Đào tạo nhân viên Xây dựng văn hóa cải tiến

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH TỔNG THỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG NGÀNH DỆT MAY (Trang 52 - 57)

- Xây dựng văn hóa cải tiến

Nâng cao hiệu suất phân xưởng cắt Khám phá và đáp ứng nhu cầu về trang phục hàng ngày Chất lượng tốt giá hợp lý Tăng tính thời trang – cảm giác mới mẻ Trải nghiệm mua sắm dễ dàng thân thiện Tốc độ phản ứng nhanh đơn hàng Chuẩn hóa quy trình sản xuất, ổn định chất lượng Ý kiến của khách hàng làm đầu vào cho hoạt động cải tiến

Tiến tới mơ hình sản xuất khơng lãng phí

Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn chất lượng riêng cho các sản phẩm may mặc dựa trên các tiêu chuẩn của Việt Nam và trên thế giới. Hệ thống tiêu chuẩn này

được áp dụng cho tất cả quy trình quản lý và kiểm sốt chất lượng từ khâu chọn lọc nguyên phụ liệu cho tới khâu thiết kế và sản xuất.

Thương hiệu tin cậy

52

1- Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ

Các nội dung thực hiện

 Xây dựng các mục tiêu và chỉ tiêu liên quan đến khách hàng;

 Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng và các vấn đề chưa đáp ứng được của doanh nghiệp;

 Thảo luận các giải pháp giải quyết vấn đề;

 Xây dựng và chuẩn hóa quy trình đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng, chăm sóc khách hàng.

2- Nghiên cứu nâng cao năng suất hiệu suất chuyền may

Các nội dung thực hiện

 Cân bằng chuyền để đạt được hiệu quả chuyền tối ưu;

 Đào tạo công nhân đa năng, đánh giá kỹ năng công nhân hiện tại và lập kế hoạch, thực hiện đào tạo nâng cao kỹ năng công nhân đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại và tương lai;

 Đào tạo, hướng dẫn thực hiện bảo dưỡng tự chủ, chuyển giao cho công nhân tự chủ trong việc cài đặt đơn giản, xử lý các lỗi cơ bản của thiết bị;

 Thực hiện các giải pháp vào chuyền nhanh.

Trước khi thực hiện cải tiến

Thực trạng trên chuyền may, khi bắt đầu một mã hàng mới, phòng IE thiết lập một tờ rải chuyền và bố trí dây chuyền sản xuất dựa trên nghiên cứu mã hàng và ngân hàng dữ liệu. Tuy nhiên bản rải chuyền này chỉ là cơ sở lý thuyết để tổ trưởng rải chuyền thực tế. Tổ trưởng rải chuyền bằng kinh nghiệm và trên cơ sở biết được kỹ năng của công nhân, số cơng nhân hiện có. Việc sắp xếp bố trí lao động bằng kinh nghiệm không đạt được hiệu suất tối ưu.

Số liệu đã được thu thập trên 1 chuyền thực tế (tổ 6), trên một mã hàng 5 ngày (là mã hàng dài), số công nhân 13 người:

+ Sản lượng trên ngày đạt: 576 sản phẩm + Năng suất lao động: 44,3 SP/người + Tỷ lệ cân bằng chuyền: 61%

Để nâng cao hiệu suất của chuyền sản phẩm, các giải pháp được đưa ra là: + Việc chuẩn bị vào chuyền cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ trường cần xây dựng bảng rải chuyền và bố trí chuyền sản xuất rõ ràng để chuẩn bị thiết bị và lao động. + Xây dựng bảng đánh giá năng lực của từng công nhân để giúp tổ trưởng sắp xếp lao động phù hợp thay vì dựa trên kinh nghiệm. Việc đánh giá năng lực cũng giúp cho việc đào tạo phát triển công nhân đa kỹ năng.

53

+ Các điểm nút thắt được khoanh vùng và giải quyết, như bố trí thêm lao động, tách cơng đoạn, xử lý hàng tồn trên chuyền, cân bằng lại để đạt được năng suất tối ưu.

+ Giảm cỡ bọc BTP từ 50 chiếc/ bọc xuống 20 chiếc/ bọc, để có cỡ mẻ nhỏ hơn làm q trình được liên tục, dễ phát hiện vấn đề.

