Hệ số cdta và Z-score

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 115)

Nguồn: Tổng hợp BCTC của 27 NHTM

Nhìn vào đồ thị ta thấy giữa cdta và Z-score có tác động cùng chiều với nhau, điều này khẳng định vai trò quan trọng của chỉ số cdta trong cơng tác phịng ngừa rủi ro thanh khoản, định hướng cho ngân hàng cần phải duy trì tỷ số này ở mức độ ổn định để có thể đảm bảo cho thanh khoản ngân hàng ln được an tồn.

Tỷ lệ cho vay trên huy động ldr thể hiện tác động ngược chiều đến chỉ số Z-score

của các ngân hàng thương mại Việt Nam ở mức ý nghĩa 5%, điều này cho thấy rằng các ngân hàng càng có tỷ lệ cho vay trên huy động càng cao sẽ càng làm giảm chỉ số Z-score của các ngân hàng. Kết quả này ngụ ý rằng ngân hàng càng cho vay tương đối cao hơn so với huy động (tính thanh khoản của ngân hàng giảm) thì sẽ làm gia tăng khả năng phá sản của các ngân hàng. Kết quả này xảy ra đúng với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với phát hiện của Montgomery (2004), và của Popruga (2000).

00.675 00.597 00.571 00.570 00.619 00.495 00.525 00.379 00.347 00.376 00.077 00.058 00.059 00.046 00.040 00.042 00.046 00.031 00.033 00.035 00.000 00.100 00.200 00.300 00.400 00.500 00.600 00.700 00.800 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Z-score cdta

Bảng 4.4. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các ngân hàng Zscore Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số Cdta 0,3561*** (3,88) Ldr -0.2515** (-2,1) Lra 0,439177** (2,03) Lata -0,1194*** (-3,09) Lad -0,0667*** (-1,67) Lta -0,1025*** (-2,99) Size -0,0145*** (-3,27) 0,0065 (1,78) 0.144*** (2,37) -0,0166*** (-3,34) -0,0214*** (-4,26) -0,0159*** (-3,15) Cap 1,8765*** (35,86) 1,869*** (56.66) 1,9985*** (54,42) 1,8852*** (34,26) 1,8924*** (36,19) 1,8054*** (56,4) Gdpgr 0,0167*** (3,92) 0,2217*** (4,22) 0,0468** (2,02) 0,0187*** (4,04) 0,0181*** (4,16) 0,0241*** (7,39) Inf -0,0004 (-1,15) 0,00082 (2,39) 0,0035 (-0,01) -0,0001 (-0,18) 0,00004 (0,07) 0,0007** (2,45) Hệ số chặn 0,4492*** (3,18) -0,2171 (-1,78) -0,4445* (1,74) 0,5599*** (3,38) 0,6991*** (3,95) 0,4243*** (2,66) AR(1) 0,077 0,063 0,083 0,092 0,099 0,069 AR(2) 0,209 0,196 0,258 0,306 0,325 0,274 Hansen 0,37 0,455 0,494 0,353 0,316 0,167

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả Stata. Trong đó, Kiểm định AR(1), AR(2) và Hansen trình bày kết quả kiểm định dưới giá

trị p-value của kiểm định, đồng thời giả thuyết H0 của kiểm định AR(1) và AR(2) là

không tồn tại hiện tượng tự tương quan và của kiểm định Hansen là các biến công cụ không tương quan với phần dư. Và *, ** và *** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.

ngân hàng thương mại ở mức ý nghĩa 5%, điều này cho thấy rằng các ngân hàng càng có tỷ lệ dự trữ thanh khoản càng cao sẽ càng làm tăng chỉ số Z-score của các ngân hàng. Kết quả này ngụ ý rằng ngân hàng càng nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao càng nhiều thì sẽ làm giảm khả năng phá sản của các ngân hàng. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và trùng với kết quả nghiên cứu của Chung-Hua Shen và Cộng sự (2009). Việc nắm giữ một lượng tài sản thanh khoản sẽ giúp ngân hàng rất nhiều trong việc ứng phó với tình trạng mất thanh khoản tạm thời, kiểm sốt được tình trạng mất thanh khoản giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro dẫn đến phá sản.

