Thời gian hàng ngày cha mẹ dành chăm sóc con

Một phần của tài liệu LA LuongThiThuTrang-Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 79 - 84)

Số lượng (N) Dưới 1 tiếng (%) Từ 1-2 tiếng (%) Từ 3-4 tiếng (%) Trên 4 tiếng (%) Chung 412 15,0 42,5 23,3 19,2 Xã* Vũ Tiến 140 15,8 42,9 20,7 20,7 Ngun Xá 134 20,9 44,0 17,9 17,2 Hịa Bình 138 15,1 40,6 31,2 19,6 Mức sống của gia đình** Khá 82 22,0 41,5 23,2 13,4 Trung bình 290 11,4 44,1 22,8 21,7 Nghèo 40 27,5 32,5 27,5 12,5

Số con trong độ tuổi 6-11**

Số lượng (N) Dưới 1 tiếng (%) Từ 1-2 tiếng (%) Từ 3-4 tiếng (%) Trên 4 tiếng (%) 1 con Từ 2 con trở lên 261 151 18,7 8,6 41,4 44,4 19,5 29,8 20,3 17,2

Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 *

6-9 tuổi 10-11 tuổi 126 135 15,1 22,2 45,2 37,8 21,4 17,8 18,3 22,2

Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11

*** Nam Nữ 17982 19,0 11,2 35,4 19,0 11,0 29,3 49,2 54,9 12,2 6,1 11,0 23,2

Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01 Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát

Bảng 10 cho thấy Hịa Bình là xã có tỷ lệ cha mẹ dành hơn 3 tiếng mỗi ngày để chăm sóc thể chất cho con cao nhất với 50,8% và thấp nhất là xã Ngun Xá với 35,2%. Khơng chỉ là xã có tỷ lệ cha mẹ đầu tư cho con các điều kiện chăm sóc tốt hơn (như phân tích ở các phần trước), Hịa Bình cũng là xã có tỷ lệ cha mẹ dành thời gian chăm sóc, quan tâm tới con cái nhiều nhất. Điều này có thể liên quan đến các đặc điểm kinh tế, xã hội của Hịa Bình.

Mức sống của gia đình có tương quan tỷ lệ nghịch với thời gian cha mẹ dành chăm sóc con hàng ngày, theo đó, các gia đình có mức sống cao hơn thì thời gian các bậc cha mẹ mỗi ngày dành từ 3 tiếng trở lên chăm sóc con thấp hơn. Các con số thu được từ cuộc khảo sát cho thấy, thời gian các bậc cha mẹ mỗi ngày dành từ 3 tiếng trở lên chăm sóc con ở các gia đình có mức sống khá giả là 36,6%, con số này ở nhóm gia đình có mức sống trung bình tăng lên ở mức 44,5% và ở nhóm các gia đình nghèo là 47,6%. Điều này có thể do các gia đình có mức sống cao hơn đồng nghĩa với việc cha mẹ phải làm việc nhiều hơn nên thời gian dành cho chăm sóc con cái cũng vì thế mà bị rút ngắn hơn, ảnh hưởng nhiều hơn so với các gia đình có điều kiện kinh tế thấp hơn.

Cha mẹ trong các gia đình có nhiều con đang ở độ tuổi 6-11 phải dành nhiều thời gian chăm sóc con hơn so với các gia đình chỉ có một con ở lứa tuổi này. Điềunày mang tính tất yếu vì càng đơng con thì nhu cầu được chăm sóc của trẻ em càng lớn và cha mẹ phải đầu tư nhiều thời gian chăm sóc hơn.

Tỷ lệ cha mẹ dành hơn 3 tiếng mỗi ngày để chăm sóc thể chất cho con khơng có sự khác biệt đáng kể theo tuổi ở nhóm trẻ 6-9 tuổi và 10-11 tuổi, nhưng có sự khác nhau rõ rệt phân theo theo giới tính của trẻ. Bảng 9 cho thấy, các bậc cha mẹ dành hơn 3 tiếng mỗi ngày để chăm sóc thể chất cho con trai cao gần gấp đôi so với con gái (65,9% so với 35,4%). Kết quả này có thể là một minh chứng cho tư tưởng quan tâm con trai hơn con gái ở đa số các gia đình người dân ở nơng thơn Vũ Thư hiện nay.

