Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu Tài liệu chương trình Gặp gỡ tháng ba (Trang 34 - 39)

1. Công tác tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên

- Hàng năm Sở phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ.

- Thường xuyên chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, các dự án trên địa bàn tỉnh để kết nối việc làm cho người lao động, tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các địa phương để kết nối cung – cầu lao động. Kết quả trong năm 2021 Trung tâm đã phối hợp với các cơng ty trong và ngồi tỉnh tổ chức 01 phiên giao dịch việc làm tại xã Cư Knia, huyện Cư Jút thu hút 55 người lao động tham dự, trong đó: Số lao động đăng ký tìm kiếm việc làm là 30 người; Ngồi ra, Tư vấn chính sách pháp luật lao động, việc làm, xuất khẩu lao động cho 500 bộ đội xuất ngũ. Tư vấn việc làm cho lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp 1.832 người. Tư vấn trực tuyến tại 8 điểm cầu cho 240 đoàn thanh niên. Phối hợp với trường Cao đẳng Cộng đồng Đăk Nông tư vấn, giới thiệu việc làm, hướng nghiệp cho 200 học sinh, sinh viên đang theo học nghề tại trường.

- Hàng năm, thực hiện khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để thực hiện hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.

- Nhằm hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên và người lao động định hướng nghề nghiệp, giải quyết việc làm kịp thời và giúp doanh nghiệp có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khôi phục sản xuất sau thời gian dịch kéo dài. Trong thời gian qua, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã đa dạng hóa các hình thức tư vấn, giới thiệu việc làm như: trên các hệ thống wedsite, zalo, facebook, qua điện thoại hay tư vấn trực tuyến, hướng nghiệp. Đây là hoạt động sáng tạo, linh hoạt, không chỉ phù hợp trong bối cảnh dịch COVID -19, mà còn đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của đoàn viên thanh niên, người lao động ngày càng lớn trong thời kỳ công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

2. Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Trước tác động của đại dịch COVID-19, ảnh hưởng lớn đến việc làm của người lao động, trong đó có lực lượng thanh niên. Đợt dịch thứ 4 diễn biến phức tạp, mức độ lây lan trong diện rộng đặc biệt là các nhà máy trong khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố phía nam khiến nhiều lao động phải trở về địa phương. Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố số lao động từ các tỉnh, thành trở về địa phương gần 30.000 người.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp, chỉ đạo các địa phương thống kê, rà sốt tình hình việc làm và nhu cầu việc làm của người lao động để có các giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cụ thể như: tuyên truyền định hướng cho người lao động trước mắt tham gia vào công việc thu hoạch nông sản thời vụ như hái cà phê, tiêu tại địa phương;Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức các phiên giao dịch việc làm phù hợp để tư vấn, giới thiệu việc làm, đặc biệt là nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, các dự án trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm lâu dài tại địa phương; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp như loa phóng thanh, tờ rơi… về thị trường lao động để người dân, người lao động được biết để tìm kiếm việc làm;Chỉ đạo chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng, đơn vị liên quan (Tổ tiết kiệm và vay vốn) ưu tiên cho vay vốn giải quyết việc làm đối với người lao động trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bị mất việc làm và có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm.

Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức thống kê, rà soát, tư vấn người lao động trở về địa phương từ các tỉnh, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 và lao động tại địa phương có nhu cầu đi làm việc, học nhề, xuất khẩu lao động. Kết quả các điều tra viên đã tư vấn, lấy thông tin trực tiếp 5.652 người lao động. Trên cơ sở kết quả rà soát sẽ thực hiện các giải pháp để hỗ trợ tạo việc làm, đào tạo nghề phù hợp cho người lao động trong thời gian tới.

3. Kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc lam

- Năm 2021 tạo việc làm cho 11.023 lượt thanh niên, chiếm 60,66% tổng số lao động được tạo việc làm của tỉnh. Trong đó đi xuất khẩu lao động 176 người.

- Số thanh niên được đào tạo nghề là 3.528 người, chiếm 72% tổng số lao động được đào tạo nghề của tỉnh.