Kết quả sau khi điều chỉnh chuyền sản xuất:

Sản lượng: đạt 720 sản phẩm/ ngày, tăng 25% Năng suất lao động đạt 55,3, tăng 25%

Tỷ lệ cân bằng chuyền đạt 77%, tăng 26%

Lượng tồn BTP trên chuyền đã ít hơn do chuyền cân bằng hơn.

3- Nâng cao hiếu suất phân xưởng cắt

 Nghiên cứu quá trình cắt, giải quyết các điểm nút thắt để đẩy nhanh tốc độ;

 Nghiên cứu thực trạng, giảm lượng tồn kho bán thành phẩm;

 Bố trí lại phân xường theo luồng di chuyển của sản phẩm để hạn chế các chuyển động, đi lại;

 Cân bằng lại quá trình theo nhịp của dây chuyền may, đáp ứng đúng tiến độ của chuyền may.

4- Cải tiến khu vực bao gói, đáp ứng tiến độ giao hàng

Nội dung thực hiện

 Quan sát hiện trường ở khu vực bao gói, xác định các vấn đề chậm tiến độ

 Thảo luận các giải pháp cải tiến giảm thiểu công việc dở dang, đẩy nhanh tốc độ.

Thực trạng

Khu vực bao gói ln bị chậm vì rất bị động, phụ thuộc vào các công đoạn khác, không đáp ứng được yêu cầu giao hàng.

Khu vực bao gói hiệu suất thấp do sắp xếp không hợp lý, mặc dù mặt bằng rộng nhưng bố trí thiếu khoa học dẫn đến tốn diện tích mặt bằng, hạn chế khu vực sản xuất.

Mô tả các vấn đề cụ thể:

- Việc chuẩn bị cho kế hoạch đóng thùng chưa tốt

- Đưa sản phẩm ra gấp gói mà khơng chú ý size, màu, dẫn đến việc đóng thùng phải chờ đủ size, đủ màu mới thực hiện được, các thùng chứa phải sắp đủ cho các size và màu khác nhau.

- Công nhân đi nhặt size và màu cho vào thùng dễ bị nhầm lẫn.

- Việc đóng thùng lâu, thiếu hàng, khơng chuyển đi được dẫn đến thùng hàng để đầy trên mặt bằng.

54

- Sau khi đóng gói cân lại để kiểm tra, 3/10 gói bị thiếu hàng, việc dỡ ra, kiểm tra, đóng lại mất khá nhiều thời gian.

Các cải tiến đã được thực hiện

+ Bố trí lại vị trí làm theo trình tự bao gói: bắn thẻ bài => mác, gấp gói => đóng thùng.

+ Khâu chuẩn bị làm trước theo bảng kế hoạch.

+ Bố trí lấy sản phẩm theo đúng trình tự đóng thùng để khi gấp gói xong, đủ lượng hàng đóng thùng ngay, khơng phải chờ đủ màu và size mới đóng thùng được.

+ Làm các giá, kệ để khi lấy hàng đóng thùng cơng nhân khơng phải cúi, nhặt, dẫn đến tốc độ nhanh hơn.

+ Thay đổi kiểm tra hàng thiếu, đủ trước khi đóng gói phịng ngừa thiếu, thừa hàng.

Kết quả:

Bằng những thay đổi nêu trên, năng suất của bộ phận hoàn thiện đã tăng 25%, đáp ứng tốt tiến độ giao hàng.

5- Cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm lỗi trong quá trình SX

 Thiết lập các mục tiêu về chất lượng sản phẩm

 Theo dõi dữ liệu về chất lượng sản phẩm, khắc phục, xử lý lỗi kịp thời

 Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng chặt chẽ.

 Hướng vào các giải pháp phòng ngừa lỗi.

6- Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động năng suất

- Xây dựng phương pháp đào tạo nâng cao kỹ năng cơng việc, thực hành Mơ hình nhóm huấn luyện cho tổ trưởng, kỹ thuật, cơ điện.

- Xây dựng các quy chế và tạo mơi trường khuyến khích cải tiến.

