Số lượng (N) Tỷ lệ có tham gia (%) Chung 412 47,6 Xã *** Vũ Tiến 140 37,1 Ngun Xá 134 46,3 Hịa Bình 138 59,4 Mức sống của gia đình Khá 82 40,2 Trung bình 290 50,3 Nghèo 40 52,4
Số con trong độ tuổi 6-11*
1 con 261 44,4
Từ 2 con trở lên 151 53,0
Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11
6-9 tuổi 126 46,8
10-11 tuổi 135 42,2
Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 Nam
179 45,8
Nữ 82 41,5
Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01. Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Tỷ lệ cha mẹ có tham gia các hoạt động ở trường học cùng con khơng có khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức sống của gia đình, các phân nhóm tuổi hay giới tính của con lứa tuổi 6-11. Tuy nhiên có khác biệt có ý nghĩa thống kê với yếu tố số lượng con lứa tuổi 6-11 trong các gia đình. Các bậc cha mẹ có từ 2 con đang ở độ tuổi 6-11 có tỷ lệ tham gia các hoạt động ở trường học cùng con cao hơn các bậc cha mẹ chỉ có một con lứa tuổi này (53% so với 44,4%). Điều này có thể do có nhiều con đang cùng học một trường nên cha mẹ cũng quan tâm nhiều hơn các các hoạt động của trường lớp. Bên cạnh đó có thể cịn do cha mẹ phải liên hệ với nhà trường cho từng đứa con nên tần suất gặp gỡ với nhà trường, thầy cơ của nhóm cha mẹ nhiều con lứa tuổi 6-11 cũng vì thế mà cao hơn so với nhóm cha mẹ chỉ có một con lứa tuổi 6-11.
5.2Cha mẹ dạy con về đạo đức, lối sống
Giáo dục đạo đức, lối sống là một khía cạnh quan trọng của giáo dục, chăm sóc con cái trong gia đình, nhất là trong hồn cảnh hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự giao lưu và hợp tác mở rộng khiến thế hệ trẻ tiếp thu không những các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, mà cịn bị ảnh hưởng bởi khơng ít những tác động tiêu cực của quá trình phát triển. Gia đình là mơi trường quan trọng bên cạnh nhà trường và cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, trong đó cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con cái từ khi mới chào đời
[38].
Các nội dung quan trọng về giáo dục đạo đức, lối sống được đề cập trong phần này bao gồm: Các nội dung đạo đức cha mẹ có dạy cho con; Các nội dung về lối sống cha mẹ có dạy cho
con; Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho con; Quan điểm về sự cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất.
5.2.1Các nội dung đạo đức cha mẹ dạy cho con
Có thể nói, lịng biết ơn là một trong những yếu tố hình thành nhân cách của trẻ trong tương lai. Dạy trẻ lòng biết ơn để trẻ biết q trọng mọi thứ mình có được. Dạy trẻ lịng biết ơn để trẻ biết sống có trách nhiệm, có đạo đức và biết tôn trọng mọi người xung quanh. Trong quan niệm giáo dục con cái của người Việt Nam từ trước đến nay, giáo dục đạo đức cho con quan trọng hơn cả trí tuệ, vì thế các cha mẹ rất quan tâm dạy con về lịng biết ơn. Cha mẹ ở nơng thôn Vũ Thư lựa chọn dạy cho con “Con cái phải biết ơn cha mẹ vì đã sinh ra và nuôi dưỡng con” chiếm tỷ lệ cao nhất, 78,9% (biểu đồ 15). Điều này khiến trẻ hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ và biết cách nỗ lực để đạt được những thứ mình muốn.
Biểu đồ 15: Các nội dung đạo đức cha mẹ có dạy cho con
Đơn vị tính: (%)
Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Nội dung “Con cái luôn phải đối xử tốt với cha mẹ dù cha mẹ có bệnh tật hay nghèo đói” được 60% các bậc cha mẹ ở Vũ Thư lựa chọn dạy cho con. Nội dung này liên quan đến việc dạy con lòng hiếu thảo. Từ xưa đến nay, lịng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp được các bậc cha mẹ quan tâm dạy bảo cho con cái. Dạy trẻ lịng hiếu thảo giúp trẻ có một tâm hồn nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn, vất vả, bất hạnh của ông bà, cha mẹ và những người xung quanh.
Nội dung “Con cái phải cố gắng hết sức để học giỏi để cha mẹ tự hào” được 46,6% các cha mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, khi phỏng vấn sâu một số bậc cha mẹ, họ lý giải cho sự lựa chọn này chỉ là “giúp con cố gắng phấn đấu vươn lên, có những lựa chọn đúng hướng hơn. Cịn sau này khi con đã có đủ suy nghĩ chín chắn cũng sẽ tơn trọng suy nghĩ và sự lựa chọn của con” (PVS. anh Nguyễn Ngọc T. có con học lớp 5 Trường Tiểu học xã Hịa Bình).
Nội dung “Con cái phải nghe theo mọi sự sắp đặt và mong muốn của cha mẹ”, là nội dung mang tính áp đặt cao của cha mẹ đối với con cái mình, tuy nhiên vẫn được 11,2% các bậc cha mẹ lựa chọn dạy cho con cái. Điều này cho thấy vẫn còn một tỷ lệ đáng kể các bậc cha mẹ có lối suy nghĩ áp đặt, gia trưởng trong việc dạy bảo, giáo dục đạo đức cho con, ép con phải nghe theo các quan niệm đã có phần khơng cịn phù hợp với xã hội hiện nay.
