Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tỷ lệ nợ xấu 2.21% 3.10% 4.08% 3.61% 3.25% 2.90% 2.55%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2016, chưa có một ngân hàng nào cơng bố tỷ lệ nợ xấu của mình vượt q ngưỡng 3%. Xét về quy mơ tổng nợ xấu lớn nhất hiện nay thì BIDV đang dẫn đầu với khoản 14.174 tỷ đồng và Eximbank vẫn là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất hiện nay mặc dù đã giảm về dưới mức 3%.
3.1.2.2. Nhóm chỉ số về kết quả hoạt động
Để đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của các ngân hàng, tác giả sử các chỉ tiêu sau để phân tích:
a. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ròng (ROA)
Theo số liệu thống kê từ NHNN, trong giai đoạn từ 2006-2012, ROA bình qn của các NHTM có xu hướng giảm dần theo thời gian, mặc dù quy mô tổng tài sản của ngành ngân hàng tăng đều qua các năm. Lí do được đưa ra là trong thời gian này, hoạt động của
quả hoạt động kinh doanh theo đó cũng giảm theo, dẫn đến lợi nhuận rịng cũng giảm. Đặc biệt là trong giai đoạn 2011-2012, ROA sụt giảm gần một nữa so với năm 2011. Đây là kết quả phản ánh thực tế vì trong giai đoạn này, ngành ngân hàng bước vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng trầm trọng. Sang năm 2013, sau khi thực hiện một loạt các biện pháp nhằm tái cơ cấu hệ thống của NHNN, làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, thì kết quả bước đầu cho thấy ngành ngân hàng đã có dấu hiệu phục hồi, ROA đã tăng nhẹ trở lại, tuy nhiên mức tăng là không đáng kể từ 0.46% vào năm 2015 lên 0.54% vào năm 2016.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Cũng giống ROA, ROE cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng giúp cho các nhà quản lý trong công tác đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. ROE cho biết lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được từ một đồng vốn chủ sở hữu. ROE bình quân của các NHTM năm 2010 và 2011 khá cao, tuy nhiên, những năm sau có xu hướng giảm và đặc biệt năm 2012 giảm mạnh xuống còn khoảng 8.15% và 5.87% vào năm 2013.
Tương tự ROA, ROE cũng có dấu hiệu hồi phục lại từ năm 2013 do kết quả của quá trình tái cơ cấu của NHNN, khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực. Đến năm 2016, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể, tăng từ 6.42% vào năm 2015 lên 7.87% vào năm 2016.
Biểu đồ 3.3: Khả năng sinh lời của hệ thống NHVN giai đoạn 2007-2016
Nguồn: số liệu NHNN
c. Tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng Việt Nam thường cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy
1.41 1.12 1.36 1.25 1.34 0.89 0.6 0.58 0.46 0.54 11.89 9.68 12.97 12.76 12.78 8.15 5.87 6.03 6.42 7.87 0 5 10 15 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 T ỷ lệ ph ần tră m Năm ROA ROE
khoản đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Theo số liệu thu thập được của tác giả, trong giai đoạn từ 2006-2010, tín dụng tăng trung bình 32% trong khi GDP chỉ tăng 7.15%, tức là mức tăng trưởng tín dụng cao gấp 5-6 lần mức tăng trưởng GDP7 trong cùng giai đoạn. Tăng trưởng tín dụng q nóng dẫn đến tình trạng khan hiếm về vốn, thanh khoản thấp, đồng thời đẩy lãi suất liên ngân hàng lên khá cao. Trong năm 2011, 90% nguồn vốn huy động trên thị trường là vốn ngắn hạn, trong khi đó cho vay trung dài hạn chiếm hơn 40% tổng dư nợ cho vay. Chính điều này đã đẩy tồn ngành ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn thanh khoản, đe dọa an toàn của toàn hệ thống.
Trong giai đoạn 2013-2016, vấn đề về thanh khoản đã được giải quyết trong khi tín dụng tăng trưởng chậm lại và ổn định hơn, tăng trưởng đạt khoản 10-11%/ năm và mức tăng này cao hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Tính đến ngày 31/12/2016, tăng trưởng tín dụng đạt mức 18%, đúng theo mục tiêu của NHNN đã đặt ra.
Tác giả cũng đã tổng hợp diễn biến tăng trưởng tín dụng, lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2007-2016 ( Xem bảng ở phụ lục 4)
d. Tăng trưởng nguồn vốn
Trong giai đoạn 2006-2010, huy động vốn của các ngân hàng tăng khá nhanh (trừ năm 2008 vì năm này xảy ra khủng hoảng tài chính tồn cầu) do việc đa dạng hóa sản phẩm huy động và phát triển mạng lưới chi nhánh. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của các NHTM Việt Nam khơng theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Đến giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế gặp khó khăn, tăng trưởng huy động bình quân của các NHTM giảm dần, sau đó được cải thiện và tăng dần trong giai đoạn 2013-2016. Theo số liệu công bố của NHNN, tỷ lệ cho vay/ tiền gửi của các ngân hàng Việt Nam tăng từ mức 79% vào cuối năm 2015 lên 81% vào tháng 06/2016.
