Số lượng (N) Tỷ lệ có (%) Chung 412 20,8 Xã*** Vũ Tiến Ngun Xá Hịa Bình 140 134 138 17,9 11,9 17,4
Giới tính * Nam Nữ 137 275 12,4 17,5 Trình độ học vấn ** Từ THCS trở xuống 173 20,2 THPT 102 10,8 Trung cấp, cao đẳng 78 11,5
Đại học, sau đại học 59 16,9
Nghề nghiệp** Nông dân 101 13,9 KD, LĐTD 155 13,5 Công nhân 75 12,0 CBCCVC 81 25,9 Mức sống của gia đình** Khá Trung bình 82 290 8,5 16,9 Nghèo 40 22,5
Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01 Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Tỷ lệ các bậc cha mẹ cho rằng cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất ở xã Nguyên Xá thấp nhất, chỉ xấp xỉ 12%, trong khi tỷ lệ này của các bậc cha mẹ ở hai xã Vũ Tiến và Hịa Bình gần ngang nhau và cao hơn Nguyên Xá một chút, xấp xỉ 18% (bảng 24).
Bảng 24 cũng cho thấy quan điểm về sự cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất ở người mẹ cao hơn người cha khoảng 5 điểm phần trăm.
Quan điểm về sự cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất của cha mẹ khơng có mối quan hệ rõ ràng với học vấn của cha mẹ. Theo đó, các bậc cha mẹ có học vấn từ THCS trở xuống cho rằng cần trừng phạt trẻ về thể chất cao nhất với 20,2% tỷ lệ các cha mẹ có học vấn đại học trở lên cho rằng cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất đứng thứ hai với 16,9%. Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ trừng phạt trẻ về thể chất ở hai nhóm cha mẹ cịn lại thấp hơn.
Nhóm các bậc cha mẹ là CBCCVC là nhóm cho rằng cần thiết phải trừng phạt thể chất trẻ cao nhất so với các nhóm nghề nghiệp cịn lại. Và điều này cũng tương tự với các bậc cha mẹ trong các gia đình nghèo.
Các số liệu đã thu được từ cuộc nghiên cứu cho thấy, có thể nói cách dạy con khơng đòn roi vẫn chưa được các bậc cha mẹ áp dụng triệt để khi còn tồn tại một tỷ lệ khá cao các cha mẹ cho rằng cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất, ngay cả khi các bậc cha mẹ là nhóm các bà mẹ vốn được cho là hiền dịu hay nhóm các cha mẹ có trình độ học vấn cao vốn được cho là những người có hiểu biết hơn.
5.2.4Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho con
Về cách thức giáo dục đạo đức, lối sống cho con cái, tùy vào tính chất, tần suất vi phạm mà cha mẹ áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để giáo dục con.
Đơn vị tính: (%)
Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Kết quả phân tích cho thấy, biện pháp giáo dục phổ biến nhất của cha mẹ khi con cái mắc lỗi là “giải thích tại sao hành vi của con là chưa đúng” (83,5%) để nhắc nhở, phân tích đúng sai cho con và điều này thể hiện xu hướng dân chủ, bình đẳng giữa cha mẹ và con cái đang phổ biến hiện nay (biểu đồ 17).
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn một số cha mẹ sử dụng các biện pháp bạo lực thân thể và tinh thần con cái trong việc giáo dục con. Các con số từ cuộc khảo sát chỉ ra, phương pháp “phát vào mông bằng tay” vẫn được 26,9% các bậc cha mẹ sử dụng. Ngoài ra, các biện pháp “la hét hoặc chửi mắng”, “quất vào mông hoặc chỗ khác trên thân thể bằng một vật gì đó”, “cấm khơng cho phép con làm những việc con thích”; “đánh hoặc tát trẻ vào đầu hoặc mang tai” vẫn được một số bậc cha mẹ sử dụng dù tỷ lệ có nhỏ hơn (biểu đồ 17). Điều này thể hiện sự bất lực trong lựa chọn cách giáo dục con của các bậc cha mẹ và gây ra nhiều hậu quả về cả thể chất, tinh thần và kết quả học tập của trẻ.
