc, khơng nên tỏ ra thờ ơ với các thành tích hoặc các việc làm tốt của con dù là nhỏ, vì về lâudài, trẻ có thể giảm sự cố gắng khi thấy cha mẹ không hào hứng hay quân tâm đến các hoạt động xung quanh mình.

5.1.5Cha mẹ tham gia một số hoạt động ở trường học cùng con

Mối quan hệ của cha mẹ với trường học (bao gồm thầy cô giáo và bạn bè của con) là cơ sở để các bậc cha mẹ thể hiện sự quan tâm đến việc chăm sóc con trong lĩnh vực tri thức, giáo dục. Cha mẹ tham gia hoạt động ở trường học cùng con giúp trẻ cảm nhận được sự động viên, quan tâm, khích lệ của cha mẹ. Ngồi ra, việc cha mẹ tham gia các hoạt động ở trường cùng con cũng là cầu nối quan trọng giữa cha mẹ, nhà trường và giáo viên để hiểu và giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

Các thơng tin định tính thu được cho thấy, các hoạt động cần sự tham gia của cha mẹ ở các trường tiểu học ở Vũ Thư thường là các buổi họp cha mẹ định kỳ (vào đầu mỗi kỳ học và tổng kết cuối năm học), các hoạt động ngoại khóa của trường; các sự kiện của trường (các ngày lễ: kỷ niệm thành lập trường, 20/11; các hoạt động tình nguyện của trường và của lớp như sửa chữa, vệ sinh trường, lớp).

Khi tham gia hoạt động ở trường học cùng con cha mẹ có cơ hội hiểu rõ hơn mơi trường học tập của con mình để chia sẻ, hỗ trợ con những vấn đề mà chúng gặp phải trong quá trình học tập và trưởng thành (việc học tập, tâm lý, quan hệ bạn bè của con). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ cha mẹ ở nông thôn Vũ Thư có tham gia các hoạt động ở trường học cùng với con cái hàng năm là khá thấp, chỉ chiếm 47,6% (xem bảng 23).

Các bậc cha mẹ ở xã Hịa Bình có xu hướng quan tâm và tham gia các hoạt động ở trường học cùng con cao hơn các bậc cha mẹ ở hai xã còn lại. Cụ thể, các bậc cha mẹ ở xã Hịa Bình tham gia các hoạt động ở trường học cùng con cao hơn ở xã Vũ Tiến là 22,3 điểm phần trăm và cao hơn ở xã Nguyên Xá là 13,1 điểm phần trăm (bảng 23).

Một phần của tài liệu LA LuongThiThuTrang-Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w