III. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La lên cao, chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa (1943 1944)
THĂM LẠI SƠN LA
Đến thăm Nhà tù Sơn La những ngày cả nước đang sục sơi hào khí kỷ niệm Cách mạng tháng 8, chúng tôi đã hiểu rõ hơn về những chứng tích cách mạng và tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên trung năm xưa. Nén hương thơm được thắp lên cũng là lời tri ân và tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh ở nơi này.
Giờ đây, thành phố Sơn La đã trở thành một đô thị giữa rừng núi Tây Bắc. Giữa lòng thành phố đang phát triển đó có ngọn đồi mang tên Khau Cả nằm soi mình bên dịng suối Nậm La. Trên ngọn đồi đó có Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ XX để đày ải các chiến sỹ cộng sản.
Nhà tù Sơn La là nơi lưu giữ chứng tích lịch sử và minh chứng của một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên cường đã bị đầy ải bởi thực dân Pháp giam cầm. Nơi đây đã giam giữ tổng cộng 1.007 lượt tù nhân cộng sản, trong đó có nhiều đồng chí là thành ủy, xứ ủy, ủy viên Trung ương Đảng như Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Xuân Thủy, Song Hào...
Giặc Pháp muốn biến nhà tù thành nơi đè bẹp ý chí đấu tranh cách mạng của những chiến sỹ trung kiên, mượn nơi rừng thiêng, nước độc này để thủ tiêu những người cộng sản. Thế nhưng, sự hà khắc, tàn ác của thực dân Pháp khơng làm nhụt chí những chiến sỹ cộng sản. Cuối năm 1935, với quyết tâm biến chốn tù đày thành nơi rèn luyện ý chí của người cộng sản, tổ chức Hội đồng thống nhất do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch được bí mật thành lập. 4 năm sau, Chi bộ lâm thời Nhà tù Sơn La được hình thành, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm Bí thư Chi bộ. Tổ chức Đảng được bí mật thành lập đã lãnh đạo các tù nhân ở Nhà tù Sơn La khôn khéo đấu tranh để không ra Gốc ổi - có nghĩa là đấu tranh để sống trong hàng ngũ, để sống với Đảng, với cách mạng, không phải gửi nắm xương tàn nơi nghĩa địa Gốc ổi. Chi bộ Nhà tù Sơn La bắt liên lạc với bên ngồi thơng qua hộp thư Cây Đa bản Hẹo. Nhiều quần chúng tốt được giác ngộ cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Tiêu biểu là Lị Văn Giá - một thanh niên người dân tộc Thái đã mưu trí, dũng cảm dẫn đường cho đồn tù vượt ngục thành công. Hoạt động của Chi bộ Nhà tù Sơn La gắn liền với tên tuổi của nhiều đảng viên cộng sản trung kiên, nổi bật nhất là vai trị của đồng chí Tơ Hiệu.
Cảm phục ý chí kiên cường của những người tù cộng sản bị giam cầm tại Nhà tù Sơn La, Bác Hồ đã viết: “Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng, chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn cản được bước tiến của cách mạng. Mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn…”.
Cô hướng dẫn viên của Bảo tàng tỉnh Sơn La đưa chúng tôi vào thăm quan các điểm di tích, nơi đã từng giam giữ những người tù trung kiên của cách mạng. Chẳng hạn như xà lim ngầm bên trên có bể nước để xả nước xuống tra tấn hoặc thủ tiêu các chiến sỹ cộng sản bất cứ lúc nào. Rồi đến xà lim chéo, trại ba gian làm chúng tơi rùng mình căm phẫn vì sự hà khắc, tàn ác của giặc Pháp đối với những chiến sỹ cách mạng của ta. Điển hình là người chiến sỹ cộng sản dân tộc Tày tham gia hoạt động cách mạng rất sớm Đàm Văn Lý, vào Đảng năm 1932, năm 1936 là Châu ủy viên châu Hà Quảng, năm 1939 bị bắt, bị đày lên Nhà tù Sơn La. Năm 1940, ông vượt ngục nhưng chẳng may bị bắt lại. Bọn cai ngục đã sát hại ông, chặt đầu bêu trước cổng Nhà tù Sơn La để uy hiếp tinh thần các chiến sỹ cộng sản.
61
Cô hướng dẫn viên cho chúng tôi biết: Thời Pháp thuộc, cứ mỗi lần nhắc đến Sơn La là người ta thường gắn với cụm từ “lam sơn chướng khí” “rừng thiêng, nước độc”. Hồi đó, khơng riêng gì người tù mà cả những người dân nơi đây thường mắc các căn bệnh như phù thũng, kiết lỵ, thương hàn, sốt rét. Thực dân Pháp lợi dụng sự khắc nghiệt về thời tiết là những trận gió Lào, dịch bệnh làm vũ khí để giết dần, giết mịn tù nhân cộng sản. Chính vì vậy, trong một lá thư mật gửi cho Thống sứ Bắc Kỳ, Công sứ Sơn La Xanhpulôp đã viết: “...Xin ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hỏa Lị là những hạng hung hăng khó trị thì rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vịng sáu tháng thơi, vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng suy nhược và trở nên hiền hòa”.
Đến thăm Nhà tù Sơn La những ngày cả nước đang sục sơi hào khí kỷ niệm Cách mạng tháng 8, chúng tôi được nghe kể, tận mắt ngắm nhìn và cảm nhận sự khó khăn, vất vả nhưng rất đỗi vinh quang của những người chiến sỹ cộng sản trong tù đày đã sáng tạo, tuyên truyền, giác ngộ, nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng không chỉ cho những người tù cộng sản mà cho cả những quần chúng yêu nước ở địa phương thời kỳ ấy; cùng thắp nén hương thơm để tri ân và tưởng nhớ các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh nơi này để có được ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám của dân tộc thành công…
Trải qua 2 trận đánh phá bằng bom của giặc: Lần thứ nhất vào năm 1952, khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã cho máy bay thả bom phá nhà tù nhằm xóa dấu vết bao tội ác trời khơng dung, đất không tha do bọn chúng gây ra ở địa ngục trần gian. Lần thứ hai vào năm 1965, đế quốc Mỹ khi đánh phá thị xã Sơn La đã thả bom phá hủy phần còn lại của Nhà tù Sơn La.... Mặc dù Nhà tù Sơn La bị phá hủy gần hết nhưng như có một phép màu kỳ lạ, cây đào do đồng chí Tơ Hiệu gieo trồng bên cửa sổ nơi bị giam giữ vẫn như còn nguyên vẹn. Cây đào tiếp tục bám rễ, vươn cành và nở hoa mỗi dịp Tết đến, xuân về như một chứng nhân của lịch sử, khẳng định sức sống vĩnh hằng, ý chí quật cường, đấu tranh gian khổ của những con người cộng sản trung kiên, giành độc lập cho dân tộc, cho đất nước.
Sau ngày hịa bình thống nhất, năm 1980, Bảo tàng tỉnh Sơn La bắt đầu tiến hành phục chế lại nhà tù; xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xà lim ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ. Đặc biệt là cây đào Tơ Hiệu và hậu duệ của nó được chăm sóc cẩn thận, nhân giống để trồng ra nhiều nơi.
Hàng năm, tại di tích lịch sử Nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng vạn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Mỗi người đến đây không chỉ để được trải nghiệm, hồi tưởng lại cuộc chiến tranh diễn ra hơn một thế kỷ đã qua mà quan trọng hơn là nhắc nhở các thế hệ tiếp nối hãy sống, làm việc và học tập sao cho xứng đáng với những gì mà các bậc tiền bối đã dày cơng gây dựng cho hôm nay.
62