Những hình thức dạy dỗ con dùng biện pháp chửi bới, đánh đòn ở các mức độ khác nhau gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về mặt thể chất lẫn tinh thần của trẻ bởi lứa tuổi trẻ em, là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ ln có nhu cầu được học hỏi, khám phá và nhất là nhu cầu được tự khẳng định mình. Cha mẹ khơng nắm bắt được tâm lý, nguyện vọng của
trẻ, khơng lựa lời khun bảo mà sử dụng những hình thức mạnh mẽ, áp đặt khi trẻ mắc lỗi sẽ dễ tạo ra những phản ứng tiêu cực, hình thành những nét tính cách khơng tốt như lì lợm, tự ti, chống đối, … ở trẻ [70]. Mặc dù quát mắng, đánh địn khơng phải là hình thức phổ biến trong việc giáo dục con cái, nhưng thể hiện sự bất lực và thiếu khả năng kiềm chế cảm xúc của cha mẹ, cũng như sự yếu kém trong các kỹ năng giáo dục hiệu quả. Nguyên nhân dẫn tới những hành vi ứng xử tiêu cực này trước hết bắt nguồn từ quan niệm lạc hậu như “thương cho roi cho vọt” từ quan điểm Nho giáo coi phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị giáo dục và khơng có quyền quyết định cuộc sống của mình [57].
Tìm hiểu sâu tương quan giữa hành động dạy con “phát vào mông bằng tay” với các đặc trưng cá nhân của cha mẹ và mức sống gia đình, các kết quả thu được khá ngạc nhiên. Bảng 25 cho thấy các bậc cha mẹ ở xã Hịa Bình có tỷ lệ từng sử dụng cách phát vào mông bằng tay để dạy con cái lứa tuổi 6-11 rất cao, cao hơn tỷ lệ này ở các bậc cha mẹ xã Nguyên Xá là 2,3 lần và cao hơn tỷ lệ này ở các bậc cha mẹ xã Vũ Tiến gần 1,5 lần. Các bậc cha mẹ ở xã Hịa Bình có các tỷ lệ quan tâm đến mọi hoạt động của con, chăm sóc con tốt hơn (như các phân tích ở các chương trước) nhưng cũng có tỷ lệ từng sử dụng cách phát vào mông bằng tay để dạy con cái cao nhất cũng nói lên những áp lực, kỳ vọng … của các bậc cha mẹ ở Hịa Bình cao và khi bế tắc trong cách dạy dỗ con, họ đã sử dụng biện pháp đánh địn con.
Bảng 25: Tỷ lệ cha mẹ có sử dụng cách phát vào mông bằng tay để dạy con
Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Chung 412 26,9 Xã *** Vũ Tiến 140 25,7 Nguyên Xá 134 16,4 Hịa Bình 138 38,4 Giới tính ** Nam 137 19,7 Nữ 275 30,5 Tuổi Dưới 36 tuổi 136 33,1 Từ 36 đến 40 tuổi 141 23,4 Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Từ 41 tuổi trở lên 135 24,4 Trình độ học vấn Từ THCS trở xuống 173 23,1 THPT 102 29,4 Trung cấp, cao đẳng 78 29,5
Đại học, sau đại học 59 30,5
Nông dân 101 15,8 KD, LĐTD 155 25,2 Công nhân 75 36,0 CBCCVC 81 35,8 Mức sống của gia đình Khá 82 30,5 Trung bình 290 26,2 Nghèo 40 25,0
Số con trong độ tuổi 6-11
1 con 261 28,0
Từ 2 con trở lên 151 25,2
Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11
6-9 tuổi 126 27,0
10-11 tuổi 135 28,9
Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 Nam
179 25,1
Nữ 82 34,1
Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01 Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Từ bảng 25 cho thấy, tỷ lệ người mẹ đã từng dùng biện pháp phát vào mông bằng tay để dạy dỗ con cao hơn 1,5 lần so với tỷ lệ này ở người cha. Điều này có thể do người mẹ ln quan tâm, sát sao bên con trong mọi hoạt động hơn so với người cha nên tỷ lệ gặp các tình huống con chưa vâng lời cũng cao hơn, và vì thế người mẹ cũng dễ nóng nảy và sử dụng hành vi này cao hơn.
Các cha mẹ ở nhóm tuổi trẻ nhất có tỷ lệ sử dụng biện pháp phát vào mông bằng tay để dạy dỗ con cao hơn các cha mẹ ở các nhóm cịn lại, có thể nguyên nhânlà các bậc cha mẹ trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạy con và thiếu kiềm chế cảm xúc hơn so với các bậc cha mẹ ở các nhóm tuổi lớn hơn.
