12/2006-31/01/2008 1/2/2008 19/05/2008 11/6/2008
Lãi suất cơ bản 8.25% 8.75% 12% 14%
Lãi suất tái cấp vốn 6.50% 7.50% 13% 15%
Lãi suất chiết khấu 4.50% 6% 11% 13%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhìn vào bảng ta có thể thấy, chỉ trong vịng 6 tháng đầu năm 2008, cả 3 loại lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu bị đã được điều chỉnh tới 3 lần và có xu
hướng gia tăng nhanh. NHNN cũng đã phát hành và yêu cầu các NHTM mua lại 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc với mức lãi suất 7.8% kì hạn 1 năm. Việc thực hiện song song cả 2 biện pháp trên đã rút đi một lượng lớn khối tiền của nền kinh tế khiến cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản nghiêm trọng. Chính điều này đã tạo ra cuộc đua lãi suất, biểu hiện là sự leo thang của lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng với kỷ lục 27%.
Đầu năm 2009, NHNN đã chủ trương hạ thấp lãi suất cơ bản từ 14% về 7%, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm thực thi chính sách tiền tệ mở rộng, tuy nhiên, trước sức ép của việc tăng trưởng tín dụng q nóng, NHNN đã chỉ đạo các NHTMNN khơng được tăng tín dụng quá 25%, đồng thời kiểm soát chặt chẽ lượng cung tiền qua thị trường mở, không được dùng vốn cho vay đầu tư bất động sản cũng như là các hoạt động đầu tư tài chính nhằm kiểm sốt mức tăng trưởng tín dụng cao.
Tháng 12/2010, do tình trạng thiếu thanh khoản nên một số ngân hàng đã đẩy mạnh lãi suất huy động ở nhiều loại kỳ hạn. Khách hàng rút tiền từ các ngân hàng mình đã gửi để gửi vào ngân hàng có lãi suất cao hơn khiến cho mâu thuẫn giữa các ngân hàng bùng nổ. Trước tình hình đó, Thống đốc NHNN u cầu các NHTM áp dụng lãi suất huy động không được vượt quá 14%/năm. Tuy nhiên do tình hình khát vốn, một số ngân hàng đã thực hiện một số biện pháp “lách luật” như thực hiện các chương trình khuyến mãi huy động tiền VND được đảm bảo bằng USD, chương trình tặng kèm vật phẩm như balo du lịch, bộ ấm; tiền gửi có kỳ hạn “ được rút gốc linh hoạt”, “ tiết kiệm với lãi suất thả nỗi”… Những sản phẩm này sẽ góp phần vào việc gia tăng rủi ro cho ngân hàng
Nhằm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn, vào năm 2011, NHNN đã ban hành thông tư 02 và 30 quy định trần lãi suất cho tất cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn.
Bảng 3.13: Lãi suất huy động theo TT 02/2011/TT-NHNN,30/2011/TT-NHNN.
Quy định Ngày Kỳ hạn VND
TT02/2011/TT-NHNN 3/3/2011 Tất cả các kỳ hạn 14%
TT30/2011/TT-NHNN 1/10/2011 Không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 1 tháng 6.0%
Kỳ hạn lớn hơn 1 tháng 14%
Ở cùng một mức lãi suất huy động như nhau thì các ngân hàng lớn có ưu thế hơn trong việc thu hút vốn của khách hàng. Các ngân hàng nhỏ lại rơi vào tình thế khó khăn và phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao, và để duy trì nguồn vốn cho hoạt động, một cuộc đua ngầm về lãi suất đã xuất hiện thay vì cơng khai như trước đây. Việc lách luật có lúc đã đẩy lãi suất huy động lên đến 17%/ năm.
Dấu hiệu thứ hai cho thấy các NHTM Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tìm ẩn về rủi ro thanh khoản tương đối cao đó là việc các ngân hàng bị tổn thất trong việc bán tài sản, mà điển hình đó là sự sụt giảm của giá cổ phiếu.
Trong giai đoạn 2010-2011, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn cả trong lẫn ngồi nước: lạm phát tăng cao, xuất nhập khẩu bị tác động bởi nợ công Châu Âu đã làm cho các chỉ số chứng khốn bị tụt giá nghiêm trọng. Trước tình hình biến động của thị trường chứng khốn như vậy, cộng thêm những khó khăn thanh khoản hiện thời, buộc các NHTM phải bán những chứng khoản này nhằm giải quyết tình hình khó khăn thanh khoản trước mắt dù thực tế họ đang bị lỗ nặng.
Thứ 3, mặc dù đã có các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM, tuy nhiên, thực tế phần lớn các chỉ số này đều vượt mức quy định. Điển hình là các chỉ số tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn gia tăng khá nhanh và đều vượt mức quy định đã đề ra (90%).
Thứ tư, tài sản thanh khoản của các ngân hàng bị sụt giảm nghiêm trọng cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản.