Số hiệu OTC Tọa độ Cơng thức tổ thành lồi (%) Htb (m) N (Cây/ha) X Y OTC01 399278 2320457 42,4%S + 35,2%B + 22,4%V 4,1 4.210 OTC02 398580 2316963 100%B 9,3 980 OTC03 398929 2315485 100%B 8,9 960 OTC04 398390 2310093 72,8%D + 13%G - 8,7%M + 5,5C 3,46 1.840 OTC05 399017 2308220 63,4%D + 21,1%G + 12,3%S + 4,2%V 2,09 1.420 OTC06 397513 2306844 72,7%S - 18,2%M - 9,1%B 1,1 4.410 OTC07 398690 2307786 52%D + 29,9%S + 15,6%V + 2,5%G 1,55 1.880 OTC08 399865 2308599 65,1%G + 24,8%D + 10,1%S 2,58 12.380 OTC09 401444 2308266 54,2%D + 12,5%V + 33,3%S 2,16 1.920 OTC10 405773 2304518 37,3%D + 28,1%G + 22,7%S + 11,9%C 2,5 1.180 OTC11 405574 2311985 57,9%D + 22,8%V + 19,3%S 2,52 1.140 OTC12 409345 2313322 53,3%D + 22,5%S + 10,5%M + 10,1%V + 3,6%C 2,34 1.740 OTC13 412558 2313675 77,6%D + 22,39%S 2,17 1.340 OTC14 413628 2314657 100%D 2,4 1.470 OTC15 409400 2320506 76,1%V + 18,3%S + 5,6%M 1,92 1.420 Trung bình 3,27 2.553 Ghi chú:
B: Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) C: Cóc vàng (Lumnitzera racemosa (Gaud.) Presl.) D: Đước vòi/Đâng (Rhizophora stylosa Griff.) M: Mắm biển (Avicennia marina (Forsk.) Veirh) V: Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam.) S: Sú (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco) G: Giá (Excoecaria agallocha L.)
Htb: Chiều cao trung bình của tất cả các cây trong OTC N: Mật độ cây trong OTC
Qua bảng kết quả số liệu OTC trên cho thấy có 1 OTC mật độ là 12.380 cây/ha là do ở đây có số lượng lớn cây Giá nhỏ nên khơng mang tính đại diện cho lơ rừng. Đối với các OTC cịn lại, mật độ cây tương đối lớn, từ 960 đến 4.410 cây/ha, trung bình 2.553 cây/ha (được tính trung bình cho 15 ơ tiêu chuẩn), chiều cao trung bình là 3,27 m. Thành phần lồi thực vật ở khu vực đóng vai trị quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn của khu vực. Hiện trạng rừng ngập mặn của khu vực nghiên cứu phát triển với chất lượng tốt ở hầu hết các OTC điều tra.
Cũng tại bảng số liệu trên ta thấy, tại nhiều OTC xuất hiện nhiều loài cây ngập mặn sống đan xen nhau như đước, sú, vẹt, giá trong đó cơ bản đước và sú chiếm tỷ lệ lớn chủ yếu nằm cách xa đê, xa cửa sông và trong khu vực nuôi trồng thủy sản. Tại một số OTC chỉ thấy có lồi bần chua chiếm ưu thế tuyệt đối tỷ lệ 100% được gặp tại các khu vực giáp đê biển gần các cửa sơng. Một số lồi cây khác như giá và cóc vàng chiếm tỷ lệ ít và chỉ gặp trong các khu vực nuôi trồng thủy sản và sống hỗn giao với các loài khác.
4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Yên, tỉnh Quảng Ninh
4.2.1. Công tác chỉ đạo của các cấp
Xác định được vai trò và giá trị của RNM đối với thị xã, đặc biệt là chức năng phòng hộ chắn sóng biển bảo vệ đê điều, bảo vệ sản xuất, tài sản của trên 8000 nhân khẩu khu vực Hà Nam. UBND thị xã Quảng Yên đã thực hiện nghiêm các văn bản của Trung ương, của Tỉnh về cơng tác QLBVR trong đó có RNM. Hàng năm, các cấp từ thị xã đến các phường, xã ban hành nhiều văn bản về công tác quản lý bảo vệ rừng ngập mặn trên địa bàn: Văn bản kiện toàn Ban chỉ đạo Bảo vệ và phát triển rừng, văn bản phân công, phân nhiệm cho từng thanh viên trong Ban chỉ đạo, xây dựng phương án QLBVR
sát với tình hình thực tế của địa phương, thành lập các Tổ, đội bảo vệ rừng và ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý bảo vệ RNM trên địa bàn.
* Cơ cấu tổ chức, quản lý bảo vệ rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên
Chú giải:
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp
Hình 4.10. Cơ cấu tổ chức quản lý RNM tại thị xã Quảng Yên
Từ hình vẽ trên ta thấy, cơ cấu tổ chức quản lý RNM từ cấp tỉnh là Sở NN&PTNT có Chi cục Kiểm lâm là cơ quan trực tiếp tham mưu về lĩnh vực lâm nghiệp. Cấp thị xã, cơ quan quản lý cao nhất về RNM là UBND thị xã.
Sở NN&PTNT Y UBND Thị xã Quảng Yên ên Hạt Kiểm lâm Phòng Kinh tế Phịng Tài ngun và Mơi trường UBND phường, xã Cán bộ TN&MT Cán bộ lâm nghiệp Kiểm lâm địa bàn Chi cục Kiểm lâm
UBND Thị xã Quảng Yên
Tiếp đến là các cơ quan, phịng chun mơn tham mưu cho UBND thị xã công tác quản lý về rừng và đất lâm nghiệp, cụ thể:
- Hạt Kiểm lâm tham mưu UBND thị xã công tác quản lý bảo vệ rừng ngập mặn trên địa bàn.
- Phòng Kinh tế tham mưu UBND thị xã quản lý về lâm nghiệp nói chung trong đó có RNM.
- Phịng Tài ngun và Mơi trường tham mưu UBND thị xã về cơng tác quản lý sử dụng đất, trong đó có đất rừng ngập mặn.
Dưới địa phương các phường, xã là UBND cấp xã có các bộ phận tham mưu là cán bộ Kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp và cán bộ Tài nguyên Môi trường.
Bảng 4.4. Lực lƣợng BVR thị xã Quảng Yên
Năm Số Tổ, đội Số thành viên
2013 59 1236 2014 59 1236 2015 57 1.207 2016 27 486 2017 52 689 Tổng 202 4.565
Nguồn: Hạt Kiểm lâm thị xã Quảng Yên (2017)
4.2.2. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
Trong những năm qua công tác giáo dục tuyên truyền về bảo vệ rừng ở thị xã Quảng Yên luôn được thường xuyên triển khai và phổ biến với người dân bằng nhiều hình thức và nội dung khác nhau, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương như:
- Thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng: vơ tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo chí, phim ảnh ... và gắn với phong tục tập quán của thơn, bản, xã, để một số người dân có văn hóa thấp có thể hiểu rõ hơn, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BV&PTR, đổi mới hơn hình thức, nội dung tuyên truyền để nâng cao chất lượng, hiệu quả đích thực. Cán bộ quản lý lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị đề xuất của nhân dân, những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền.
- Hằng năm các cán bộ quản lý được tập huấn nghiệp vụ trong lĩnh vực QLBVR như tập huấn về nghiệp vụ tuần tra rừng, tập huấn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác QLBVR, tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác QLBVR. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho các cán bộ quản lý nâng cao kỹ năng nghiệp vụ lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác QLBVR.
Bảng 4.5. Kết quả ký cam kết bảo vệ RNM
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Ký cam kết (số hộ) 943 832 532 480 325
4.2.3. Công tác tuần tra kiểm tra, xử lý vi phạm về RNM
Công tác kiểm tra rừng ngập mặn ở Thị xã Quảng Yên được chú trọng quan tâm. Đối với cơ quan chuyên môn Hạt Kiểm lâm bố trí 06 cán bộ phụ trách quản lý địa bàn 19 phường xã, 01 tổ Cơ động PCCCR và BVR thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra kiểm soát phát hiện, ngăn chặn các vi phạm về rừng ngập mặn và xử lý theo quy định.
Hàng tháng, trên cơ sở Quy chế phối hợp đã ký, Hạt Kiểm lâm phối hợp với Phòng Kinh tế, Hạt quản lý đê điều và Trạm Kiểm sốt biên phịng
Hà An tổ chức tuần tra, kiểm tra diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn bằng đường thủy tại những khu vực xa đất liền mà không đi được bằng đường bộ.
