Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 28 - 45)

3.1.2. Địa hình

Thị xã Quảng Yên nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng núi cánh cung Đơng Triều - Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sơng lạch nên địa hình đa dạng, phức tạp, địa hình đồi - núi thấp và đồng bằng thấp trũng chiếm ưu thế. Sông Chanh là một nhánh của sông Bạch Đằng đã chia Thị xã Quảng Yên thành 2 vùng rõ rệt.

- Vùng Hà Bắc: Gồm 7 phường và 4 xã nằm bên tả ngạn sông Chanh

gồm: phường Minh Thành, phường Đông Mai, phường Tân An, phường Cộng Hòa, phường Quảng Yên, phường Hà An, phường Yên Giang, xã Sơng Khoai, xã Hiệp Hịa, xã Tiền An và xã Hồng Tân.

Với diện tích khoảng 6.100ha, vùng Hà Bắc có 3 dạng địa hình chính: + Khu vực đồi núi, gồm 3 dãy núi lớn;

Dãy Bàn Cờ cao độ khoảng từ 10-440 m, độ dốc khoảng 20%;

Dãy núi Vũ Tướng và núi Hồ Nứa (núi Na) cao từ 10 - 220 m, độ dốc khoảng 10%;

Dãy thứ 3 nằm trên đảo Hoàng Tân, cao độ từ 10-65m, độ dốc khoảng 20%. Ngồi ra cịn có một số núi đồi nhỏ nằm rải rác ở các phường Cộng Hòa, Tiền An, Tân An, xã Hiệp Hịa, Hồng Tân như các núi Trũng Táo, núi Giếng Đá, núi Hũng Sơng, núi Trũng Thóc, núi Đun, núi Nấm Chuông, núi Hang Bo, núi Đầu Rằm, núi Cành Chẽ, cao độ từ 5-76m, đột dốc hơn 10%.

+ Dạng địa hình 2 là dạng địa hình thấp trũng. Chủ yếu là các khu ruộng trũng và nuôi trồng thủy sản, cao độ trung bình 0,8 m. Cao độ nền khoảng 2m, dốc nền thoải dần ra các kênh rạch tự nhiên.

- Vùng Hà Nam:

Gồm 4 phường và 4 xã: phường Phong Cốc, phường Yên Hải, phường Nam Hòa, phường Phong Hải, xã Liên Hòa, xã Cẩm La, xã Liên Vị và xã Tiền Phong.

Nằm ở hữu ngạn sơng Chanh được hình thành từ thế kỷ thứ XV là một hòn đảo được bao bọc bởi 34 km đê biển với cao trình 5,5 m. Đây là vùng đất tạo nên do quai đê lấn biển, mở rộng các bãi bồi ven sông và bãi sú vẹt ven biển. Vùng này bằng phẳng nhưng địa hình thấp so với mặt nước biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên đất chua mặn là chủ yếu. Khu ngoài đê là vùng bãi triều đã và đang được khoanh bao để nuôi trồng thủy hải sản tạo điều kiện phát triển ngành thuỷ sản.

Ngồi ra, trên địa bàn thị xã cịn có vùng bãi triều ngồi đê khá rộng lớn, chủ yếu là các cồn cát, bãi cát, bãi sú vẹt và rừng ngập mặn thấp. Đất đai ở khu vực bãi triều này thường xuyên bị biến đổi và ngập nước do tác động của các dịng chảy và thủy triều.

3.1.3. Khí hậu

Thị xã Quảng Yên là Thị xã trung du ven biển chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, thị xã Quảng n có những đặc trưng khí hậu sau:

- Nhiệt độ khơng khí: Ở vùng thấp dưới 200m có tổng tích ơn 8.0000C và nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, vùng cao từ 200m - 1.000 m có tổng tích ơn dưới 7.5000

C, nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C.

Thị xã Quảng n chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc nên mùa đơng khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 ở vùng ven biển dao động từ 13 - 140C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 12 và tháng 1 là 30C. Mùa hè nhiệt độ khá cao, trị số trung bình tháng 7 ở hầu hết các nơi trong thị xã dao động từ 29 - 29,50C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 38,90C.

- Nắng: Ở thị xã Quảng Yên có số giờ nắng trong một năm khá cao so với các huyện khác trong tỉnh, trung bình số giờ nắng dao động từ 1.700- 1.800 h/năm. Nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.

- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.444 mm. Năm có lượng mưa lớn nhất 2.636 mm, nhỏ nhất 916 mm. Mưa ở thị xã Quảng n phân bố khơng đều trong năm, phân hố theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là mùa mưa nhiều và mùa mưa ít, chi phối mạnh mẽ tới nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Mùa mưa nhiều: Kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 88% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8 (371 mm).

+ Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 12% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 (18,1 mm).

- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình hàng năm của Thị xã là 80-82%, cao nhất vào tháng 3 đạt tới trị số 91%, thấp nhất vào tháng 11 cũng đạt 68%. Sự chênh lệch độ ẩm khơng khí tương đối giữa các vùng trong thị xã không lớn lắm, nó phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hoá theo mùa, mùa mưa có độ ẩm khơng khí cao hơn mùa mưa ít.

- Gió: Thị xã Quảng n có 2 loại gió thổi theo mùa chính là gió đơng bắc và gió đơng nam:

+ Gió đơng bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thịnh hành gió bắc và đơng bắc tốc độ gió từ 2 đến 4 m/s. Gió mùa đơng bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa đơng bắc đạt tới cấp 5 - 6, ngoài khơi cấp 7 - 8. Đặc biệt gió mùa đơng bắc tràn về thường lạnh, giá rét ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người. + Gió đơng nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió nam và đơng nam, gió thổi từ vịnh vào mang theo nhiều hơi nước. Tốc độ gió trung bình 2 - 4 m/s (cấp 2 - 3) có khi tới cấp 5 - 6.

Nhìn chung, chế độ khí hậu và thời tiết ở Quảng Yên có đặc điểm chung của khí hậu miền bắc Việt Nam nhưng do nằm ven biển nên ơn hồ hơn, thuận lợi cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển du lịch. Tuy nhiên, khó khăn nhất về điều kiện thời tiết là chịu ảnh hưởng mạnh của bão. Bão xuất hiện từ tháng 5-10, nhiều nhất vào tháng 7-8, vận tốc gió trung bình từ 20-40m/s, gây ra mưa lớn tác động xấu đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, nhất là đối với ngư dân. Thời tiết mùa đông lạnh gây ảnh hưởng phần nào đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nhưng cũng tạo điều kiện cho sản xuất vụ đơng, đa dạng hố sản phẩm.

3.1.4. Chế độ thủy văn, thủy triều

Hệ thống sông ở Quảng Yên phần lớn là sơng nhỏ, diện tích lưu vực khoảng 300km2. Bạch Đằng là sơng lớn nhất, là chi lưu của sơng Thái Bình,

ngăn cách Thị xã với Hải Phịng. Đến Phà Rừng sơng Bạch Đằng chia thành 2 nhánh lớn là sông Chanh và sông Rút bao lấy đảo Hà Nam rồi đổ ra biển Cát Bà, Cát Hải (Hải Phòng), nhánh còn lại của Bạch Đằng đổ ra cửa biển Nam Triệu (Hải Phịng).

Phía Đơng có một số sơng nhỏ như sông Khoai, sông Hốt, sông Bến Giang và Bình Hương. Sơng Chanh chia thị xã Quảng Yên thành 02 vùng rõ rệt, vùng Hà Bắc gồm 11 xã, phường nằm bên tả ngạn sông, vùng Hà Nam gồm 8 xã, phường cịn lại nằm bên hữu ngạn sơng. Vùng Hà Nam là đảo Hà Nam được bao bọc bằng 34 km đê biển cao 5,5m với địa hình thấp hơn mực nước biển.

Bờ biển thị xã Quảng Yên nằm trong vịnh Hạ Long, đáy biển nông và thoải. Độ sâu trung bình của vịnh từ 4 - 6 m. Trong vịnh có nhiều đảo tạo thành bức bình phong chắn sóng, chắn gió của đại dương, thuận lợi cho sự lắng đọng phù sa và phát triển bãi bồi ven biển. Thuỷ triều mang tính chất nhật triều đều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, biên độ thuỷ triều từ 3 – 4 m.

Chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều đều, hầu hết số ngày trong tháng 23-25 ngày, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, mỗi tháng có một lần triều cường và một lần triều kém, một năm có 176 ngày triều cường, mực nước trên 1,1m.

