Tồn tại, hạn chế, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 57)

gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng nên sự tham gia của người dân chủ yếu là công tác bảo vệ rừng. Đây cũng là kết quả công tác vận động tuyên truyền của các cấp quản lý tại thị xã Quảng Yên.

Những năm qua, được sự tuyên truyền thường xuyên của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, người dân đã cơ bản nhận thức được vai trò của rừng ngập mặn đối với môi trường và đời sống xã hội, tích cực tham gia bảo vệ rừng tại địa phương đồng thời mạnh dạn tố cáo những trường hợp có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

4.2.8. Tồn tại, hạn chế, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn rừng ngập mặn

4.2.8.1. Tồn tại, hạn chế trong quản lý bảo vệ rừng

Về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

+ Năm 2014, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định 2668/QĐ- UBND ngày 14/11/2014 Phê duyệt kết quả rà, soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, tất cả diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên được quy hoạch với chức năng rừng phòng hộ chắn sóng. Tuy nhiên theo kết quả thống kê của Hạt Kiểm lâm và Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã thì có đến 891 ha diện tích rừng ngập mặn nằm trong các đầm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã được quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản. Việc chưa thống nhất, chồng chéo giữa 2 Quy hoạch dẫn đến việc số liệu giữa các ngành quản lý khác nhau, chưa thống nhất từ cấp cơ sở.

+ Tháng 9/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 3722/QĐ-UBND ngày 19/9/2018 về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kết quả là điều chỉnh 2.082,5 ha rừng ngập mặn từ chức năng phòng hộ sang chức năng sản xuất. Tuy nhiên một số diện tích rừng ngập mặn thuộc Quy hoạch 3 loại rừng vẫn chồng với diện tích đất nuôi trồng thủy sản của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Bản đồ Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến 2030

Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Hình 4.11. Sự chồng chéo giữa các quy hoạch Về chính sách.

+ Tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chỉ quy định xử lý các hành vi vi phạm về rừng được quy hoạch sản xuất, phòng hộ, đặc dụng mà chưa quy định đối với các trường hợp vi phạm về rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp.

Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm thị xã Quảng Yên, năm 2017 diện tích rừng ngập mặn nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 380.27 ha. Diện tích này đang được quản lý bởi các cơ quan chức năng nhưng khi xảy ra vi

phạm trên những diện tích đó sẽ khó khăn trong việc xử lý đối tượng vi phạm vì chưa được điều chỉnh trong chế tài xử phạt.

Tại Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp thay thế Nghị định số Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ cũng chưa quy định cụ thể trong việc xử phạt các hành vi, chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép đói với những diện tích rừng chưa được quy hoạch lâm nghiệp.

+ Quy định để xác định thành rừng về tiêu chí diện tích chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tại Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 quy định: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 ha trở lên.

Tuy nhiên trong những năm qua, Thông tư 34/TT-BNN&PTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng trong một thời gian dài triển khai thực hiện đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng đó là việc xác định diện tích thành rừng. Tại Điều 3 quy định Tiêu chí xác định rừng cụ thể như sau:

Một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau: 1. Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan.

Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là rừng.

Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng.

2. Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên. 3. Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên.

Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán.

Hình 4.12: Nhiều vị trí diện tích rừng ngập mặn dƣới 0,5 ha

Tại khu vực nghiên cứu nhiều diện tích cây ngập mặn tập trung dưới 0,5 ha. Song hiện nay trong công tác quản lý về mặt cơ sở dữ liệu của cơ quan Kiểm lâm những diện tích này đang được tính là rừng ngập mặn. Khi xảy ra các hành vi vi phạm về chặt phá tại các vị trí này cơ quan chức năng lúng túng trong việc đưa ra xử lý theo quy định vì chưa đủ tiêu chí thành rừng.

Diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn thị xã Quảng Yên không giao cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào quản lý mà do UBND các phường, xã quản lý. Từ những năm 2010 trở về trước, nhiều diện tích đất có rừng ngập mặn được UBND thị xã giao sổ đỏ cho các hộ gia đình với mục đích nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên việc giao đất chưa gắn với việc giao rừng ngập mặn có trên đất, chưa gắn trách nhiệm của các chủ đầm trong quản lý bảo vệ rừng trong diện tích đất được giao. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp thì cơ quan Tài nguyên và Môi trường và cơ quan Kiểm lâm trong việc hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp đã được giao rừng, thuê rừng nhưng chưa được giao đất, thuê đất hoặc chưa được công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nhưng đến nay công tác này vẫn chưa được triển khai thực hiện.

