Loại hình và số lượng ngân hàng tính đến 31/12/2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 41)

Loại hình ngân hàng 2006 2007 2010 2011 2012 2013 2014 2016 NHTM nhà nước và ngân hàng cổ phần nhà nước có cổ phần chi phối 5 5 5 5 5 5 5 4 NHTM CP 32 34 37 37 34 33 33 28

Ngân hàng trách nhiệm hữu

hạn 1 thành viên - - - - - - 3

NHTM liên doanh 3 5 5 4 4 4 4 2

Chi nhánh NHTM nước ngoài 31 41 50 50 50 48 46 47

NHTM 100% vốn nước ngoài - - 5 5 5 5 5 6

Tổng số NH 71 85 102 101 98 95 91 87

Nguồn: báo cáo số liệu NHNN

Nhóm các NHTMCP biến động tương đối mạnh, giảm từ con số 37 ngân hàng vào năm 2011, về còn 34 ngân hàng vào năm 2012, xuống 33 ngân hàng vào năm 2013, 2014 và đến cuối năm 2016, chỉ cịn 28 ngân hàng. Trong khi đó, nhóm NHTMNN là nhóm duy nhất tăng lên về số lượng, từ con số 5 ngân hàng vào các năm trước đó, lên thành 7 ngân hàng vào năm 2016.

Giải thích cho sự biến động số lượng trên, nguyên nhân chính được xác định là do xuất phát từ hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các TCTD nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD theo quyết định 254 của Thủ Tướng Chính phủ. Theo đó, các ngân hàng hoạt động yếu kém, gây mất an toàn cho hệ thống sẽ được NHNN thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình như sáp nhập, hợp nhất, mua lại 0 đồng. Các vụ hợp nhất, sáp nhập đình đám có thể được kể đến như là: Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng Đệ Nhất và NHTMCP Sài Gòn được hợp nhất thành NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long sáp nhập vào NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NHTMCP Xăng Dầu sáp nhập vào NHTMCP Công Thương Việt Nam. Và 3 NHTMCP yếu kém (VNBC, Ocean Bank, GP Bank) được NHNN mua lại 0 đồng để trở thành NHTNHH nhà nước MTV.

Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam 3.1.2.

Để đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của tồn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả sẽ tiến hành phân tích các nhóm chỉ số về đặc điểm cũng như là tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng như sau:

3.1.2.1. Nhóm chỉ số về đặc điểm ngân hàng a. Vốn điều lệ a. Vốn điều lệ

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua ba lần thay đổi quy định về VĐL thông qua việc ban hành các Quyết định 67/QĐ-NH5 (ban hành vào ngày 27/03/1996), nghị định 82/1998/NĐ-CP (ban hành ngày 03/10/1998) và nghị định 141/2006/NĐ-CP (ban hành ngày 22/11/2006). Những năm trước 2006, quy định về mức vốn điều lệ thường rất thấp và thay đổi nhiều tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc điểm của ngân hàng như là thành lập ở khu vực thành thị hay nơng thơn, có một hay nhiều chi nhánh…Vì vậy đã có rất nhiều ngân hàng quy mô nhỏ được thành lập. Tuy nhiên, phần lớn các ngân hàng này đều hoạt động không hiệu quả như mong đợi vì sự cạnh tranh dữ dội của các ngân hàng lớn, việc thiếu kinh nghiệm và kiểm sốt khơng chặt chẽ trong q trình hoạt động cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra sự khơng hiệu quả trên, điều này góp phần tiềm ẩn các nguy cơ về rủi ro thanh khoản của hệ thống. Trước những nguy cơ trên, vào tháng 11/2006, NHNN đã ban hành nghị định mới nâng mức vốn pháp định áp dụng cho tất cả các tổ chức tín dụng ở Việt Nam như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)