V. TRANG PHỤC TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH 1 Trang phục các dịp lễ
2. Về kỹ năng:
Thực hành được những phép ứng xử khi đến thăm viếng, hiếu hỉ người khác.
Thăm viếng là một hành động khá quan trọng, nhất là vào các ngày lễ tết hay gia đình hữu sự. Thăm viếng là hành động để tỏ lịng biết ơn, kính trọng q mến, hay động viên an ủi lẫn nhau.
1. Chúc tết:
-Tết Nguyên đán là những ngày trang trọng, vui tươi nhất của dân tộc ta. Cũng là dịp để mọi người có điều kiện thăm hỏi lẫn nhau: con cháu thăm hỏi cha mẹ, chú bác, ơng bà; học trị thăm hỏi thầy cơ; gặp mặt bạn bè chúc tụng... Vậy chúc tết theo trình tự nào và chúc tết như thế nào cho đúng lễ nghi?
- "Mồng một là Tết nhà cha": Sáng mồng một Tết, sau khi lễ gia tiên, người con (hoặc dâu hoặc trưởng) mời cha mẹ ngồi vào hai ghế tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ: anh chị trước, các em sau, sau cùng là các cháu, mọi người đều mừng thọ, chúc sức khỏe ơng bà, cha mẹ . Ơng bà cũng mừng tuổi các con cháu bằng lì xì có màu sắc tươi tắn.
- "Mồng hai nhà mẹ": Sáng mồng hai Tết, cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc tết. Tuần tự lễ tưởng niệm tổ tiên: mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức ở nhà cha, mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và được mừng tuổi lại. Cả hai gia đình cùng chuyện trị vui vẻ và ăn cỗ đầu xuân, càng làm cho tình nghĩa hai gia đình thêm thắm thiết.
- Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi.
- Ngày Tết học trị đến nhà thầy cơ đem theo lễ vật đơn sơ, cây nhà lá vườn nhưng đầy tình nghĩa. Sau đó là cầu chúc thầy cùng gia đình an khang thịnh vượng.
- Đi tết thầy, nếu cịn nhỏ thì có cha mẹ đi cùng. Nếu đã trưởng thành thì đi một mình, hoặc bạn cùng học với mình. Đến nhà thầy phải ăn mặc chỉnh tề, nói năng nghiêm túc lễ phép.
- Càng có học vị, có quyền cao chức trọng, người học trị càng phải khiêm nhường, lễ phép