+ Cơ chế tài chính

Kinh phí dành cho công tác quản lý bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương các xã phường rất hạn chế. Theo quy định những diện tích rừng chưa giao mà do UBND xã trực tiếp quản lý, Nhà nước hỗ trợ 100.000đồng/ha/năm cho ngân sách xã để tổ chức quản lý bảo vệ rừng nhưng thực tế công tác này chưa được triển khai thực hiện.

4.2.8.2. Cơ hội trong công tác quản lý bảo vệ rừng

+ Kinh phí đầu tư công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương càng ngày càng được quan tâm, đặc biệt đối với thị xã Quảng Yên là địa phương ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn. Hơn nữa Trung ương và tỉnh Quảng Ninh luôn coi trọng việc bảo vệ rừng ngập mặn ven biển ứng phó với chống biến đổi khi hậu, đó là dành nguồn kinh phí cả về phát triển rừng và chi phí quản lý đối với rừng ngập mặn mới trồng.

Khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện đồng bộ trên phạm vi cả nước sẽ làm tăng nguồn thu nhập cho người dân khi được giao rừng góp phần phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương được tốt hơn.

+ Nâng cao năng lực trình độ cho các cơ quan, cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là lượng Kiểm lâm cho phù hợp với tình hình hiện nay khi Luật Lâm nghiệp sắp có hiệu lực thi hành yêu cầu, nhiệm vụ đối với cán bộ quản lý nhiều hơn đòi hỏi cán bộ phải có năng lực trình độ ngày một nâng cao.

4.2.8.3. Thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng

+ Đội ngũ cán bộ cộ công chức viên chức làm công tác quản lý bảo vệ rừng còn mỏng, đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm khi mà mỗi cán bộ Kiểm lâm phải phụ trách 3-4 xã phường (06 Kiểm lâm phụ trách 19/19 xã phường). Các cán bộ Kiểm lâm đã nhiều tuổi, độ tuổi trung bình của 06 cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn thị xã Quảng Yên là 55 tuổi, năng lực, trình độ chuyên môn còn hạn chế.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã dần dần sang công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là việc phát phát triển hệ thống cảng biển tại khu vực đầm nhà Mạc thuộc xã Liên Vị và Phong Cốc và một loạt các dự án khác đã được phê duyệt chủ trương đầu tư liên quan trực tiếp đến diện tích rừng ngập mặn. Theo thống kê của Phòng Tài nguyên Môi trường năm 2017, có 18 dự án lớn nhỏ trên địa bàn bao gồm những dự án mới đang ở giai đoạn nghiên cứu địa điểm quy hoạch và những dự án đã được đồng ý chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện, diện tích rừng bị mất đi khi các dự án được triển khai thực hiện lên đến 2.100 ha. Đây là thách thức lớn cho cán bộ quản lý tại địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới.

4.3. Ảnh hƣởng của các nhân tố đến hoạt động quản lý bảo vệ rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên

4.3.1. Yếu tố con người

Đây là nhân tố quan trọng nhất, có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động quản lý bảo vệ rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên.

4.3.1.1. Phát triển đầm, ao nuôi trồng thủy sản

Theo kết quả thống kê, tại Thị xã Quảng Yên, ngoài diện tích rừng ngập mặn nằm ven đê, dọc các sông thì diện tích còn lại đa số nằm trong khu vực đầm nuôi trồng thủy sản. Do chưa hiểu hết được giá trị của rừng ngập mặn và do lợi ích kinh tế nên trong những năm gần đây, mô hình đầm ao nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người lao động, hình thức chuyển đổi từ nuôi quảng canh sang thâm canh phát triển, ảnh hưởng lớn đến diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn. Cụ thể là hành động phá rừng ngập mặn để lấy mặt thoáng. Để có nhiều diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, nhiều chủ đầm đã tiến hành cải tạo, nâng cấp đầm nuôi bằng cách phá một phần diện tích rừng và cây ngập mặn trong đầm nuôi trồng thủy sản. Chỉ tính riêng trong năm 2017, Hạt Kiểm lâm đã phát hiện 03 trường hợp phá rừng ngặp mặn để phục vụ việc nuôi trồng thủy sản.