4. Những tồn tại, hạn chế

- Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số thanh niên bị mất việc làm, thiếu việc làm trở về địa phương từ các tỉnh phía nam lớn gây khó khăn cho các địa phương trong công tác giải quyết việc làm.

- Hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp , giới thiệu việc làm cho thanh niên hiệu quả chưa cao; Cơng tác dự báo thị trường lao động cịn hạn chế.

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm đến cơng tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên bền vững từ khâu nhận thức, tuyên truyền vận động, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát; công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành tại địa phương chưa chặt chẽ, cịn thiếu tính đồng bộ.

- Chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm và hiệu quả tạo việc làm cịn thấp. Cơng tác đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động.

5. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nhu cầu giải quyết việc làm hằng năm của thanh niên lớn, nhưng thực trạng, khả năng giải quyết việc làm tại tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu; chất lượng đào tạo nghề vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; chủ yếu là tự tạo việc làm hoặc nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư sản xuất hoặc tăng thu nhập đối với nghề đang làm. Chất lượng giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa bắt kịp theo yêu cầu của thị trường lao động.

- Còn một bộ phận thanh niên nhận thức hạn chế, tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước, khơng tự vượt khó vươn lên trong cơng tác tự tạo việc làm và giải quyết việc làm cho gia đình, bản thân.

- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh trực thuộc Sở Lao động – TB&XH chưa xây dựng được trụ sở làm việc nên phải đi thuê nhà dân, cơ sở vật chất để phục vụ công tác tư vấn giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động cịn thiếu, chưa có trường lớp để đào tạo nghề, ngoại ngữ cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngồi, trong và ngoài tỉnh theo yêu cầu, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó, tâm lý xã hội, gia đình, thanh niên cịn khá nặng về bằng cấp, ít quan tâm đến cơ hội việc làm trong tương lai và một bộ phận thanh niên, sinh viên chưa chủ động, nỗ lực trong tìm kiếm việc làm; thiếu kỹ năng trong việc tìm kiếm và duy trì việc làm.

III. Giải pháp

Để hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, thanh niên nói riêng địi hỏi sự tham gia tích cực, chủ động của các ngành, các cấp và trực tiếp là các địa phương, trong đó việc đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội tại địa

phương có ý nghĩa quyết định. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã và đang tập trung thực hiện những giải pháp sau:

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 06/01/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Tiểu Dự án 3 và nhu cầu kinh phí năm 2022 (Trong Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn từ năm 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đăk Nông); Kế hoạch số 103/KH- UBND ngày 02/3/2021 về thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2021-2025.

- Nâng cao năng lực dự báo nhu cầu lao động theo ngành, nghề làm cơ sở, định hướng đào tạo cho thanh niên; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin thị trường lao động.

- Chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn đào tạo nghề nghiệp với việc làm; chú trọng xã hội hóa cơng tác dạy nghề, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, thanh niên thông qua hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm; đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm; nâng tần suất, phạm vi các hoạt động các phiên giao dịch việc làm; xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin.

- Tăng cường tuyên truyền về chính sách lao động, việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh truyền hình, Báo, Loa truyền thanh xã, treo băng rôn, khẩu hiệu về tuyển dụng lao động, cung cấp thông tin về thị trường lao động; tổ chức phiên giao dịch việc làm cho thanh niên.

- Tiếp tục phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức các buổi tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động cho lực lượng bộ đội chuẩn bị xuất ngũ tại các đơn vị Quân đội.

- Thường xuyên tổ chức hướng nghiệp cho thanh niên thông qua hệ thống trường Trung học cơ sở,Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm giúp thanh niên có nhận thức, định hướng đúng đắn về lao động, nghề nghiệp, việc làm, thị trường lao động và cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập.

- Tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để phát triển kinh tế.

- Phối hợp chặt chẽ với các khu công nghiệp, các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ để giới thiệu, đưa lao động là thanh niên đi làm việc ở ngoại tỉnh.

Trên đây là nội dungtham luận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm lắng nghe của Hội nghị./.

7. Công an tỉnh

Chủ đề: “Cơng tác đấu tranh phịng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn

tỉnh Đắk Nông”

Một phần của tài liệu Tài liệu chương trình Gặp gỡ tháng ba (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)