Trước những năm từ khoảng 2010 trở về trước, hiện tượng phá rừng ngập mặn để nuôi hầu, hà cũng như làm chất đốt trên địa bàn có xảy ra. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhận thức của người dân gần rừng được nâng lên, tình trạng trên được chấm dứt hồn tồn.
Theo số liệu của Hạt Kiểm lâm thị xã Quảng Yên cung cấp, kết quả vi phạm về rừng ngập mặn từ năm 2013 đến năm 2017 đã phát hiện 06 vụ vi phạm, trong đó 01 vụ đã được các cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (Bảng 4.6).
Bảng 4.6. Tình hình phá rừng ngập mặn từ năm 2013-2017 Năm Số vụ Năm Số vụ phá rừng Diện tích RNM bị phá (ha) Đã xử lý (xử lý hành chính) Biện pháp khắc phục 2013 01 0,076 01 Buộc trồng lại rừng 2014 0 0 0 2015 0 0 0 2016 03 1,1 0 Buộc trồng lại rừng 2017 02 2,5 0
Nguồn: Bộ phận Thanh tra, pháp chế Hạt Kiểm lâm Quảng Yên (2017)
- 01 vụ phá rừng ngập mặn ven đê thuộc Phường Phong Hải để làm bãi sửa chữa tàu, thuyền.
- 03 vụ phá rừng ngập mặn ven đê tại Phường Yên Hải và phường Phong Hải để lấy mặt bằng làm nhà lán, máy móc, bãi vật liệu xây dựng của các đơn vị thi công thực hiện Dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng.
- 02 vụ phá rừng ngập mặn trong đầm nuôi trồng thủy sản tại phường Hà An và xã Hồng Tân để mở rộng mặt thống nước phục vụ việc nuôi trồng thủy sản.
4.2.4. Tình hình sâu bệnh hại
Trong thời gian từ năm 2013-2017, trên địa bàn thị xã Quảng Yên các cơ quan chức năng đã phát hiện 01 lần sâu bệnh hại trên các diện tích rừng ngập mặn vào năm 2016 cụ thể: tại địa phận xã Liên Vị và Yên Hải, dọc khu vực ngồi đê, phát hiện tình trạng bệnh hại lá trên cây mắm với diện tích gần 30 ha. UBND thị xã Quảng Yên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng Hạt Kiểm lâm, Phòng Kinh tế, Hạt Quản lý đê và cơ quan thú y kiểm tra thực tế xác định diện tích rừng bị bệnh héo lá làm cho cây ngập mặn bị héo, tuy nhiên vẫn các đỉnh chồi vẫn sinh trưởng phát triển không gây chết cây rừng ngập mặn, sau một thời gian diện tích trên phục hồi và phát triển bình thường.
4.2.5. Cơng tác trồng rừng, chăm sóc rừng ngập mặn
Nhằm khơi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Tạo được những đai rừng phịng hộ chắn sóng, chống sạt lở, bảo vệ các cơng trình bờ, đập ven biển, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; bảo vệ cảnh quan, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nước ven bờ; gìn giữ và mở rộng môi trường sống cho các loài sinh vật biển, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ven bờ. Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2731/QĐ-UBND phê duyệt dự án trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng ngập mặn phòng hộ ven biển phạm vi thị xã Quảng Yên giai đoạn 2012-2020.
Bảng 4.7: Kết quả thực hiện trồng và chăm sóc rừng
STT Hạng mục Diện tích (ha) Kinh phí (đồng)
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
I Năm 2012 864.000.000 856.806.708 Trồng mới 100 100 864.000.000 856.806.708 II Năm 2013 1.376.000.000 1.247.899.514 1 Trồng mới 122 122 1.066.000.000 964.929.514 2 Chăm sóc năm 2 100 70 210.000.000 204.890.000 3 Chi quản lý 100.000.000 78.080.000 III Năm 2014 1.713.950.000 1.174.852.000 1 Trồng mới 137,6 79,6 1.100.800.000 636.800.000 2 Chăm sóc năm 2 và 3 222 171,3 486.150.000 451.026.000 3 Chi quản lý 127.000.000 87.026.000 IV Năm 2015 851.000.000 628.074.000 1 Chăm sóc năm 2,3,4 310 238,9 788.000.000 581.550.000 2 Chi quản lý 310 238,9 63.000.000 46.524.000 Tổng cộng: 4.804.950.000 3.907.632.222
Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Quảng Yên (2017)
Căn cứ bảng số liệu trên ta thấy, kế hoạch trồng rừng ngập mặn từ năm 2012-2014 tại thị xã là 359,6 ha thực hiện là 301,6 ha với tổng vốn đầu tư là 3.907.632.222 đồng bao gồm chi phí trồng rừng, chăm sóc rừng và chi phí quản lý. Có thể thấy thực hiện chính sách của Nhà nước về trồng rừng ven biển ứng phó với chống biến đổi khí hậu thì tỉnh Quảng Ninh cũng đã quan
tâm và cụ thể hóa bằng việc triển khai thực hiện việc trồng rừng, chăm sóc rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên.