5.2.2Các nội dung về lối sống cha mẹ dạy cho con
Gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng nhất đối với mỗi một con người. Một đứa trẻ sinh ra có hình thành được những nét tính cách tốt đẹp hay khơng chủ yếu phụ thuộc vào cách thức, phương pháp giáo dục, xã hội hóa của gia đình, đặc biệt là cha mẹ. Điều đó có nghĩa việc quan niệm và xác định cho trẻ những phẩm chất cần thiết là quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành đạo đức, tính cách, lối sống của trẻ phù hợp với sự phát triển của xã hội. Mỗi xã hội, qua các thời kỳ, giai đoạn phát triển khác nhau, đều đặt ra những yêu cầu nhất định trong việc giáo dục những phẩm chất, tính cách, năng lực cho thế hệ trẻ phù hợp với bối cảnh và xu thế biến đổi của thời đại. Có những giá trị mới cần được giáo dục mở rộng thêm nhưng cũng có những giá trị truyền thống tốt đẹp cần được truyền thụ lại [38].
Biểu đồ 16: Các nội dung về lối sống cha mẹ có dạy cho con
Đơn vị tính: (%)
Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Cha mẹ luôn mong muốn dạy dỗ cho con cái nhiều phẩm chất đạo đức khác nhau. Những phẩm chất mà cha mẹ quan tâm trong giáo dục con mình chủ yếu là những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay của cha ông cùng với những phẩm chất trí tuệ, những tính cách cần thiết cho sự thành công của mỗi người trong cuộc sống. Các kết quả phân tích từ cuộc khảo sát cho thấy, nội dung về “cách ứng xử với các thành viên gia đình và mọi người” được các bậc cha mẹ dạy cho con với tỷ lệ rất cao, 96,7% (biểu đồ 16), cao nhất trong tất cả các đức tínhmà trẻ được cha mẹ truyền thụ lại. Người Việt Nam có truyền thống “tiên học lễ, hậu học văn”, các bậc cha mẹ đều mong muốn con học làm người trước khi học kiến thức, và các bậc cha mẹ ở nông thôn Vũ Thư cũng không phải là ngoại lệ.
giáo dục cho con mình. Đây cũng là một tỷ lệ rất cao thể hiện tầm nhận thức và suy nghĩ của các bậc cha mẹ khi dạy bảo, hướng dẫn con biết tham gia, chia sẻ các cơng việc cùng gia đình. Điều này giúp trẻ biết sẻ chia, đồng cảm cùng cha mẹ, người thân và biết thương yêu trân quý gia đình hơn. Hơn nữa, khi tham gia, chia sẻ các cơng việc cùng gia đình, trẻ sẽ học được tính tự lập từ nhỏ, giúp trẻ tự tin hơn khi lớn lên bước vào cuộc sống.
Con số 84,2% các bậc cha mẹ muốn giáo dục cho con mình về kỹ năng phịng tránh các nguy cơ, tệ nạn xã hội cũng là một con số rất cao thể hiện sự nhận thức nhạy bén với thời cuộc của các bậc cha mẹ trước thực tế xã hội hiện nay. Cùng với q trình hiện đại hóa, xã hội Việt Nam nói chung, ở Vũ Thư nói riêng, đã xuất hiện những vấn đề xã hội, những tệ nạn mới (nghiện ngập, bạo lực học đường, bắt cóc, hiếp dâm…). Việc cha mẹ hướng dẫn, chỉ bảo cho con các kỹ năng phòng tránh các nguy cơ, tệ nạn xã hội giúp trẻ được chuẩn bị tốt về kiến thức, tâm lý và xử lý tốt các tình huống xấu có thể gặp phải sẽ làm giảm các hậu quả đáng tiếc. Đây cũng là một vấn đề mà đa số các bậc cha mẹ lo lắng, quan tâm và chỉ bảo dạy dỗ con mình.
Các nội dung về quan hệ bạn bè, tình bạn (79,6%); cách ăn mặc (73,8%) cũng được các bậc cha mẹ quan tâm, truyền đạt và giáo dục cho con mình. Điều đáng chú ý là, mặc dù con cái mới chỉ đang ở lứa tuổi 6-11 nhưng có 52,7% các bậc cha mẹ muốn giáo dục cho con mình về giới tính, sức khỏe sinh sản và 51,4% các bậc cha mẹ muốn giáo dục cho con mình về cách tiêu tiền. Các bậc cha mẹ hiện nay đã khơng cịn e ngại trước những thắc mắc, tị mị về giới tính của con, họ đã lựa chọn nhiều cách thức để trao đổi với con cái lứa tuổi 6-11 các kiến thức về giới tình, thậm chí cả sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng dạy con cái cách thức tiêu tiền vì theo như lời một bà mẹ “phải dạy nó u tiền thì saunày nó mới biết cách kiếm
tiền” (PVS. Chị Nguyễn Thị Thúy Ng. có con học lớp 5 trường Tiểu học xã Hịa
Bình).
5.2.3Quan điểm về sự cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất
Tìm hiểu về “Quan điểm về sự cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất trong q trình ni dạy” của các bậc cha mẹ ở các gia đình nơng thơn huyện Vũ Thư, kết quả thu được cho thấy, đa số những người được hỏi cho rằng không cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất, nhưng đáng chú ý là vẫn còn 20,8% những người được hỏi cho rằng điều này là cần thiết, “yêu cho roi cho vọt” trong quá trình dạy dỗ trẻ (bảng 24).