3.6 Đánh giá chung kết quả cải tiến

Với những nỗ lực cải tiến trong vòng 10 tháng thực hiện, các mục tiêu đưa ra ban đầu đã đạt được. Cụ thể:

Với những nỗ lực cải tiến trong vòng 10 tháng thực hiện, các mục tiêu đưa ra ban đầu đã đạt được. Cụ thể: Mục tiêu 2020 Kết quả đến quý I/2020

Cải thiện so với trước dự án

Tăng trưởng doanh thu

Tăng 30% Tăng 16%

Trước dự án: 124tr/ngày (T8/2019)

55 Sau dự án: 144 tr/ngày (T3/2020) Sau dự án: 144 tr/ngày (T3/2020) Tỷ lệ đạt tiến độ và chất lượng giao hàng Đạt 100% Đạt 100%

Trước đây thường giao hàng chậm, muộn so với kế hoạch nhưng cũng không theo dõi số liệu

Tăng năng suất lao động (Doanh thu gia công/công

nhân/ngày)

Tăng 35% 19% Trước dự án: 73% (T7-T8/2019) Sau dự án: 92% (TB tháng 1,2,3/2020)

Giảm tỷ lệ lỗi Giảm từ 11% xuống 6%

10% Giảm tỷ lệ lỗi từ 11% xuống 10%

Thu nhập bình quân của lao động Tăng 15% 8% T3/2020: 225,010 VND/người/ngày T2/2020: 234,221 VND/người/ngày Mức độ hài lòng của

người lao động >80 điểm

82 Các chế độ, điều kiện lao động đã được chú ý và tăng mức độ hài được chú ý và tăng mức độ hài lòng của người lao động.

Đánh giá 6 khía cạnh của mơ hình nâng cao năng suất chất lượng tổng thể, gần như các khía cạnh cũng đã được cải thiện.

Các nỗ lực này đã nâng điểm xếp hạng của hệ thống quản trị năng suất chất lượng từ mức chuẩn hóa lên mức hệ thống. Nâng điểm quản trị hệ thống chất lượng từ 1,7 lên 2,7 trên thang điểm 5.

0 1 2 3 4 5

Danh mục, hồ sơ máy đầy đủ

Quy trình bảo dưỡng

Bảo dưỡng phòng ngừa

Dữ liệu theo dõi hiệu suất thiết bị Thực hiện bảo dưỡng tự

chủ Đào tạo vận hành, bảo

dưỡng, kiểm tra Thực hiện cải tiến hiệu

suất thiết bị

Hiệu quả thiết bị, cơng nghệ

56

Các khía cạnh được cải thiện nhiều nhất là mức cơ bản : layout lại nhà xưởng, thực hiện 5S và cân bằng quá trình sản xuất.

Ghi chú:

Mức Nội dung thực hiện chính

0 Mức chưa có nền tảng Layout, 5S

1 Mức cơ bản Xây dựng hệ thống

2 Mức hệ thống Chuẩn hóa q trình

3 Mức chuẩn hóa

Đào tạo trong CN

Hoạch định năng lực

Hệ thống định hướng khách hàng

4 Mức nâng cao Hệ thống chỉ tiêu HS

5 Mức cải tiến thường xuyên

Chiến lược năng suất

Đào tạo nhóm cải tiến

Hình thành văn hóa cải tiến liên tục

3.7 Các kinh nghiệm

Đối với doanh nghiệp chưa làm quen với các hoạt động cải tiến năng suất, điều đầu tiên cần chọn khu vực, áp dụng những giải pháp đơn giản nhưng cho kết quả ngay để thuyết phục nhóm cải tiến, những cán bộ nhân viên tham gia. Dần dần đưa vào những giải pháp tổng thể và phức tạp hơn.

Áp dụng mơ hình nâng cao năng suất tổng thể bắt đầu tư các bước cơ bản nên cần hoạch định tốt để đảm bảo các khía cạnh của mơ hình đều được quan tâm mới có được những tác động tồn diện. 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5

Cơ bản Hệ thống Chuẩn hóa Nâng cao Duy trì cải tiến liên tục

Mức đạt được của hệ thống quản trị năng suất chất lượng

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH TỔNG THỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG NGÀNH DỆT MAY (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)