Tuy nhiên, tốc độ này khơng đều giữa các nhóm ngân hàng với nhau, tăng nhanh ở các ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng có quy mơ lớn và các ngân hàng có quy mơ nhỏ hầu như dừng chân tại chỗ hoặc nếu có tăng thì số lượng tương đối ít.
3.2. Thực trạng về rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam Nam
Rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam 3.2.1.
Ở Việt Nam, đã từng xảy ra nhiều vụ rủi ro thanh khoản, gây ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng . Điển hình có thể kể đến các trường hợp sau:
3.2.1.1. NHTMCP Á Châu (2003) & (2012)
Vài ngày trước ngày 14/10/2003, có một tin đồn khơng chính thức là ơng Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc của ACB đã lạm dụng công quỹ, thụt két hết số tiền trong ngân hàng rồi bỏ trốn và sau đó bị bắt bỏ tù. Từ đó làm dấy lên tâm lý lo ngại của khách hàng, khiến cho trong 2 ngày 12-13/10/2003, hàng ngàn khách hàng đã ồ ạt đến trụ sở chính và các chi nhánh của ACB tại Tp. HCM để rút tiền. Tính đến cuối ngày 14/10 đã có khoản 16 triệu USD bị rút ra. Trước tình hình trên, ACB đã tổ chức họp báo với sự có mặt của ơng Phạm Văn Thiệt cùng với thống đốc NHNN Lê Đức Thúy, đi từ chi nhánh này đến chi nhánh khác của ACB để chứng tỏ tin đồn là thất thiệt, đồng thời tuyên bố sẵn sàng chi trả cho bất cứ yêu cầu rút tiền nào của khách hàng. Bên cạnh đó, Thống đốc cũng đã ra văn bản cam kết rõ ràng sẽ cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu về VND, ngoại tệ và vàng để ACB có thể bảo đảm an tồn tiền gửi và mọi lợi ích khác của khách hàng.
Trước sự đảm bảo năng lực tài chính của ACB như vậy, đến cuối ngày 16/10, hầu như khơng cịn khách hàng nào đến rút tiền nữa mà thay vào đó là gửi tiền vào lại ngân hàng. Từ đó, chúng ta có thể thấy ngun nhân đặt ACB trước tình trạng RRTK xuất phát từ tin đồn thất thiệt, gây tâm lý hoang mang cho khách hàng và kết quả dẫn tới là việc rút tiền hàng loạt.
Nhìn chung, sau ba ngày, ngân hàng đã khắc phục được tình trạng rút tiền ồ ạt, và đưa ngân hàng dần dần trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, sự cố lần này có tính chất vơ cùng nghiêm trọng. Đây là lần đầu tiên ngành ngân hàng phải đối phó với tình huống khó khăn đặc biệt như vậy. Nếu như khơng có những biện pháp xử lý tích cực, hợp lý thì nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản tồn hệ thống là điều khó tránh khỏi.
Năm 2012, một lần nữa, ngân hàng ACB lại phải đối mặt với một đợt rủi ro thanh khoản mới. Ngày 21/08/2012, thị trường tài chính nói chung và ngân hàng ACB nói riêng đã
rung động chưa từng có trước thơng tin ơng Nguyễn Đức Kiên – ngun phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB bị bắt giam để điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế của mình. Trước tình hình đó, phía ngân hàng ACB cũng đã kịp thời lên tiếng xác nhận nguyên phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đang chỉ sở hữu dưới 5% cổ phần và không phải cổ đông lớn. NHNN cũng liên tục phát đi thông điệp sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ACB. Chỉ trong vòng 3 ngày sau đó, mặc dù hàng ngàn tỷ đồng đã bị rút ra khỏi ACB tuy nhiên tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát.
3.2.1.2. NHTMCP Phương Nam (2005)
Sự việc bắt đầu từ thông tin ngân hàng Phương Nam có tên trong một số hồ sơ cho vay tiêu dùng có dấu hiệu lừa đảo ở Sóc Sơn (Hà Nội). Thực chất đây là hành động gian lận, lừa cả ngân hàng và người đi vay do các khoản vay ưu đãi có lãi suất thấp hơn bình thường. Tuy nhiên, ngay khi thơng tin được phát đi, khách hàng chưa hiểu rõ vấn đề nên đã kéo đến các chi nhánh ngân hàng Phương Nam ở Hà Nội để rút tiền gửi mặc dù các khoản tiền gửi này chưa đến hạn. Ngân hàng đã phải lập tức rút 53 tỷ đồng từ tài khoản NHNN để phịng ngừa tình huống mất khả năng thanh tốn. Bên cạnh đó, đại diện của NHNN cũng như bảo hiểm tiền gửi đã trực tiếp xuống làm việc tại ngân hàng Phương Nam để giải thích và trấn an người gửi tiền. Nhờ vậy mà đến cuối ngày 22/07/2005, người dân đã dừng việc rút tiền ra khỏi ngân hàng.