Phá một phần diện tích RNM Phá toàn bộ RNM (chuyển từ nuôi quảng canh sang thâm canh)

Một số trường hợp người dân không trực tiếp tác động vào rừng ngập mặn mà tác động gián tiếp, đó là việc chủ động tháo sạch nước trong đầm và phơi khô đầm nuôi trồng thủy sản trong một thời gian dài, dẫn đến tình trạng cây rừng ngập mặn không được sống trong môi trường nước, lâu dần cây rừng ngập mặn sẽ tự chết. Đây cũng là hình thức phá rừng ngập mặn với mục đích nuôi trồng thủy sản tuy nhiên phương thức tác động là gián tiếp.

Hình 4.14. Tháo sạch nƣớc và phơi khô đầm trong thời gian dài

4.3.1.2. Hoạt động đánh bắt thủy sản trên sông

Tính đến hết năm 2017, trên toàn địa bàn thị xã Quảng Yên có khoảng 8.700 người lao động trực tiếp bằng nghề đánh bắt, khai thác thủy sản trên sông, số lượng tàu thuyền lớn nhỏ đã đăng ký là 2.763 chiếc tập trung khai thác quá mức đặc biệt là việc sử dụng các dụng cụ đánh bắt mang tính tận diệt đó là lống bát quái làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gây mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn.

4.3.1.3. Chặt phá cây rừng ngập mặn để lấy nguyên liệu

Tại Thị xã Quảng Yên, khu vực Hà Nam có đến 18 hộ gia đình đang có nghề truyền thống làm bánh gio, một loại bánh đặc sản của địa phương, nguyên liệu để làm nên bánh gio ngon, đậm đà chính là thành phần từ cây giá - loài cây ngập mặn phân bố trên địa bàn. Khi chặt hết những cây phân bố trên các bờ đầm, người dân vào rừng, chặt cây giá gom thành từng đống đốt lấy tro mang về hòa với nước vôi để làm bánh.

Hình 4.15. Ngƣời dân chặt cây giá đốt lấy tro

4.3.2. Yếu tố tự nhiên

4.3.2.1. Môi trường nước

+ Tại khu vực nghiên cứu, nhiều đầm nuôi trồng thủy sản có diện tích rừng ngập mặn nguồn nước bị ô nhiễm, hệ thống rong rêu phát triển dày đặc ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng ngập mặn.

+ Hiện tượng xói lở bờ sông: Một phần diện tích rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu phân bố dọc bờ sông, các kênh nước. Tốc dộ dòng chảy tại nhiều kênh nước trên địa bàn lớn, theo thời gian tại những khu vực này, diện tích rừng ngập mặn bị xói lở, cuốn trôi theo dòng nước làm giảm diện tích, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của rừng.

Hình 4.16. Ô nhiễm nƣớc trong đầm Hình 4.17. Xói lở tại kênh cái Tráp

4.3.2.2. Khí hậu

Bão: Thị xã Quảng Yên Là thị xã ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Bão xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có nhiều bão nhất là tháng 7, tháng 8. Bão vào thị xã Quảng Yên thường có tốc độ gió từ 20 - 40 m/s, ảnh hưởng của bão gây ra mưa lớn, lượng mưa từ 100 - 200 mm, có nơi trong thị xã tới 500 mm. Bão gây thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân.

Như phân tích ở trên diện tích trồng rừng ngập mặn từ năm 2012-2014 là 301,6 ha. Tuy nhiên, tháng 11 năm 2013 do ảnh hưởng của cơn bão số 14 (HAIYAN), diện tích rừng trồng ngập mặn năm 2012 và 2013 bị thiệt hại tương tối lớn. Đến năm 2015 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định 2010/QĐ-UBND thanh lý diện tích rừng trồng không thành rừng do bão gây nên 62,7 ha.

- Nhiệt độ không khí: Thị xã Quảng Yên chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 ở vùng ven biển dao động từ 13 - 140

C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 12 và tháng 1 là 30C. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng cảu cây rừng ngập mặn tại nơi đây.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế và Hạt Kiểm lâm thị xã, năm 2016,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)