Tỷ lệ tài sản thanh khoản chung và tỷ lệ tài sản thanh khoản ngắn hạn

đều thể hiện tác động ngược chiều đến chỉ số Z-score của các ngân hàng thương mại ở mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy rằng các ngân hàng càng có tỷ lệ tài sản thanh khoản chung và tỷ lệ tài sản thanh khoản ngắn hạn càng cao sẽ càng làm giảm chỉ số Z-score của các ngân hàng, tức là làm gia tăng khả năng phá sản của các NHTM. Kết quả đi ngược với kỳ vọng ban đầu của tác giả, tuy nhiên nó có thể được giải thích như là việc (i) khi ngân hàng nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản có sinh lời thì có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và điều đó sẽ làm gia tăng mức độ biến động của lợi nhuận của ngân hàng và làm giảm chỉ số Z-score và (ii) nếu ngân hàng nắm giữ nhiều các tài sản thanh khoản nhưng không sinh lời thì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và do đó cũng làm gia tăng khả năng phá sản của ngân hàng

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản thể hiện mối quan hệ ngược chiều với chỉ số

Z-score ở mức ý nghĩa 1%, kết quả này cho thấy rằng các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay càng lớn, thanh khoản của ngân hàng càng yếu, và do đó sẽ làm gia tăng khả năng phá sản của các NHTM, một sự thay đổi 1% trong dư nợ cho vay trên tổng tài sản sẽ có tác động thay đổi tới 10,25 % nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng. Kết quả tìm thấy phù hợp với nghiên cứu của Wheelock và cộng sự (2000), Shaffer (2012) và Li (2013) và phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả.

Ngoài ra, các đặc điểm của ngân hàng và các đặc điểm kinh tế vĩ mô cũng thể hiện ảnh hưởng đáng kể nhất định đến khả năng phá sản của ngân hàng. Chẳng hạn như, quy mơ

ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với chỉ số Z-score ở mức ý nghĩa 10%, điều này cho thấy rằng các ngân hàng càng có quy mơ càng lớn sẽ càng làm giảm chỉ số z-score hay nói cách khác các ngân hàng này phải đối mặt với nguy cơ phá sản lớn hơn so với các ngân hàng có quy mơ nhỏ. Kết quả này phù hợp với bằng chứng thực nghiệm của Demsetz và Strahan (1997), Iannotta và cộng sự (2007) khi các tác giả giải thích rằng một ngân hàng có quy mơ lớn thì họ có những lợi thế nhất định và chắc chắn là phải hơn các ngân hàng có quy mơ nhỏ, do đó họ có thể mang tâm lý chủ quan hơn, nắm giữa ít các loại tài sản thanh khoản, hoặc có thể mang tài sản thanh khoản đi đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn, điều này sẽ khiến cho ngân hàng có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản, hoặc có thể đối diện với những tổn thất do việc bán tháo các tài sản thanh khoản để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của khách hàng.

Vốn chủ sở hữu thể hiện ảnh hưởng cùng chiều với chỉ số Z-score ở mức ý nghĩa 1%,

điều này cho thấy rằng các ngân hàng càng có vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ càng làm gia tăng chỉ số Z-score hay nói cách khác các ngân hàng này ít đối mặt với nguy cơ khả năng phá sản hơn so với các ngân hàng có vốn chủ sở hữu tương đối thấp. Kết quả này tương tự như các phát hiện của Shrieves và Dahl (1991), Tana và cộng sự (2013).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện tác động cùng chiều đến chỉ số z-score ở mức ý