3.3.3Cha mẹ học hỏi các kiến thức chăm sóc về thể chất cho con

Việc cha mẹ tìm hiểu, học hỏi các kiến thức chăm sóc thể chất cho con từ nhiều nguồn thông tin khác nhau cũng là một biểu hiện trong ý thức, trong mong muốn làm sao để chăm sóc con được tốt của các bậc cha mẹ. Có hai nguồn thơng tin chủ yếu để các bậc cha mẹ tham khảo đó là từ nhà trường và các tổ chức xã hội và từ truyền thông đại chúng.

Cha mẹ học hỏi các kiến thức chăm sóc thể chất cho con từ nhà trường và các tổ chức xã hội

Với 79,9% các bậc cha mẹ trả lời “học được nhiều” kiến thức chăm sóc con từ nhà trường và các tổ chức xã hội có thể thấy mối quan hệ của các tổ chức này với các bậc cha mẹ là khá khăng khít, vai trị tun truyền, tác động của các tổ chức xã hội và nhà trường đối với các bậc cha mẹ là khá tốt. Ngoài thời gian ở nhà cùng cha mẹ thì thời gian cịn lại trẻ chủ yếu ở trường để học các kiến thức và kỹ năng sống. Vì thế cha mẹ liên hệ khăng khít với nhà trường và với các tổ chức

xã hội sẽ làm tăng khả năng trẻ được chăm sóc tốt về các mặt nói chung, được chăm sóc tốt về thể chất nói riêng.

Cha mẹ học hỏi các kiến thức chăm sóc thể chất cho con từ truyền thơng đại chúng

Khi tìm hiểu về mức độ các bậc cha mẹ theo dõi, tìm hiểu các cách thức chăm sóc con từ truyền thơng đại chúng, phần lớn các bậc cha mẹ thường xuyên tìm hiểu, theo dõi các thơng tin này (63,3%) và chỉ có một bộ phận rất nhỏ (3,4%) các bậccha mẹ cho biết họ khơng bao giờ tìm hiểu các kiến thức chăm con từ truyền thơng đại chúng (biểu đồ 11). Điều này có nhiều nguyên nhân có thể từ các yếu tố chủ quan từ bản thân của các bậc cha mẹ (đặc thù nghề nghiệp, lứa tuổi, sở thích…của họ), cũng có thể từ các nguyên nhân khách quan như sự hạn chế về khả năng tiếp xúc với các nguồn thông tin từ truyền thơng đại chúng (do nhà khơng có điều kiện nối mạng internet là một nguyên nhân) nên họ khơng tiếp xúc được các kiến thức chăm sóc con từ nguồn thơng tin này.

Biểu đồ 11: Mức độ cha mẹ học hỏi các kiến thức chăm sóc về thể chất cho con từ truyền thơng đại chúng

Đơn vị tính: (%)

Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát

Khi tìm hiểu về nội dung các thơng tin mà cha mẹ quan tâm trên truyền thông đại chúng, số liệu phân tích cho thấy, có 59,3% các bậc cha mẹ tìm hiểu các kiến thức tổng hợp về chăm sóc trẻ; 51,5% các bậc cha mẹ quan tâm tìm hiểu các thơng tin về chăm sóc dinh dưỡng, y tế cho trẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về tác động của truyền thơng đại chúng tới kiến thức chăm sóc con của các bậc cha mẹ, có 47,3% các bậc cha mẹ “học hỏi được nhiều kiến thức chăm sóc con và 46,6% “học hỏi được một chút, còn chủ yếu là kinh nghiệm từ bản thân”. Điều này cho thấy ngồi kinh nghiệm của bản thân và kinh nghiệm chăm sóc trẻ được truyền qua các thế hệ, các bậc cha mẹ ở nơng thơn huyện Vũ Thư cũng đã có ý thức tìm hiểu thêm các kiến thức chăm sóc con trên truyền thơng đại chúng. Trong q trình hiện đại hóa, cơng nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, cácphương tiện truyền thông đại chúng đã giúp cho nhân loại nói chung, các bậc cha mẹ nói riêng có thể tìm và tham khảo mọi thơng tin cần thiết, trong đó có các kiến thức về CSTE.

Chương 3 khảo sát về thực trạng cha mẹ chăm sóc về thể chất cho con cái. Các kết quả phân tích cho thấy những khác biệt trong việc cha mẹ chăm sóc thể chất cho con theo đặc trưng của cha mẹ, đặc điểm gia đình và một số đặc điểm của nhóm trẻ 6-11 tuổi như sau:

Theo địa bàn sinh sống (xã):

Hịa Bình với điều kiện về kinh tế, đời sống văn hóa và mức sống của các gia đình cao hơn đáng kể hai xã cịn lại do được ảnh hưởng trực tiếp lối sống đô thị của thị trấn Vũ Thư và Thành phố Thái Bình nên Hịa Bình là xã có tỷ lệ cha mẹ trẻ chăm sóc thể chất cho con tốt nhất trong ba xã của cuộc nghiên cứu về các khía cạnh chăm sóc trẻ (tỷ lệ bồi dưỡng thêm các thực phẩm/sữa đắt tiền khi bị con ốm cao nhất; tỷ lệ cả hai cha mẹ cùng tham gia các cơng việc chăm sóc về thể chất cho con cao nhất; tỷ lệ dành hơn 3 tiếng mỗi ngày để chăm sóc con cao nhất; tỷ lệ cả hai cha mẹ cùng đưa con đi khám bệnh mỗi khi con đau ốm ở xã Hịa Bình cũng cao nhất).

Nguyên Xá là xã có tỷ lệ cha mẹ cho con tham gia sữa học đường ở trường cao nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ cha mẹ ở Nguyên Xá dành hơn 3 tiếng mỗi ngày để chăm sóc con cái thấp nhất. Điểm sáng của các bậc cha mẹ ở xã Nguyên Xá là tỷ lệ các bậc cha mẹ ở xã Nguyên Xá đưa con đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần cao nhất. Nguyên Xá cũng có tỷ lệ người cha chịu trách nhiệm chính đưa con đi khám bệnh cao nhất. Các bệnh viện nhà nước được các bậc cha mẹ ở xã Nguyên Xá lựa chọn nhiều nhất.

Vũ Tiến là xã có tỷ lệ các bậc cha mẹ chăm sóc thể chất cho con thấp nhất trong ba xã của cuộc nghiên cứu. Tỷ lệ cha mẹ cho con tham gia sữa học đường ở trường của Vũ Tiến là thấp nhất. Khi con đau ốm, tỷ lệ các bậc cha mẹ ở Vũ Tiến tự mua thuốc cho con uống hoặc để con tự khỏi cao nhất. Chỉ có hơn một nửa các bậc cha mẹ ở xã Vũ Tiến lựa chọn các bệnh viện nhà nước (cho dù các bệnh viện nhànước được đa số người dân đánh giá là giá cả rẻ hơn các bệnh viện tư nhân và tính an tồn cao hơn).

Theo giới tính của cha mẹ: Các bà mẹ là người chăm sóc chính cho con cao hơn các ơng bố.

Những người mẹ ở nhóm trẻ tuổi nhất, có trình độ học vấn cao nhất, các bà mẹ là cán bộ, công chức, viên chức, các bà mẹ thuộc nhóm gia đình có mức sống trunh bình là người chịu trách nhiệm chính đưa con đi khám bệnh cao nhất.

