V. TRANG PHỤC TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH 1 Trang phục các dịp lễ
2. Đối với những cú điện thoại quấy rầy, hăm dọa:
- Đừng tiếp chuyện với người bạn nghi ngờ, đừng phản ứng gì cả, nếu bạn nghe thì người đó sẽ tiếp tục gọi.
- Hãy gác máy ngay sau vài tiếng nói đầu tiên mà bạn nghe thở mạnh hổn hển, hoặc người gọi từ chối không giới thiệu tên.
- Nếu có kẻ gọi báo tin thân nhân bạn vừa bị tai nạn. Hãy bình tĩnh và nếu người ấy báo rằng người nhà của bạn đang ở bệnh viện. Hãy nhấn mạnh việc bạn xin gặp trực tiếp bác sỹ.
- Nếu người ấy báo tin thân nhân bạn gặp tai nạn xe cộ, hãy yêu cầu cho gặp công an. Hãy hỏi thêm làm thế nào người ấy biết tên và số điện thoại của bạn.
- Nếu những cú điện thoại khiếm nhã cứ liên tục gọi đến, hãy báo cho bưu điện nơi bạn cư trú. Họ có thể đổi số điện thoại hoặc cho thổi còi vào máy điện thoại khi gặp những cú điện thoại đó. Họ cũng có cách tìm ra số mà kẻ phá phách đang muốn phá bạn qua một hệ thống đặc biệt riêng của ngành bưu điện.
C. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Chuẩn bị:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tài liệu về gọi điện thoại, giao trước cho một học sinh dẫn chương trình.
- Giáo viên chọn 4 học sinh hoặc cho học sinh xung phong.
Thực hiện: Bước 1:
- 4 học sinh được chọn thực hành gọi điện thoại theo tình huống do người dẫn chương trình nêu ra, thực hiện một cách tự do theo suy nghĩ của các em.
- Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét cách thức thực hiện của bạn nào trong 4 bạn là phù hợp với lễ nghi.
Bước 2:
Gv nhận xét và nêu những quy tắc chung trong gọi điện thoại và những trường hợp có cuộc điện thoại quấy rầy, hăm doạ.
Bước 3:
Tổng kết: Gv nhận xét việc thực hiện gọi điện thoại của cả lớp, nhắc lại một số điểm đáng lưu ý trong khi gọi điện thoại.
BÀI 7. NHỮNG CỬ CHỈ KHÔNG NÊN VÀ NÊN TRONG GIAO TIẾPA. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Học sinh nắm được những cử chỉ nên và không nên trong giao tiếp hàng ngày. - Vận dụng một cách linh hoạt những cử chỉ nên và tránh những cử chỉ không nên trong giao tiếp.
B. NỘI DUNG: