CẢM XÚC KHI ĐẾN THĂM KHU DI TÍCH NHÀ TÙ SƠN LA: NƠI ƯƠM MẦM “HẠT GIỐNG ĐỎ”

Một phần của tài liệu thong-tin-khoa-hoc-chuyen-de-so-11-ban-pdf-1 (Trang 65 - 67)

III. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La lên cao, chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa (1943 1944)

CẢM XÚC KHI ĐẾN THĂM KHU DI TÍCH NHÀ TÙ SƠN LA: NƠI ƯƠM MẦM “HẠT GIỐNG ĐỎ”

Đến thăm Nhà tù Sơn La vào một sáng heo may của tháng tư trên đường đi công tác Điện Biên, chúng tơi thấy lịng mình như có điều gì đó rất khó tả khi được nghe cơ hướng dẫn viên thuyết minh về những âm mưu thâm độc và tàn ác dã man của thực dân Pháp đối với những người cộng sản và những người yêu nước Việt Nam.

Nhà tù Sơn La - Một chứng tích về sự tàn bạo của chế độ thực dân, nó đã trở thành một trung tâm giam cầm và đầy ải. Nhưng vượt lên trên gông cùm và tội ác của thực dân Pháp, những người cộng sản Việt Nam đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, biến

59

những bức tường đá lạnh lẽo thành những viên gạch hồng ấm tình đồng chí, biến bóng đêm đen tối thành những tia sáng cách mạng tỏa ra khắp vùng núi rừng Tây Bắc. Chính vì vậy, Nhà tù Sơn La đã trở thành chiếc nôi của cách mạng Việt Nam, đã đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ các chiến sỹ trung kiên cho Đảng, đội ngũ những người cộng sản kiên cường lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập cho dân tộc.

Trong điều kiện sống lao động, bệnh tật và đối mặt với những âm mưu đê hèn của kẻ thù, những người tù chính trị Sơn La phải thực sự đối đầu với những thử thách lớn. Nếu khơng có nghị lực, ý chí và sáng tạo thì rất dễ bị sa ngã, đầu hàng, an phận thủ thường. Nhưng ngay từ lúc đặt chân tới Nhà tù Sơn La, những người tù cộng sản đã ý thức được những khó khăn, nguy hiểm và sớm tìm được cho mình những phương thức hoạt động thích hợp để sống, để tiếp xúc với dân, gây dựng cơ sở cách mạng để đấu tranh trực tiếp với kẻ thù, rèn luyện và chuẩn bị chu đáo hành trang cần thiết khi có điều kiện trở về với Đảng, với tổ chức.

Có lẽ, chưa có một nhà tù nào trong hệ thống nhà tù của thực dân Pháp lập ra ở nước ta lại có một mơ hình tổ chức chặt chẽ, quản lý hiệu quả những người tù cộng sản như ở Nhà tù Sơn La, và cũng ở nơi đây đã đào tạo cho cách mạng, cho Đảng nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc như: Đồng chí Tơ Hiệu, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Đặng Việt Châu, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Trân… và rất nhiều đồng chí giữ các cương vị, trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ta đều được thử thách, rèn luyện và trưởng thành từ Nhà tù Sơn La.

Rời khỏi khu di tích Nhà tù Sơn La nhưng đâu đó trong cảm xúc của mỗi chúng tơi như đọng lại hình ảnh của những người chiến sỹ cách mạng bị tù đày nhưng vẫn kiên cường bất khuất đấu tranh, những cái tên như “xà lim ngầm”, “xà lim chéo”, “trại ba gian” làm chúng tơi rùng mình, căm phẫn vì sự hà khắc, tàn ác của thực dân Pháp đối với những chiến sỹ cách mạng.

Chúng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng về sức sống mãnh liệt của cây đào Tô Hiệu khi đã trải qua 2 lần đánh phá của giặc. Lần thứ nhất vào năm 1952, khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp cho máy bay thả bom phá nhà tù nhằm xóa dấu vết tội ác dã man do bọn chúng gây ra ở địa ngục trần gian; Lần thứ hai vào năm 1965, khi đế quốc Mỹ đánh phá thị xã Sơn La, chúng đã thả bom phá hủy phần còn lại của nhà tù. Như có một phép màu kỳ lạ, cây đào Tơ Hiệu vẫn cịn nguyên vẹn, tiếp tục bám rễ, vươn cành và nở hoa mỗi dịp xuân về như một chứng nhân của lịch sử, khẳng định sức sống mãnh liệt, ý chí quật cường, đấu tranh gian khổ của những con người cộng sản trung kiên, giành độc lập cho dân tộc, cho đất nước…

Th.S. Phạm Thị Thanh Huyền

60

Một phần của tài liệu thong-tin-khoa-hoc-chuyen-de-so-11-ban-pdf-1 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)