Nhóm cha mẹ là công nhân cũng từng sử dụng biện pháp phát vào mông bằng tay để dạy dỗ con cao nhất với 36%, và thấp nhất là nhóm cha mẹ là nơng dân chỉ có 15,8%. Tỷ lệ sử dụng biện pháp phát vào mông bằng tay để dạy dỗ con tỷ lệ thuận với mức sống của các gia đình. Các gia đình càng có mức sống cao có tỷ lệ này càng cao.
Một kết quả khá ngạc nhiên nữa là các bậc cha mẹ có trình độ càng cao có tỷ lệ sử dụng biện pháp phát vào mông bằng tay để dạy dỗ con càng cao. Trong khi nhóm cha mẹ có học vấn đại học/sau đại học (nhóm học vấn cao nhất) có 30,5% các bậc cha mẹ đã từng dùng biện pháp này thì ở nhóm cha mẹ có học vấn từ THCS trở xuống (nhóm học vấn thấp nhất) chỉ có 23,1%. Điều này ngược lại với lối suy nghĩ thơng thường rằng những người có trình độ học vấn sẽ ít hoặc khơng sử dụng địn roi với con hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn. Tỷ lệ các
bậc cha mẹ từng phát vào mông con khi dạy dỗ con gái cao hơn so với dùng biện pháp này khi dạy dỗ con trai là 9 điểm phần trăm cũng cho thấy thái độ của cha mẹ đối với con gái không hề ưu tiên nhẹ nhàng hơn với con gái mà ngược lại con gái còn bị đánh đòn nhiều hơn con trai khi cha mẹ khơng hài lịng.
Các kết quả này cho thấy, ở các gia đình nơng thơn Vũ Thư hiện nay, có thể các bậc cha mẹ cho rằng biện pháp phát vào mông bằng tay để dạy dỗ con khơng phải là bạo lực. Điều này có thể do các áp lực từ cuộc sống nên khi đối diện với những giây phút con không nghe lời, các bậc cha mẹ mất bình tĩnh và sử dụng biện pháp này nhiều hơn.
5.3 Một số hoạt động khác của cha mẹ trong chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lốisống cho con sống cho con
5.3.1Người quyết định chính trong việc dạy dỗ con
Do ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, trong các gia đình Việt Nam truyền thống, người cha có vai trị độc tơn trong việc giáo dục và dạy bảo con cái trong khi người mẹ là người chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc con [25]. Sự biến đổi về vai trị giới trong gia đình cùng với sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng laođộng xã hội ngày càng tăng lên đã dẫn tới những quan niệm mới về vai trò của người cha và người mẹ trong gia đình. Vai trị giáo dục của cha mẹ cũng có sự thay đổi theo hướng bình đẳng hơn, người cha khơng cịn ở vị trí là người có quyền quyết định tối cao mà người mẹ đã tham gia nhiều hơn vào các công việc dạy dỗ con cái, sự chia sẻ thống nhất giữa vợ với chồng là khuôn mẫu chủ yếu trong các quyết định giáo dục con của gia đình hiện nay [63].
Biểu đồ 18: Người quyết định chính trong việc dạy dỗ con
Đơn vị tính: (%)
Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Kết quả từ cuộc khảo sát tại Vũ Thư cho thấy, tỷ lệ “cả hai vợ chồng cùng bàn bạc và quyết định việc dạy dỗ con” chiếm tỷ lệ cao nhất, cao hơn rất nhiều tỷ lệ riêng vợ hoặc riêng chồng quyết định (biểu đồ 18). Con số 19,6% người mẹ trả lời họ là người quyết định chính (trong khi người cha trả lời họ là người quyết định chỉ chiếm 13,9%) cho thấy hiện nay người phụ nữ, người vợ, người mẹ trong gia đình nơng thơn Vũ Thư khơng những được tham gia mà đơi khi cịn được tự quyết nhiều hơn người cha trong các quyết định về dạy dỗ con cái.
5.3.2Quan niệm về người chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con
Cách tiếp cận văn hóa được vận dụng để xem xét quan niệm trong văn hóa của người Việt Nam về vai trị dạy dỗ con cái của người mẹ ở hiện tại có những tương đồng và khác biệt nào với những quan điểm truyền thống. Cuộc nghiên cứu cho thấy, trong các gia đình nơng thơn Vũ Thư hiện nay có sự chia sẻ khá bình đẳng giữa người vợ và người chồng trong việc dạy dỗ con. Kết quả phân tích số liệu cũngnhư dữ liệu định tính thu được từ cuộc khảo sát cho thấy
trong việc dạy dỗ con vai trò của người cha và mẹ về cơ bản là như nhau. Có 88,1% những người được hỏi cho rằng cả hai vợ chồng đều phải chịu trách nhiệm ngang nhau trong việc dạy dỗ con, vì các lý do như “Kết hợp cả hai cha mẹ dạy dỗ
con sẽ có đủ sự cứng rắn của bố, sự mềm dẻo của mẹ con sẽ phát triển đầy đủ hơn”; “Cha mẹ sinh ra con phải biết dạy dỗ con”; “Đây là trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ”; “Để con cái phát triển tồn diện thì cha mẹ phải quan tâm và có trách nhiệm như nhau”... Nhưng cũng còn 8,7% những người được hỏi cho
rằng người mẹ nên là người chịu trách nhiệm chính trọng việc dạy dỗ con vì một số lý do như “Mẹ là người bên cạnh con nhiều hơn”; “Vì người mẹ bao giờ cũng
chu đáo hơn”; “Mẹ có nhiều thời gian hơn”… Cũng có một tỷ lệ nhỏ (3,2%)
những người được hỏi cho rằng người cha nên là người chịu trách nhiệm chính trọng việc dạy dỗ con (xem bảng 26) vì một số lý do như “Vì bố là trụ cột của gia
đình nên có nhiều ảnh hưởng tới con cái”… (trích một số ý kiến của người trả lời
trong cuộc khảo sát).
Bảng 26: Quan niệm về người chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con
Số lượng (N) Người vợ (%) Người chồng (%) Cả hai vợ chồng (%) Chung 412 8,7 3,2 88,1 Xã Vũ Tiến 140 7,1 5,0 87,9 Nguyên Xá 134 10,4 0,7 88,8 Hịa Bình 138 8,7 3,6 87,7 Giới tính*** Nam 137 4,4 7,3 88,3 Nữ 275 10,9 1,1 88,0 Tuổi Dưới 36 tuổi 136 10,3 1,5 88,2 Từ 36 đến 40 tuổi 141 9,9 2,1 87,9 Từ 41 tuổi trở lên 135 5,9 5,9 88,1 Trình độ học vấn *** Từ THCS trở xuống 173 11,6 5,8 82,7 THPT 102 2,9 97,1
Trung cấp, cao đẳng 78 6,4 1,3 92,3
Đại học, sau đại học 59 13,6 3,4 83,1
Nghề nghiệp Nông dân 101 3,0 5,9 91,1 Số lượng (N) Người vợ (%) Người chồng (%) Cả hai vợ chồng (%) Công nhân 155 11,6 1,9 86,5 CBCCVC 75 12,0 2,7 85,3 KD, LĐTD 81 7,4 2,5 90,1 Mức sống của gia đình ** Khá 82 8,5 7,3 84,1 Trung bình 290 7,6 2,1 90,3 Nghèo 40 17,5 2,5 80,0
Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01 Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Mặc dù trong một số gia đình, việc chăm sóc và dạy dỗ con cái không thuộc về trách nhiệm của riêng người cha hay người mẹ, nhưng những kỳ vọng về vai trò của người mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con cái vẫn nhiều hơn so với kỳ vọng này ở người cha [33].
Đại đa số các bậc cha mẹ đều cho rằng cả hai vợ chồng cùng chịu trách nhiệm ngang nhau trong việc dạy dỗ con cái. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ cho rằng người vợ hoặc người chồng nên chịu trách nhiệm chính. Tỷ lệ cho rằng người vợ nên chịu trách nhiệm chính ở cả ba xã đều cao hơn tỷ lệ cho rằng người chồng nên chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con.
Khi phân tích các số liệu về quan niệm của cha mẹ về người chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con cho thấy có mối liên hệ với các đặc điểm cá nhân của cha mẹ. Theo đó, tỷ lệ các bà mẹ cho rằng bản thân họ (là người vợ trong gia đình) nên là người chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con cao hơn gấp 2,47 lần so với quan niệm này ở các ơng bố, trong khi đó người chồng lại cho rằng họ nên là người quyết định chính cao hơn.
Những bậc cha mẹ trẻ tuổi hơn lại có quan niệm về người vợ trong gia đình nên chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con cao hơn các nhóm tuổi lớn hơn. Các bậc cha mẹ có trình độ đại học và sau đại học cũng cho rằng người vợ/người mẹ trong gia đình nên là người chịu trách nhiệm chính dạy dỗ con cao hơn các nhóm học vấn thấp hơn. Các bậc cha mẹ là CBCCVC quan niệm về người vợ trong gia đình nên chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con cao nhất (12%) phân