Đo lường biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đo lường biến

Biến phụ thuộc 4.1.1.

Tính đến thời điểm hiện tại thì chỉ số Z-score của Roy (1952) được xem như là một chỉ số về dự báo khả năng phá sản của ngân hàng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu và là nền tảng cho các nghiên cứu sau này, vì vậy tác giả lấy cơng thức tính Z-score của Roy (1952) để tính tốn biến phụ thuộc cho bài nghiên cứu của mình:

𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡 =𝐸(𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡) + 𝐸𝑞𝑢𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡

𝜎(𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡)

Trong đó:

 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 : Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ngân hàng (i), năm (t)

 𝐸(𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡) : trung bình ROA của ngân hàng (i)

 𝐸𝑞𝑢𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡 : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng (i),

năm (t).

 𝜎(𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡) : độ lệch chuẩn ROA của ngân hàng (i)

Các biến độc lập 4.1.2.

Để đánh giá về rủi ro thanh khoản các NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng 6 chỉ số thanh khoản chính sau đây đại diện cho rủi ro thanh khoản, và được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây:

𝐶𝐷𝑇𝐴𝑖𝑡 =𝑇𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡, 𝑣à𝑛𝑔 𝑏ạ𝑐, đá 𝑞𝑢ý + 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑡ạ𝑖 𝑁𝐻𝑁𝑁 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng vững vàng trong việc giải quyết các yêu cầu tức thời về tiền mặt. Vì vậy, tác giả kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa CDTA và khả năng phá sản ngân hàng.

 Biến LDRit (Loan to Deposit Ratio): Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động.

𝐿𝐷𝑅𝑖𝑡 =𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ở𝑖

Tỷ lệ này dùng để đo lường cung cầu thanh khoản của ngân hàng và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Như chúng ta đã biết, tín dụng được xem là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy việc sử dụng mối quan hệ giữa việc cấp tín dụng và huy động tiền gửi để đo lường rủi ro thanh khoản được xem là một trong những chỉ số quan trọng giúp cho các nhà phân tích và quản lý đánh giá được năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác, đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng.

Một sự gia tăng tỷ lệ LDR cho thấy ngân hàng đang có ít “tiền mặt” hơn để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là đối với các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng, điều này đồng nghĩa là nếu tỷ lệ LDR tăng thì rủi ro thanh khoản gia tăng. Tác giả kỳ vọng vào mối quan hệ cùng chiều giữa LDR và rủi ro phá sản của các ngân hàng.

 Biến LATAit (Liquid Asset to Asset): Tỷ lệ tài sản thanh khoản chung

𝐿𝐴𝑇𝐴𝑖𝑡 =𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Tài sản thanh khoản bao gồm các khoản mục tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi và cho vay các TCTD khác và chứng khoán đầu tư trong bảng cân đối kế tốn.

Tỷ lệ này cung cấp thơng tin về khả năng hấp thụ cú sốc thanh khoản chung của ngân hàng. Nó đo lường mức thanh khoản tài sản của tổ chức nhận tiền gửi, cung cấp thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự định và bất thường của khách hàng gửi tại tổ chức

thì khả năng hấp thục cú sốc thanh khoản càng lớn. Tuy nhiên giá trị của tỷ lệ này cao được hiểu là ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả vì các tài sản này khơng được đầu tư để sinh lời. Tác giả kỳ vọng vào mối quan hệ ngược chiều giữa LATA và rủi ro phá sản ngân hàng.

 Biến LADit (Liquid Assets to Deposit): Tỷ lệ tài sản thanh khoản ngắn

hạn

𝐿𝐴𝐷𝑖𝑡 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Giống như tỷ số LATA, tỷ số LAD này cũng sử dụng tài sản thanh khoản để đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên chỉ số này tập trung vào tính nhạy cảm của ngân hàng đối với việc lựa chọn các nguồn tài trợ ( ví dụ như tiền gửi của các hộ gia đình, các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các TCTD khác…). Tác giả kỳ vọng vào mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản ngắn hạn và khả năng phá sản của ngân hàng.

 Biến LRAit: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

𝐿𝑅𝐴𝑖𝑡 =𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑐𝑎𝑜

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

Dự trữ thanh khoản của ngân hàng bao gồm 2 khoản: dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp. Dự trữ sơ cấp bao gồm các khoản mục tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD. Các khoản dự trữ này tuân theo quy định của NHNN nhằm đáp ứng các nhu cầu bất thường về tiền mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng. Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khốn có khả năng chuyển thành tiền dễ dàng như trái phiếu kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng,… Dự trữ thứ cấp được dùng để hỗ trợ dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán và vay mượn của khách hàng.

Các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng cho các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngồi dự kiến. Vì vậy, tỷ lệ này càng cao, ngân hàng càng có khả năng cao để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Tác giả kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa dự trữ thanh khoản và khả năng phá sản ngân hàng.