nghĩa 1%, điều này cho thấy rằng khi nền kinh tế Việt Nam càng tăng trưởng, chỉ số Z-score của các ngân hàng sẽ gia tăng. Kết quả này hàm ý rằng các ngân hàng sẽ có khả năng phá sản thấp khi nền kinh tế tăng trưởng tốt. Điều này có thể giải thích như là việc khi nền kinh tế càng tăng trưởng, thì các doanh nghiệp sẽ có thể hoạt động hiệu quả hơn và do đó dịng tiền dư thừa sẽ nhiều hơn, dẫn đến việc có thể làm gia tăng lượng tiền gửi của các ngân hàng. Hơn thế nữa, khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, làm ăn có lời sẽ gia tăng thu nhập đối với người dân hơn và do đó các khách hàng sẽ ít có động cơ để đi vay và đôi khi sử dụng lượng tiền dư thừa có được để gửi tiết kiệm sinh lời. Kết quả là khả năng phá sản của các ngân hàng sẽ tương đối thấp khi nhận được lượng tiền gửi từ các khách hàng của họ hơn.

Nhìn chung, biến lạm phát có tác động đến chỉ số Z-score nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Thông qua kết quả nghiên cứu định lượng mơ hình với số mẫu quan sát là 269, bao gồm 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 với các kiểm định để mơ hình khắc phục những vi phạm hồi quy. Mơ hình thực nghiệm về tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam được đo lường bằng chỉ số Z-score một lần nữa cho thấy được tầm quan trọng tác động của các yếu tố đại diện cho RRTK đến khả năng phá sản của các NHTM. Theo đó, khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô đặc biệt là tốc độ phát triển kinh tế GDP hay các yếu tố đặc trưng của các ngân hàng cụ thể như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu đến các yếu tố đại diện cho RRTK bao gồm: ctad, ldr, lra, lata, lad, lta. Nhìn chung, tất cả các biến đại diện cho RRTK đều có tác động nhất định đến khả năng phá sản của các ngân hàng ở các mức độ khác nhau trong cùng điều kiện về kinh tế vĩ mô cũng như là các yếu tố đặc trưng đại diện cho ngân hàng.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Bài nghiên cứu cho kết quả về tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam với mẫu là 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 dựa trên dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM. Từ kết quả thu được từ phần định lượng mơ hình, ta thấy có một vài yếu tố cho tác động ngược với dự đoán ban đầu của tác giả. Tuy nhiên, nhìn chung, các đại diện của RRTK đều có tác động đáng kể đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam. Có 2 nhóm yếu tố tác động đến khả năng phá sản của các NHTM như sau: các yếu tố tác động cùng chiều với rủi ro phá sản như Ldr, Lat, Lata, Lad, Size và các yếu tố tác động ngược chiều với rủi ro như Cdta, Lra, Cap, Gdpgr. Riêng yếu tố lạm phát có tác động khơng đáng kể. Từ đó, tác giả đưa ra một vài nhận xét như sau:

 Chỉ số trạng thái tiền mặt, chỉ số dự trữ thanh khoản là hai chỉ số có tác động mạnh mẽ nhất đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam. Điều này ngụ ý rằng các ngân hàng cần phải có những tính tốn hợp lý nhất để duy trì hai tỷ số này, tức là duy trì một lượng tài sản thanh khoản cao sao cho đảm bảo tốt nhất khả năng thanh khoản của ngân hàng nhằm có thể kiểm sốt được tình hình khi có các nhu cầu vốn đột ngột phát sinh. Nắm giữ các tài sản thanh khoản càng nhiều thì ngân hàng càng có khả năng ứng phó với rủi ro thanh khoản, tuy nhiên, một lượng tài sản thanh khoản dư thừa quá nhiều mà không đem đi đầu tư để sinh lời sẽ có tác động đến lợi nhuận, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, lợi nhuận đến lượt nó lại tác động đến Z-score nên đơi khi kết quả tính Z-score sẽ khơng được chính xác.

 Kết quả của việc chạy mơ hình cũng cho thấy ldr và lta có tác động cùng chiều tích cực đến khả năng phá sản của các NHTM. Hai tỷ số này đánh giá vai trò quan trọng của các khoản vay, việc cho vay quá nhiều sẽ gây nhiều nguy hiểm cho sự an tồn của ngân hàng vì đây là những tài sản có tính

thanh khoản thấp. Việc khơng thu hồi lại được vốn đã cho vay hoặc thu hồi chậm trễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vịng quay vốn, ngân hàng sẽ khơng có đủ vốn (như dự định) để có thể tiếp tục mang đi đầu tư nhằm sinh lời hoặc khơng có đủ vốn để ứng phó với các tình huống phát sinh vốn đột ngột. Vì vậy, các ngân hàng cần phải thận trọng trong việc ra quyết định cho vay cũng như cho vay với một tỷ lệ nhất định phù hợp nhất với tình hình của ngân hàng mình, tránh các trường hợp vì để tìm kiếm lợi nhuận mà cho vay bất chấp, sai đối tượng.

