ANH HÙNG LIỆT SỸ LÒ VĂN GIÁ (*)

Một phần của tài liệu thong-tin-khoa-hoc-chuyen-de-so-11-ban-pdf-1 (Trang 59 - 60)

III. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La lên cao, chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa (1943 1944)

ANH HÙNG LIỆT SỸ LÒ VĂN GIÁ (*)

Ơng Lị Văn Giá sinh năm 1919 tại bản Cọ, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La trong một gia đình nơng dân nghèo. Với lịng u nước, căm thù chế độ thực dân sâu sắc, thanh niên Lò Văn Giá sớm đón nhận ánh sáng cách mạng của Đảng được lan tỏa từ Nhà tù Sơn La.

Chi bộ Nhà tù Sơn La đã xây dựng được 2 cơ sở bên ngồi nhà tù, trong đó Lị Văn Giá tham gia trong tổ Thanh niên Cứu quốc Mường La. Tháng 8/1943, Chi bộ Nhà tù quyết định tổ chức vượt ngục cho một số tù chính trị cốt cán để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. Chi bộ Nhà tù nhận định: Yếu tố thắng lợi của cuộc vượt ngục là phải có người đưa đường thơng thạo và dũng cảm. Là người thơng minh, dũng cảm, có lịng u nước, nhiệt tình cách mạng và rất thạo tiếng Mơng và địa hình Tây Bắc, Lị Văn Giá được chọn là người đưa đường cho cuộc vượt ngục của 4 đồng chí là Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân và Lưu Đức Hiểu. Lò Văn Giá đã đưa được 4 đồng chí đến đích an tồn (khu vực Suối Rút, tỉnh Hịa Bình) theo kế hoạch mà chi bộ đã đề ra. Đồng chí Trần Đăng Ninh đã viết

53

trong cuốn “Hai lần vượt ngục” như sau: “Anh thanh niên Thái đưa chúng tôi đến đây đã hết phận sự. Chúng tôi cùng anh từ biệt bùi ngùi, cảm động. Thuyền xa, chúng tơi cịn nhìn theo người thanh niên Thái và khắc tên Giá của anh vào lòng”.

Khi quay lại Sơn La, Lò Văn Giá đã bị thực dân Pháp bắt. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng Lò Văn Giá vẫn nhất mực không khai. Sau thời gian bị giam cầm, khơng tìm được chứng cứ để lên án nên chúng đã lén lút thủ tiêu ơng. Hành động đó phơi bày sự bất lực của kẻ thù trước ý chí đấu tranh bất khuất của người thanh niên Thái, tiêu biểu cho nhân dân địa phương đang hướng về ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc vượt ngục thành công đã cổ vũ tinh thần cho tù nhân chính trị tại Sơn La và ảnh hưởng tích cực đến các nhà tù khác trong cả nước.

Với cơng lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Lò Văn Giá đã được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20/12/1994. Anh hùng Lò Văn Giá - người con ưu tú của bản làng Sơn La - đã trở thành niềm tự hào của người dân Sơn La trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Để ghi nhớ công lao của ông, nhiều con đường, trường học đã được mang tên Lò Văn Giá.

Hình tượng người chiến sỹ cộng sản kiên trung Tô Hiệu và người con ưu tú, niềm tự hào của nhân dân và các dân tộc Sơn La, Lị Văn Giá đã để lại trong chúng tơi ấn tượng đậm nét về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tấm gương chiến đấu và hy sinh cao cả của những người chiến sỹ cộng sản năm xưa đã trở thành bất hủ, ln nhắc nhở hậu thế về tình u q hương, lịng tự hào dân tộc. Điều đó đã trở thành nền tảng cho sức mạnh của nhân dân Sơn La nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung. Để hôm nay, cũng trên vùng đất này, đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La ln đồng thuận một lịng, quyết tâm xây dựng quê hương Sơn La ngày thêm văn minh và giàu đẹp.

(Sơn La - 115 năm vinh quang một

chặng đường phấn đấu.- H.: Chính trị - Hành chính, 2010) (*) Tên bài do Ban biên soạn đặt.

Một phần của tài liệu thong-tin-khoa-hoc-chuyen-de-so-11-ban-pdf-1 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)