 Biến LTAit: Tỷ số cho vay trên tổng tài sản

𝐿𝑇𝐴𝑖𝑡 =𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm của dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Theo lý thuyết, tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu và rủi ro thanh khoản càng cao. Vì vậy, tác giả kỳ vọng vào mối quan hệ cùng chiều giữa LTA và khả năng phá sản của các NHTM.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa vào mơ hình các biến được cho là đặc điểm riêng của từng ngân hàng có tác động đến rủi ro thanh khoản cũng như là tác động đến khả năng phá sản của các NHTM như sau:

 Quy mô ngân hàng (SIZE)

Theo lý thuyết, một ngân hàng có quy mơ càng lớn, tức là ngân hàng có tổng tài sản lớn thì sẽ ít gặp rủi ro phá sản hơn, điều này có thể được hiểu như kiểu “ too big too fail”. Trong bài luận này, tác giả kỳ vọng vào mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và rủi ro phá sản của các ngân hàng. Để đo lường quy mô ngân hàng, tác giả dùng logarithm tự nhiên của khoản mục tài sản trong bảng CĐKT.

 Quy mô vốn chủ sở hữu

Quy mô vốn chủ sở hữu = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là một trong những hệ số cơ bản của sức mạnh vốn, tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng có đủ vốn hoặc sẽ cần ít hơn nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như là các cú sốc và rủi ro trong quá trình hoạt động. Vì vậy tác giả kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô vốn chủ sở hữu và rủi ro phá sản của ngân hàng

Ngồi ra, mơi trường kinh tế vĩ mơ cũng đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động của ngành ngân hàng, có khá nhiều biến vĩ mơ tác động đến nguy cơ phá sản của các ngân hàng, tuy nhiên, trong bài luận văn này tác giả đưa vào nhóm biến độc lập bên ngoài ngân hàng bao gồm những biến vĩ mô như sau:

 Biến GDPgrt: tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tác giả sử dụng biến tốc độ tăng trưởng GDP để kiểm soát các chu kỳ kinh tế vĩ mô. Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế thấp, các ngân hàng có xu hướng giảm dự trữ thanh khoản

để có thể cho vay nhiều hơn, trong khi đó huy động có thể giảm sút, từ đó sẽ làm gia tăng khe hở tài trợ, dẫn đến gia tăng rủi ro thanh khoản, tăng nguy cơ phá sản của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong thời kỳ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng, trong khi tăng trưởng tín dụng lại góp phần vào nguy cơ phá sản cao hơn. Trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng vào mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và rủi ro phá sản ngân hàng.

 Biến INFt: lạm phát

Lạm phát cao có tác động tiêu cực đến tính ổn định của ngân hàng hay nói khác hơn đó là khả năng phá sản của ngân hàng càng cao. Trong điều kiện có lạm phát, các nhà quản lý ngân hàng sẽ khó khăn cho việc dự đốn được lợi nhuận thực tế, từ đó có thể đưa ra các quyết định cho vay và đi vay khơng tối ưu. Do đó, tác giả kỳ vọng vào mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và khả năng phá sản của ngân hàng.

Bảng 4.1. Tổng hợp mô tả các biến được sử dụng trong mơ hình hồi quy và các đo lường

Biến

hiệu Cách đo lường

Kỳ vọng tác động Z-score Biến phụ thuộc Khả năng phá sản của ngân hàng Z- score =𝐸(𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡) + 𝐸𝑞𝑢𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡 𝜎(𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡) Biến độc lập Rủi ro thanh khoản Chỉ số trạng

thái tiền mặt CDTA

𝑇𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡, 𝑣à𝑛𝑔 𝑏ạ𝑐, đá 𝑞𝑢ý + 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑡ạ𝑖 𝑁𝐻𝑁𝑁 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 + Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động LDR 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ở𝑖 -

Tỷ lệ tài sản thanh khoản chung LATA 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 + Tỷ lệ tài sản thanh khoản ngắn hạn LAD 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 + Tỷ lệ dự trữ

thanh khoản LRA

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả + Tỷ số dư nợ trên tổng tài sản LTA 𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 - Đặc điểm của ngân hàng Quy mô

ngân hàng SIZE Log (Tổng tài sản) +

Vốn chủ sở hữu CAP 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 + Đặc điểm kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t

GDPgr GDP năm nay – GDP năm trước

GDP năm trước +

Lạm phát

năm t INF

Chỉ số giá năm nay – Chỉ số giá năm trước

Chỉ số giá năm trước

-

Dấu (+) so với Z-score thể hiện kỳ vọng biến độc lập nghịch chiều với rủi ro, dấu (-) so với Z-score thể hiện kỳ vọng biến độc lập cùng chiều với rủi ro.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)