Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc bổ sung eggstimulant đến khả năng sản xuất của gà bố mẹ Ai Cập lai với hai phương thức nuôi nhốt và bán nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 41)

4. Những đóng góp mới của luận văn

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong vài năm gần đây, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia cầm, gia súc đã được biết đến nhưng chưa được sử dụng rộng rãi, Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế; giải quyết tốt môi trường chăn nuôi vốn là một khó khăn cho chăn nuôi, tạo ra những sản phẩm an toàn về mặt chất lượng.

Những nhóm chế phẩm sinh học cần được người nuôi quan tâm

Nhóm chế phẩm sinh học cung cấp enzym sẽ giúp vật nuôi tiêu hóa tinh bột và lipit, giảm thấp tỷ lệ tiêu tốn thức ăn trong chăn nuôi. Trong nhóm này, chế phẩm Acid Pak4 Way chứa men cellulaz giúp tiêu hóa chất xơ, proteaza làm tiêu hóa chất đạm, amylaza góp phần tiêu hóa tinh bột, là loại chế phẩm sinh học có nhiều công dụng trong việc tăng trưởng đàn gia cầm, gia súc hiện nay.

Nhóm chế phẩm sinh học chứa các hỗn hợp tế bào men nấm dưới dạng đậm đặc sẽ kích thích tăng trưởng và hoạt động của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, do đó sẽ vô hiệu hóa độc tố nấm có trong thức ăn, chuyển hóa thức ăn nhanh, nâng cao khả năng sinh sản. Chế phẩm YeaSacc1026 bao gồm các tế bào nấm men của dòng men Saccharomyces cerevisiae 1026 là một dạng men sống dùng để trộn trong thức ăn. Chế phẩm Emitan do trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội sản xuất được chọn lọc từ nấm men chủng Endomycosis CG2 (loại chủng men được phân lập trong bánh men thuốc bắc) được sử dụng trong chăn nuôi heo con theo mẹ rất hiệu quả. Nhóm chế phẩm sinh học có chứa các nguyên tố vi lượng gắn kết với hợp chất hữu cơ như aminoacid hoặc peptid giúp cho việc hấp thu khoáng chất qua thành ruột được tốt hơn do đó tăng cường khả năng sinh học của khoáng chất trong cơ thể gia súc, gia cầm. Các chế phẩm nhóm này sẽ bổ sung một số nguyên tố vi lượng mà cơ thể đang cần, giúp con vật phòng trị được một số bệnh về dinh dưỡng, tăng khả năng miễn nhiễm, gia tăng hiệu quả sinh sản. Chế phẩm Bioplex Zine cung cấp kẽm hữu cơ giúp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt hoá các enym tiêu hóa, giúp phát triển da móng tốt. Chế phẩm Bioplex Manganese cung cấp mangan nhằm tăng cường khả năng thụ thai và phát triển xương. Bioplex Iron nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh thiếu chất sắt.

Nhóm chế phẩm sinh học có tác dụng gắn kết với các độc tố nấm mốc, vi khuẩn đường ruột mà đại diện là chế phẩm Bio-Mos. Chế phẩm này được chiết xuất từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae có khả năng thu hút và loại thải ra ngoài phần lớn các vi khuẩn đường ruột có hại như E. coli, Salmonella, các độc tố nấm như Alfatoxin. Vì vậy, sử dụng BioMos sẽ ngăn chặn sự định vị của mầm bệnh, tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh.

Làm sạch môi trường chăn nuôi cũng là một giải pháp giúp vật nuôi tăng trọng nhanh. Chính vì vậy, việc sử dụng loại chế phẩm giảm mùi hôi từ phân gia cầm gia súc sẽ làm tăng khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi. Đây là nhóm chế phẩm chứa hệ vi sinh vật hữu ích hoặc các chất được chiết xuất từ thực vật. Chế phẩm Komix USM có chứa Lactobacillus lên men đường sản sinh ra acid lactic cung cấp các chất trợ sinh, các vitamin nhóm B và các enzym tiêu hóa. Trạm thực nghiệm Văn Thánh đã thử nghiệm sử dụng chế phẩm EMC4 nhằm giảm mùi hôi phân heo. Kết quả sau 3 tháng nuôi, khối lượng heo thử nghiệm đạt khối lượng 110-120 kg/con, so với đối chứng là 90-100 kg/con, độ dày của mỡ chỉ còn 17,28 mm (so với đối chứng là 19,45 mm).

Năm 1999, Cao Thị Hoa dùng EM bổ sung vào thức ăn cho lợn con theo mẹ cho thấy EM có tác dụng giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy, đó hạn chế sử dụng kháng sinh trong điều trị nên lợn tăng khối lượng nhanh. Đỗ Trung Cứ (2000) dùng EM với tỷ lệ 0,2 % bổ sung cho lợn con trước và sau cai sữa thấy vi khuẩn có hại như E. coli và Salmonellagiảm đi rõ rệt từ 20,92 triệu vi khuẩn/1 gr phân trước khi thí nghiệm xuống 16,99 triệu VK/1 gr phân sau thí nghiệm, đồng thời giảm tỷ lệ tiêu chảy 30,0 %.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc bổ sung eggstimulant đến khả năng sản xuất của gà bố mẹ Ai Cập lai với hai phương thức nuôi nhốt và bán nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)