 Quy mô vốn chủ sở hữu càng tăng sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro phá sản. Vì vậy, việc gia tăng quy mơ vốn chủ sở hữu là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của chính ngân hàng mình.

 Khi môi trường kinh tế thay đổi, đặc biệt là sự tăng trưởng GDP sẽ có tác động tích cực đến mức độ an tồn trong hoạt động của ngân hàng.

5.2.Khuyến nghị

Từ kết quả của việc nghiên cứu thực trạng và mơ hình nghiên cứu định lượng tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam, cũng như là tìm hiểu về các cơ hội và thách thức mà các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới, tác giả đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam như sau:

Một số khuyến nghị đối với chính phủ 5.2.1.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để các ngân hàng có thể hoạt động một cách an tồn và hiệu quả hơn. Cụ thể các luật có tác động đến ngân hàng, buộc các ngân hàng phải tuân theo phải có cơ chế kết nối chặt chẽ với nhau tránh tình trạng khơng đồng bộ, cùng một u cầu mà hai luật khác nhau có quy định khác nhau sẽ khiến ngân hàng không biết phải tuân thủ như thế nào. Đồng thời, khi ban hành luật cần có những hướng dẫn chi tiết cũng như các buổi đào tạo để ngân hàng có thể nắm được tốt nhất các yêu cầu mà luật ban hành.

Hệ thống pháp luật cần cập nhật thường xuyên các quy định, chuẩn mực của thế giới và được nghiên cứu thiết kế phù hợp với tình hình Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo theo kịp các yêu cầu của quốc tế.

Cần hoàn thiện khung pháp lý cho luật phá sản các TCTD vì NHNN khơng thể nào đứng ra bảo vệ các ngân hàng hoạt động yếu kém mãi như vậy được. Đơi khi chính vai trị của NHNN là “ người cho vay cuối cùng” sẽ khiến các NHTM mang tâm lý chủ quan hơn trong việc đảm bảo an tồn hoạt động của ngân hàng mình, góp phần gia tăng rủi ro phá sản cho hệ thống ngân hàng.

Một số khuyến nghị đối với NHNN 5.2.2.

- NHNN điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở diễn biến vĩ mô của nền kinh tế, để giúp nền kinh tế ổn định và phát triển. Tuy nhiên việc điều chỉnh chính sách tiền tệ phải đảm bảo nền kinh tế vẫn tăng trưởng một mức hợp lý nhất nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Ví dụ, khi nền kinh tế đang phát triển quá nóng, NHNN ra quyết định thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kìm hãm bớt sức nóng này, tuy nhiên nếu NHNN thắt chặt khơng tính tốn kỹ thì điều này lại đẩy các doanh nghiệp vào hồn cảnh khó khăn vì khơng thể tiếp cận được với nguồn vốn hoặc là tiếp cận được nhưng với mức chi phí quá cao.

- NHNN cần đầu tư hơn nữa trong cơng tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mơ, xu thế thị trường trong nước và thế giới cũng như là sự biến động tăng giảm dòng tiền, đây được xem là nguyên nhân cơ bản làm cho công tác quản lý thanh khoản của các NHTM Việt Nam thụ động và kém hiệu quả.

- NHNN cần thực hiện các hoạt động thanh tra, giám sát thường xuyên hơn nhằm đảm bảo các yêu cầu đã đặt ra đối với các NHTM nhằm giảm thiểu rủi ro, giữ vững khả năng đáp ứng thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời, trong quá trình thanh tra, giám sát, nếu có bất kỳ lỗ hổng hoặc sơ hở nào trong quá trình thi hành các luật, quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)