4.3.2.2. Khí hậu
Bão: Thị xã Quảng Yên Là thị xã ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của
bão. Bão xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có nhiều bão nhất là tháng 7, tháng 8. Bão vào thị xã Quảng Yên thường có tốc độ gió từ 20 - 40 m/s, ảnh hưởng của bão gây ra mưa lớn, lượng mưa từ 100 - 200 mm, có nơi trong thị xã tới 500 mm. Bão gây thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân.
Như phân tích ở trên diện tích trồng rừng ngập mặn từ năm 2012-2014 là 301,6 ha. Tuy nhiên, tháng 11 năm 2013 do ảnh hưởng của cơn bão số 14 (HAIYAN), diện tích rừng trồng ngập mặn năm 2012 và 2013 bị thiệt hại tương tối lớn. Đến năm 2015 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định 2010/QĐ-UBND thanh lý diện tích rừng trồng khơng thành rừng do bão gây nên 62,7 ha.
- Nhiệt độ khơng khí: Thị xã Quảng Yên chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc nên mùa đơng khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 ở vùng ven biển dao động từ 13 - 140
C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 12 và tháng 1 là 30C. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng cảu cây rừng ngập mặn tại nơi đây.
Theo thống kê của Phòng Kinh tế và Hạt Kiểm lâm thị xã, năm 2016, do ảnh hưởng của đợt rét của mùa đơng kèm theo mưa lớn, sương muối. Diện tích rừng ngập mặn bị thiệt hại là 780 ha. Trong đó diện tích rừng ngập mặn tự nhiên (khu vực Minh Thành, Đông Mai ) bị ảnh hưởng mức độ thiệt hại từ 15-20% thiệt hại 687,8 ha bị cháy lá, khô đầu cành sau một thời gian tự có khả năng phục hồi. Diện tích 3,7 ha bị thiệt hại có tỷ lệ 30% và 88,5 ha có mức độ thiệt hại trên 85% (diện tích có mức độ thiệt hại từ 30 – 85% thuộc dự án trồng rừng ngập mặn ven biển TX Quảng Yên, mới trồng ).
Đến tháng 6 năm 2016, UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ban hành Quyết định số 1860/QĐ-UBND về việc thanh lý rừng trồng không thành rừng bị thiệt hại do thiên tai (rét đậm, rét hại trong tháng 01 năm 2016) gây ra diện tích 85,7 ha.
Bảng 4.8: Diện tích RNM bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố tự nhiên
TT
Diện tích rừng
bị thiệt hại (ha) Nguồn gốc rừng NM Quyết định thanh lý Bão Nhiệt độ khơng khí 1 44,5 Rừng trồng năm 2012 Quyết định 2010/QĐ-UBND ngày 15/7/2015 2 18,2 Rừng trồng năm 2013 3 12,6 Rừng trồng năm 2013 Quyết định 1870/QĐ-UBND ngày 22/6/2016 4 73,1 Rừng trồng năm 2014 TỔNG 62,7 85,7
Qua bảng số liệu trên, thấy rằng diện tích rừng ngập mặn bị thiệt hại do các yếu tố về khí hậu là 148,4 ha. Đây là diện tích tương đối lớn nếu so sánh với tổng diện tích rừng trồng của cả giai đoạn 2012-2014 (301,6 ha) bằng
49,2%. Có thể nói đây là yếu tố tác động lớn đến những diện tích rừng mới trồng của khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.
4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu. nghiên cứu.
Xuất phát từ tình hình thực tế trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương và những tồn tại, khó khăn tác giả xin đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhằm khắc phục những tồn tại đã nêu trên tại thị xã Quảng Yên cụ thể như sau:
4.4.1. Giải pháp về mặt chính sách
- Xem xét tiếp tục điều chỉnh Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp thay thế Nghị định số Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản để ban hành triển khai thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay chưa có quy định về xử lý các trường hợp vi phạm về rừng nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp.
- Chính sách giao đất, giao rừng: Hiện nay, tồn bộ diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên chưa được giao cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mà thuộc quản lý của chính quyền địa phương, kể cả những diện tích rừng trong đầm ni trồng thủy sản. Để nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn cần có cơ chế chính sách giao một phần diện tích rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng có hiệu quả.
4.4.2. Giải pháp về quản lý
- Lập Quy hoạch: Công tác quản lý đều bằng các quy hoạch vậy nên việc lập quy hoạch phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương giúp cho cơng tác quản lý nói chung và quản lý RNM nói riêng.
Khi thực hiện lập quy hoạch lâm nghiệp, cần phải có sự tham gia và thống nhất của các cấp cơ sở từ phường, xã và các cơ quan chuyên môn của
thị xã để đảm bảo sát với tình hình thực tế tại địa phương cũng như thuận lợi trong công tác quản lý.