Đánh giá chung về thủy văn và nguồn nước của Thị xã: Mạng lưới dòng chảy mặt ở Quảng Yên khá dày hầu hết chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông, thuận lợi cho phát triển vận tải đường thuỷ và khai thác, ni trồng thủy sản, nhưng ít phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp do nước bị nhiễm mặn.

3.1.5. Các nguồn tài nguyên

3.1.5.1. Tài nguyên đất

Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nơng hố tỉnh Quảng Ninh năm 2005, đất đai trên địa bàn thị xã Quảng Yên được chia thành 7 nhóm đất, 10 đơn vị đất và 24 đơn vị phụ như sau:

a) Nhóm đất cát:

Diện tích 692,21 ha = 2,29% diện tích đất tự nhiên tồn Thị xã phân bố chủ yếu ở các xã, phường ven biển, ven sông như: Minh Thành, Đơng Mai, Tiền An.

Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sơng chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thơ với sự hoạt động trầm tích phù sa của các hệ thống sơng và biển.

b) Nhóm đất mặn:

Đất mặn được hình thành từ những phù sa sơng, biển lắng đọng trong mơi trường nước biển do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mạch ngầm ven biển cửa sơng.

Diện tích 6.956,48 ha = 23,05% diện tích đất tự nhiên, có 1 đơn vị đất: Đất mặn sú, vẹt, đước: Diện tích 6.956,48 ha, chiếm 23,05% diện tích nhóm đất, phân bố ở các bãi ngoài đê biển thuộc các xã, phường vùng Hà Nam. Đất mặn sú vẹt đước có 02 đơn vị đất là:

+ Đất mặn sú vẹt đước điển hình: diện tích 6.523,18 ha + Đất mặn sú vẹt đước cơ giới nhẹ: diện tích 433,3 ha

c) Nhóm đất phèn:

Được hình thành do sản phẩm phù sa với vật liệu sinh phèn, phát triển mạnh ở mơi trường yếm khí, khó thốt nước. Diện tích 4.908,65 ha = 16,26% diện tích tự nhiên.

d) Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.008,73 ha = 3,34% diện tích đất tự

nhiên, được hình thành từ sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sơng suối lớn trong vùng.

e) Nhóm đất có tầng sét loang lổ: Diện tích 1.087,01 ha = 3,6% diện

tích đất tự nhiên, phân bố ở bậc thềm thấp của phù sa cổ ở các xã, phường: Sơng Khoai, Cộng Hồ..

f) Nhóm đất xám: Diện tích 103,74 ha = 0,34% diện tích đất tự nhiên,

đất xám được hình thành và phát triển chủ yếu trên phù sa cổ và đá cát, hầu hết nằm ở địa hình cao, thốt nước tốt. Thành phần khoáng trong đất phổ biến là thạch anh, kaolinit, halozit, gơtit.

g) Nhóm đất vàng đỏ: Diện tích 3.457,46 ha = 11,45% diện tích đất tự

nhiên, Phân bố ở các xã, phường: Minh Thành, Đơng Mai, Sơng Khoai, Cộng Hồ, Hồng Tân, Tiền An.

3.1.5.2. Tài nguyên nước

Thị xã Quảng Yên có nguồn tài nguyên nước mặt phong phú đó là nguồn nước hồ Yên Lập, có khả năng đảm bảo thỏa mãn nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Thị xã. Hồ Yên Lập được thiết kế với quy mơ lớn, có dung tích thường xun là 127,5 triệu m3

, dung tích hữu ích là 113,2 triệu m3. Hồ có hệ thống kênh chính dài 28,37 km và 45 tuyến kênh cấp I dài 107,1 km, nhiều tuyến kênh cấp II đủ đảm bảo tưới cho 10.000 ha đất canh tác.

Thực tế hiện nay mới đưa vào khai thác sử dụng 60% công suất thiết kế, nếu được đầu tư khai thác hết cơng suất của hồ thì khả năng đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, cho du lịch và cho sinh hoạt của nhân dân trong thị xã cả hiện tại và trong tương lai.