3.2.1.3. Ngân hàng cổ phần nơng thơn Ninh Bình (07/2005)
Sau khi có tin đồn liên qua đến việc Ngân hàng Ninh Bình có liên quan đến việc cho vay 10 triệu USD đối với dự án của Nguyễn Đức Chi – một siêu lừa đã bị bắt, và bà Nguyễn Thị Huệ - Giám đốc Ngân hàng đã bỏ trốn khiến cho người dân đổ xô đến rút hơn 20 tỷ ra khỏi ngân hàng. Vì là một ngân hàng có quy mơ nhỏ nên việc khách hàng đến rút tiền hàng loạt như thế này đã gây khơng ít khó khăn chon ngân hàng. Tuy nhiên, nhờ những nổ lực của NHNN cũng như bảo hiểm tiền gửi đã giúp Ninh Bình kiểm sốt và ổn định tình hình.
Thực trạng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 3.2.2.
3.2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam NHTM Việt Nam
hiện trong các pháp lệnh về ngân hàng năm 1990. Nhìn chung, Pháp lệnh cơ bản đã thể hiện đầy đủ các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tuy nhiên phần lớn chúng cịn thơ sơ, chưa theo kịp với thơng lệ quốc tế và không được chế tài một cách nghiêm minh cộng thêm một vài yếu tố khách quan khác đã khiến cho hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp rắc rối cùng thời điểm với khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997-1998 của khu vực.
Năm 1997, Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng được ban hành, theo đó luật đã nghiên cứu và áp dụng khá chi tiết các chuẩn mực quốc tế để áp dụng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD được ban hành trong quyết định 297/1999/QĐ-NHNN ngày 25/08/1999, sau đó được sửa đổi bổ sung bởi quyết định số 381/2003/QĐ-NHNN ngày 23/04/2003. Đây là những quyết định đầu tiên định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng được kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên khi hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng phát triển thì các quy định này trở nên kém thuyết phục.
Ngày 19/04/2005 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD để thay thế cho các quyết định trên. Theo đó, điểm mới của quyết định lần này là yêu cầu các TCTD tổ chức một bộ phận riêng lẻ nhằm thực hiện việc quản lý chiến lược và đảm bảo khả năng chi trả do một cán bộ từ cấp phòng hoặc tương đương trở lên điều hành hằng ngày và do một thành viên của Ban TGĐ phụ trách quản lý. Bên cạnh đó, quyết định 457 này cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa ra các dự kiến và phương án nhằm thực hiện đảm bảo chi trả, thanh khoản trong trong trường hợp thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả, cũng như trong trường hợp gặp khủng hoảng thanh khoản.
Đến ngày 20/05/2010, NHNN ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN và sau đó được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 19/2010/TT-NHNN được ban hành ngày 29/07/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Thông tư này yêu cầu các TCTD thành lập một bộ phận quản lý tài sản “ Nợ”, tài sản “ Có” trực thuộc TGĐ hoặc GĐ, đồng thời yêu cầu các TCTD phải có hệ thống đo lường, đánh giá và báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý, yêu cầu các ngân hàng xây dựng mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả
năng chi trả, thanh khoản theo các tình huống để phân tích, đánh giá, lập bảng theo dõi các tỷ lệ chi trả trong đó xác định giá trị và chênh lệch giữa TSN và TSC theo từng kỳ hạn chi tiết hơn, trong đó giá trị các khoản mục cũng đã tính đến mức độ thay đổi trong thực tế so với giá trị danh nghĩa trên hợp đồng. Đây được xem là một điểm nổi bật vượt trội những thông tư 13 so với quyết định 457 vì NHNN đã quan tâm đến việc giám sát phương pháp đo lường và quản lý khả năng chi trả của TCTD chứ không chỉ đơn thuần là nhận các báo cáo mà các TCTD gửi lên như quyết định 457. Và thông tư 13 được nhận định là đã cập nhật được các quy định của Basel II.
Thơng tư mới nhất tính đến thời điểm hiện tại quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của TCTD là thơng tư 36/2014/TT-NHNN được ban hành vào ngày 20/11/2014 và được sửa đổi bổ sung bởi thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 25/05/2016, thay thế cho toàn bộ các văn bản đã được đề được ở trên nhằm nâng cao các tiêu chuẩn an toàn, tăng cường hơn nữa sự minh bạch trong hoạt động của các TCTD, qua đó góp phần hạn chế các rủi ro xảy ra, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống.
Bảng so sánh các chỉ tiêu cơ bản theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Xem phụ lục 7)
Nhìn chung, dù ở thời kỳ nào, quy định hay thơng tư nào thì Pháp luật về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam bao gồm những nội dung chính như sau:
Quy định về việc ban hành các quy định nội bộ để quản lý thanh khoản các NHTM nhằm đảm bảo cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro theo đúng tinh thần của các quy định về quản lý thanh khoản của NHNN.
Quy định về các chỉ tiêu an toàn mà NHTM phải tuân thủ như là tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được dùng để cho vay trung dài hạn…
Quy định các biện pháp hỗ trợ, giám sát thanh khoản của NHNN với các NHTM.
3.2.2.2. Đo lường rủi ro thanh khoản
sản thanh khoản, kiểm soát hoạt động huy động và cho vay hằng ngày cũng như là kiểm soát