Kết quả của Quy hoạch là giải quyết được vấn đề đang tồn tại ở thị xã Quảng Yên là việc chồng chéo giữa đất quy hoạch lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản. Theo Quy hoạch hiện nay, rừng ngập mặn tại Thị xã Quảng Yên có 2 chức năng: Phịng hộ và sản xuất. Tuy nhiên, việc quy hoạch chưa sát với thực tế, nhiều diện tích RNM nằm trong đê biển nhưng vẫn quy hoạch chức năng phịng hộ, cần rà sốt điều chỉnh cho phù hợp.
Riêng đối với những diện tích rừng ngập mặn nằm ngồi quy hoạch đề nghị tiếp tục điều chỉnh đưa vào quy hoạch 3 loại rừng.
- Quản lý chặt chẽ việc nâng cấp, cải tạo, cơi nới diện tích các đầm ni trồng thủy sản có rừng ngập mặn. u cầu các chủ đầm trước khi thực hiện cải tạo đầm phải báo cáo, gửi hồ sơ đề nghị đến các cơ quan chuyên môn là Phòng Kinh tế và Hạt Kiểm lâm thị xã để kiểm tra, xác định hiện trạng thực tế. có trong các đầm nuôi trồng thủy sản.
Rà sốt các đầm ni trồng thủy sản đã được giao đất có sổ đỏ mà có rừng ngập mặn phải bổ sung nội dung giao rừng trong hồ sơ để gắn trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Không chuyển đổi rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn Hạt Kiểm lâm, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên Môi trường, Trạm Kiểm soát biên phịng Hà An và chính quyền địa phương trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng, trong đó quy định rõ nhiệm vụ các bên dưới sự chỉ đạo của UBND thị xã.
4.4.3. Giải pháp Kinh tế- xã hội
- Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cộng đồng, người dân về vai trị của rừng ngập mặn đối với mơi trường, đời sống xã hội và hậu quả của việc mất rừng. Phổ biến các quy định của Pháp luật về công tác bảo vệ rừng bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân dễ hiểu. Vận
động các thôn khu xây dựng quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn với chính quyền địa phương (Ban lâm nghiệp xã, tổ bảo vệ rừng) và các đơn vị trên địa bàn cùng tham gia bảo vệ rừng.
- Quản lý chặt chẽ các dự án có tác động lớn đến diện tích rừng ngập mặn trong việc xét, lập quy hoạch. Khơng chuyển đổi rừng tự nhiên và rừng phịng hộ ven biển theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng tại Chỉ thị 13- CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong việc kiểm tra, phát hiện kịp thời vi phạm và điều tra, xử lý vi phạm cho Cán bộ Kiểm lâm, nhân viên lâm nghiệp cấp cơ sở để thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.
4.4.4. Giải pháp về kỹ thuật
Nghiên cứu, lựa chọn loài cây ngập mặn và kỹ thuật trồng lại rừng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu tốt với điều kiện của tự nhiên, đảm bảo hiệu quả cây sống với tỷ lệ cao đáp ứng cho mục đích trồng rừng phịng chống sóng biển và bão gió bảo vệ đê điều, bảo vệ đời sống kinh tế xã hội của người dân.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên có vai trị quan trọng về mơi trường, thực hiện tốt chức năng phịng hộ chặn sóng bảo vệ đê điều và dân cư trong khu vực. Tuy nhiên, trước tình hình hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị xã Quảng Yên đang vươn mình phát triển mạnh, dần chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là sự phát triển tổ hợp các cụm công nghiệp và cảng biển của các chủ đầu tư nước ngồi, dự đốn sẽ ảnh hưởng lớn đến điện tích rừng ngập mặn. Xuất phát tình hình thực tiễn, đề tài đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn tại nơi đây nhằm khắc phục những tồn tại có từ rất lâu. Từ những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu cho phép đề tài đưa những kết luận sau:
1. Diện tích rừng ngập mặn ở thị xã Quảng Yên là 2.238,95 phân bố ở tất cả 19/19 xã phường dọc theo các cửa sông ven đê và trong khu vực các đầm nuôi trồng thủy sản. Đặc điểm rừng chủ yếu là rừng tự nhiên phục hồi bao gồm 7 lồi cây chính Đước vịi, Sú, Mắm biển, Bần chua, Cóc vàng, Giá, Vẹt dù đang thuộc quản lý của chính quyền địa phương các phường xã, chưa giao cho bất kỳ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào.
2. Cơng tác quản lý bảo vệ rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu thực hiện tốt, đồng bộ từ thị xã đến cơ sở các phường, xã nên tình trạng phá rừng trái phép trong nhưng năm qua giảm rõ rệt, diện tích rừng được bảo vệ, phát triển. Tuy nhiên cịn rất nhiều khó khăn, tồn tại, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng đối các cấp có thẩm quyền cũng như cán bộ quản lý sớm giải quyết trong thời gian tới.
3. Các nhân tố tác động ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo vệ rừng ngập mặn chủ yếu là con người với các tác động từ trực tiếp đến gián tiếp như là phát triển đầm ao nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản trên sông, phá rừng lấy nguyên liệu. Ngồi ra cịn có yếu tố tự nhiên đó là mơi trường nước, khí hậu.
4. Từ những hiện trạng thực tế và phân tích, đề tài đã đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh như giải pháp về chính sách, giải pháp về quản lý, giải pháp kinh tế - xã hội, giải pháp kỹ thuật.
2. Tồn tại
Một số khu vực rừng có vị trí q xa đất liền, nằm giữa biển, thời gian đi lại hàng giờ đồng hồ nên tác giả chưa tiếp cận được thực tế tuy nhiên đề tài đã tiến hành chọn các trạng thái rừng ngập mặn tương đồng đặc trưng của khu vực để tiến hành điều tra thực địa.
3. Khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo
Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu đưa một số loài cây ngập mặn khác trồng thêm vào khu vực để tăng tính đa dạng hệ thực vật rừng ngập mặn mà không phá vỡ cấu trúc của rừng.
Cần có những nghiên cứu đề xuất các biện pháp phục hồi hệ sinh thái rừng rừng ngập mặn, đặc biệt là trong các khu vực đầm nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu mơ hình ni trồng thủy sản bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (2003), Du lịch sinh thái, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Giao Thủy, Nam
Định (2000). Đánh giá môi trường và kết quả 10 năm thực hiện công ước Ramsar ở KBTTN ĐNN Giao Thủy, Nam Định.
3. Nguyễn Viết Cách (2007), Giải quyết các mâu thuẫn cơ bản trong Công tác quản lý bảo tồn và phát triển bền vững VQG - Khu Ramsar quốc tế Xuân Thủy.
4. Nguyễn Viết Cách (2011), Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và Môi trường đất ngập nước ven biển, Hà Nội.
5. Cục bảo vệ Môi trường (2006), Thu thập và hệ thống hóa thơng tin tư liệu về nghiên cứu và quản lý vùng đất ngập nước hiện có ở Việt Nam, Hà Nội.
6. Lê Trần Chấn (1998), Về một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam 7. Lê Diên Dực (1989), Kiểm kê đất ngập nước Việt Nam, Trung Tâm
Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Xưởng in Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
8. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Hồng Trí, Hồng Thị Sản và Trần Văn Ba (1995), Rừng ngập mặn dễ trồng mà nhiều lợi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phan Nguyên Hồng, Phan Ngọc Ánh và J. Brands (1996), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Mối quan hệ giữa phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn và nuôi trồng hải sản ven biển Việt Nam. TP. Huế, 31/10-02/11/1996. CRES/ACMANG. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phan Nguyên Hồng, và cộng sự (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Đặng Kim Khánh (2001). Phân tích đa dạng của hệ thực vật ven biển Tiền Hải Thái Bình. Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường ĐH KHTN Hà Nội. 12. Ngơ Đình Quế, Võ Đại Hải, 2012. Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn
ven biển, thực trạng và giải pháp. Hà Nội: NXB Nơng nghiệp.
13. Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2005), Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Dương Viết Tình, Nguyễn Trung Thành, 2012. Rừng ngập mặn tại cửa sơng giang tỉnh Quảng Bình và giải pháp triển bền vững đất ngập nước. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 6, trang 187-195.
15. Lê Bá Toàn,1996. Rừng ngập mặn Ngọc Hiển, Minh Hải, một số ý kiến giải quyết mối quan hệ trong phục hồi rừng và nuôi trồng hải sản hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Rừng ngập mặn. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Huế, trang 43-53. 16. Lê Xuân Tuấn, Phạm Nguyên Hồng, Trương Quang Học, 2008. Những
vấn đề môi trường ven biển và phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, trang 678-692.Hà Nội,2008. Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
17. Võ Thị Hồi Thơng, 2011. Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn và phục hồi hệ thực vật ngập mặn ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ khoa học. Đại học Đà Nẵng.
18. Trần Văn Thụy, Phạm Minh Dương, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Văn Cường (2015), “Đánh giá tính đa dạng sinh học hệ sinh thái bãi bồi huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình qua tư liệu viễn thám và GIS”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, số 2S (2015), tr.310-316.
19. Nguyễn Hồng Trí,1999. Sinh thái học rừng ngập mặn. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp
Phụ lục số 01
Phiếu phỏng vấn cán bộ địa phƣơng và cán bộ lâm nghiệp
1. Người phỏng vấn:……. ............................................................................... 2. Ngày phỏng vấn:…….. ............................................................................... 3. Địa điểm phỏng vấn: ................................................................................... Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn
1. Họ tên:………. 2. Tuổi:………. 3. Giới tính:……….. 4. Dân tộc:……… 5. Trình độ:……… 6. Chức vụ: ……….
7. Địa chỉ: ........................................................................................................ ......................................................................................................................... Nội dung:
Câu 1: Ông (bà) hãy cho biết thực trạng tài nguyên rừng ngập mặn tại địa phương? (về diện tích, tài nguyên thực vật rừng, trữ lượng rừng, chất lượng rừng) ......................................................................................................................... Câu 2: Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn tại địa phương do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào quản lý? Thực trạng công tác QLBVR?