4.2.6. Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại thị xã Quảng Yên
Kết quả thống kê từ Hạt Kiểm lâm và Phịng Tài ngun Mơi trường thị xã từ năm 2013 đến năm 2017 có 01 Dự án có tác động đến diện tích rừng ngập mặn và đã thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cụ thể Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng thực hiện chuyển đổi 6,71 ha rừng ngập mặn vào năm 2015. Đây là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, thúc đẩy liên kết vùng, góp phần kết nối toàn khu vực tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, mở thêm không gian và cơ hội phát triển kinh tế xã hội lớn cho toàn khu vực.
4.2.7. Sự phối hợp của chính quyền địa phương và sự tham gia của người dân trong công tác QLBVR dân trong công tác QLBVR
4.2.7.1. Công tác phối hợp với chính quyền địa phương
Với chức năng nhiệm vụ được giao, lực lượng Kiểm lâm luôn là lực lượng nịng cốt trong cơng tác QLBVR. Sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương là một việc làm hết sức quan trọng, thực hiện đúng chủ chương của Đảng chính sách nhà nước là “ bám rừng, bám dân, bám chính quyền”. Trong những năm gần đây, công tác phối hợp được quan tâm chú trọng, không chỉ giữa các cơ quan chức năng, phịng chun mơn của thị xã: Cơng an, qn sự, Kiểm lâm, Phịng Kinh tế, Phòng TN&MT mà UBND thị xã chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm tăng cường phối với với chính quyền cơ sở bằng việc xây dựng quy chế phối hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị.
Theo đó các nội dung phối hợp gồm có: Tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý về lâm nghiệp ở địa phương; tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng; tổ chức thực hiện phát triển sản xuất
lâm nghiệp trong đó có đạo tạo nghề để người dân chuyển đổi nghề từ khai thác lâm sản sang ngành nghề khác.
4.2.7.2. Sự tham gia của người dân
Kết quả phỏng vấn 30 hộ gia đình sống trong và gần rừng tại các xã, phường. Rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên chưa được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng nên sự tham gia của người dân chủ yếu là công tác bảo vệ rừng. Đây cũng là kết quả công tác vận động tuyên truyền của các cấp quản lý tại thị xã Quảng Yên.
Những năm qua, được sự tuyên truyền thường xuyên của các cơ quan chun mơn, chính quyền địa phương, người dân đã cơ bản nhận thức được vai trò của rừng ngập mặn đối với môi trường và đời sống xã hội, tích cực tham gia bảo vệ rừng tại địa phương đồng thời mạnh dạn tố cáo những trường hợp có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
4.2.8. Tồn tại, hạn chế, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn rừng ngập mặn
4.2.8.1. Tồn tại, hạn chế trong quản lý bảo vệ rừng
Về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
+ Năm 2014, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định 2668/QĐ- UBND ngày 14/11/2014 Phê duyệt kết quả rà, soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, tất cả diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên được quy hoạch với chức năng rừng phịng hộ chắn sóng. Tuy nhiên theo kết quả thống kê của Hạt Kiểm lâm và Phịng Tài ngun Mơi trường thị xã thì có đến 891 ha diện tích rừng ngập mặn nằm trong các đầm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã được quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản. Việc chưa thống nhất, chồng chéo giữa 2 Quy hoạch dẫn đến việc số liệu giữa các ngành quản lý khác nhau, chưa thống nhất từ cấp cơ sở.
+ Tháng 9/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 3722/QĐ-UBND ngày 19/9/2018 về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kết quả là điều chỉnh 2.082,5 ha rừng ngập mặn từ chức năng phòng hộ sang chức