3.1.5.3. Tài nguyên rừng

Rừng ở thị xã Quảng Yên chiếm diện tích khơng lớn, phân bố tập trung ở khu vực đồi núi cao phía Bắc giáp với huyện Hồnh Bồ nhưng có vai trị

quan trọng đến phát triển kinh tế của thị xã, đặc biệt là trong bảo vệ nguồn nước hồ n Lập, chống xói mịn, ngăn sự bồi lắng lịng sơng, lịng hồ, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, tạo cảnh quan sinh thái đa dạng phục vụ cho phát triển du lịch. Năm 2015, độ che phủ rừng đạt khoảng 14,0%.

Là một thị xã ven biển nên rừng phịng hộ ven biển có vai trị rất quan trọng như chống gió, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các cơng trình ven biển. Năm 2015, diện tích rừng phịng hộ chắn sóng ven biển là 1.187,31 ha, chiếm 38,02% diện tích rừng tồn thị xã.

Diện tích đất rừng sản xuất phân bố chủ yếu ở các địa phương Minh Thành, Đông Mai, Sông Khoai, Cộng Hịa, Tiền An, Tân An, Hồng Tân.

3.1.5.4. Tài nguyên biển

Bờ biển của thị xã Quảng n có đặc điểm địa mạo tích tụ sơng – biển, có nhiều cửa sơng, đáy biển kiểu delta nơng, nhiều bồi tích bở rời, độ nghiêng nhỏ, trong đó có một số lạch sâu là các lịng sơng cũ. Vịnh tương đối kín sóng gió do được che chắn bởi một số đảo nhỏ nên thuận lợi cho tàu thuyền qua lại và trú đậu.

Đặc biệt khu vực cửa Nam Triệu, trong đó có cảng Lạch Huyện nằm ngồi cửa sơng Bạch Đằng đây chính là cánh cửa phía tả ngạn vùng cửa sơng, có độ mở hướng biển lớn và thơng thống; luồng lạch sâu và ít bị bồi tích hơn bên trong khu vực cảng Hải Phịng; mực nước sâu bình qn 8 mét, sâu nhất đến 10 mét; sóng nhỏ dưới 1 mét, luồng lạch rộng đáp ứng được yêu cầu vào – ra của các tàu có trọng tải lớn trên 50.000 DWT. Mặt bằng không gian rộng rãi với diện tích hàng nghìn ha, thuận tiện cho xây dựng cảng bến bãi, kho hàng và các khu cơng nghiệp, dịch vụ. Đây là khu vực có tiềm năng lợi thế rất lớn của thị xã Quảng Yên để xây dựng cảng nước sâu kết hợp với phát triển khu cơng nghiệp, khu chế xuất và hình thành khu kinh tế tổng hợp của Thị xã

cũng như của cả tỉnh. Tuy nhiên việc phát huy tiềm năng cánh cửa phía tả ngạn vùng cửa sông Bạch Đằng hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng do những hạn chế trong phân định hành chính.

Thị xã Quảng n có bờ biển chạy dài hơn 30 km với nhiều cửa sông và bãi triều, vùng biển nằm trong vịnh kín là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, tạo cho Thị xã có nguồn lợi thủy sản phong phú bao gồm thuỷ sản nước mặn và thủy sản nước lợ. Khả năng khai thác thuỷ sản các loại có thể đạt hơn 10 nghìn tấn/năm, trong đó riêng vùng triều có thể khai thác được 3.000 tấn. Ngồi ra, thị xã Quảng n cịn có điều kiện vươn ra để khai thác ở các ngư trường lớn thuộc vịnh Bắc Bộ như Cô Tô, Bạch Long Vĩ... với khả năng khai thác từ 40.000 – 50.000 tấn/năm.

Diện tích bãi triều, đầm phá rộng gần 12.300 ha tập trung ở khu vực cửa sông Bạch Đằng như Đầm Nhà Mạc, Cái Tráp, Đảo Quả Xoài và các khu vực Hà An, Hồng Tân... tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các khu ni trồng thủy sản tập trung với năng suất cao. Tuy nhiên, hiện nay Thị xã mới sử dụng hơn 8.000 ha, chủ yếu ở dạng quảng canh nên năng suất thấp và không ổn định, trong khi tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản cơng nghiệp cịn rất lớn. Diện tích bãi triều, đầm phá được chia thành 02 loại:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 28 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)