Theo tuổi cha mẹ: Các bậc cha mẹ trẻ tuổi có xu hướng quan tâm đến việc bồi dưỡng thêm

các loại thực phẩm hoặc sữa đắt tiền cho con khi con ốm cao nhất. Những người mẹ có độ tuổi càng trẻ thì tỷ lệ chịu trách nhiệm chính chăm sóc thể chất cho con càng cao. Ngược lại, những người cha ở nhóm tuổi lớn nhất có tỷ lệ chịu trách nhiệm chính chăm sóc thể chất cho con cao nhất.

Theo nghề nghiệp cha mẹ: Nhóm người mẹ là cán bộ, cơng chức, viên chức chịu trách

nhiệm chính việc chăm sóc thể chất cho con cao nhất trong các nhóm nghề nghiệp của mẹ, trong khi các ông bố là cán bộ, cơng chức, viên chức lại có tỷ lệ này thấp nhất.

Theo mức sống gia đình: Con cái trong các gia đình có mức sống khá giả được cha mẹ chú

ý bồi dưỡng thêm các thực phẩm/sữa đắt tiền khi con ốm, được uống sữa ở nhà thường xuyên nhất. Cha mẹ ở các gia đình khá giả có tỷ lệ đưa con đi khám bệnh định kỳ hàng tháng, 3 tháng

một lần, 6 tháng một lần hoặc 1 năm một lần cao hơn và có tỷ lệ tự mua thuốc cho con uống thấp hơn các nhóm cha mẹ ở các gia đình có mức sống thấp hơn.

Mức sống gia đình cũng ảnh hưởng tới vai trò của người cha và người mẹ trong phân cơng người thực hiện chính các cơng việc chăm sóc thể chất cho con cái. Trong khi đối với gia đình càng khá giả tỷ lệ người mẹ chịu trách nhiệm chính chăm sóc cho con càng cao, thì tỷ lệ người cha chịu trách nhiệm chính chăm sóc cho con càng thấp. Điều này có thể do người cha thường chịu trách nhiệm kiếm tiền, duy trì kinh tế cho cả gia đình, gia đình càng khá giả đồng nghĩa với người cha càng nhiều việc, càng bận mải nên tỷ lệ chăm sóc thể chất cho con càng giảm. Ngược lại, trong các gia đình khá giả, vì người cha đã chịu trách nhiệm lo kinh tế nên người mẹ được giảm bớt các gánh nặng kiếm tiền và có nhiều thời gian dành chăm lo con cái nhiều hơn.

Mức sống của gia đình có tương quan tỷ lệ nghịch với thời gian cha mẹ dành chăm sóc con hàng ngày, theo đó, các gia đình có mức sống cao hơn thì thời gian các bậc cha mẹ mỗi ngày dành từ 3 tiếng trở lên chăm sóc con thấp hơn. Điều này có lẽ được hiểu rằng các gia đình có mức sống cao hơn đồng nghĩa với việc cha mẹ phải làm việc nhiều hơn nên thời gian dành cho chăm sóc con cái cũng vì thế mà bị rút ngắn hơn, ảnh hưởng nhiều hơn so với các gia đình có điều kiện kinh tế thấp hơn.

Theo số con 6-11 tuổi: Trong các hoạt động chăm sóc thể chất cho con, các gia đình càng có

nhiều con ở lứa tuổi 6-11 (từ 2 con lứa tuổi 6-11 trở lên) thì cha mẹ càng chú ý bồi dưỡng thêm các thực phẩm/sữa đắt tiền khi con ốm. Trẻ em trong các gia đình này cũng được tham gia chương trình sữa học đường cao hơn nhóm các gia đình chỉ có một con đang ở lứa tuổi 6-11 và các bậc cha mẹ có từ 2 con trong độ tuổi 6-11 trở lên cũng dành nhiều thời gian chăm sóc con hơn so với các gia đình chỉ có một con ở lứa tuổi này. Điều này có thể do một thực tế là càng đơng con thì nhu cầu được chăm sóc của trẻ em càng lớn và cha mẹ phải đầu tư nhiều thời gian chăm sóc hơn.

Theo nhóm tuổi con: Nhóm trẻ nhỏ tuổi hơn (6-9 tuổi) được ưu tiên bồi dưỡng thêm các

thực phẩm/sữa đắt tiền khi bị ốm, được cha mẹ cho tham gia chương trình sữa học đường cao hơn, được uống sữa ở nhà nhiều hơn nhóm trẻ lớn hơn (10-11 tuổi). Trong khám chữa bệnh, nhóm trẻ 6-9 tuổi được cha mẹ đưa đi khám 6 tháng 1 lần cao gần gấp đơi so với nhóm 10-11 tuổi. Các bậc cha mẹ trong cuộc khảo sát quan tâm hơn tới con nhóm 6-9 tuổi hơn khi tỷ lệ cả hai cha mẹ cùng đưa con đi khám bệnh ở nhóm trẻ này cao hơn hẳn nhóm trẻ 10-11 tuổi.

Theo giới tính con: Mức độ cha mẹ bồi dưỡng thêm các thực phẩm/sữa đắt tiền khi con bị

ốm ở bé trai hay bé gái là như nhau nhưng nhóm trẻ em gái được cha mẹ cho tham gia chương trình sữa học đường cao hơn nhóm trẻ em nam. Các bé gái trong các gia đình chỉ có một con lứa tuổi 6-11 được cha mẹ đưa đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần cao gần gấp đôi so với các bé trai ở lứa tuổi này. Các bậc cha mẹ quan tâm hơn tới con trai hơn khi tỷ lệ cả hai cha mẹ cùng đưa con đi khám bệnh ở nhóm trẻ này cao hơn nhóm trẻ con gái. Tỷ lệ cha mẹ dành hơn 3 tiếng mỗi ngày để chăm sóc thể chất cho con trai cao gần gấp đơi so với con gái.

CHƯƠNG 4: CHĂM SÓC VỀ TINH THẦN CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NƠNG THƠN

Phát triển con người, trong đó có CSTE chỉ đạt tới hợp lý, tồn diện khi cả hai mặt thể chất và tinh thần được quan tâm, chăm sóc thoả đáng. Ngày nay, việc chăm sóc con cái đã có nhiều tiến bộ so với trước đây khi cha mẹ đã có ý thức và có phương pháp bảo đảm cho trẻ em có được một sức khỏe tinh thần (SKTT) khỏe mạnh. Việc quan tâm tới SKTT của con cái, lắng nghe tâm tư tình cảm của con giúp cha mẹ và con cái thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau, giúp trẻ có được cảm giác yên tâm, an toàn, tự tin khi bước ra cuộc sống.

Luận án tìm hiểu hoạt động cha mẹ chăm sóc tinh thần cho trẻ em trong các gia đình nơng thơn Vũ Thư gồm hai khía cạnh chính là cha mẹ chăm sóc hoạt động vui chơi giải trí của con cái và cha mẹ chăm sóc đời sống tâm lý tình cảm của con.

4.1Cha mẹ chăm sóc hoạt động vui chơi giải trí của con cái

Được vui chơi giải trí là một địi hỏi tự nhiên và tất yếu của trẻ em. Khi tham gia vào các các hoạt động vui chơi giải trí, trẻ được đáp ứng sự hứng thú, các sở thích cá nhân, cũng như nhu cầu giao tiếp với xã hội. Điều này giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách ở trẻ em. Một số hoạt động chăm sóc của cha mẹ đối với việc vui chơi giải trí của con cái được đề cập trong luận án bao gồm:

cha mẹ có đưa con cái đi vui chơi giải trí; mức độ cha mẹ biết rõ nơi con cái thường đến chơi; cha mẹ biết các hoạt động vui chơi giải trí của con; cha mẹ cho con tham gia các hoạt động dành cho

Một phần của tài liệu LA LuongThiThuTrang-Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w