III. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La lên cao, chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa (1943 1944)
CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐĂNG NINH
Đồng chí Trần Đăng Ninh tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Đáng, sinh năm 1910 tại thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hịa, tỉnh Hà Đơng (nay là Hà Nội). Sinh trưởng trong một gia đình nơng dân, tuy nhà nghèo nhưng đồng chí cũng được cha mẹ cố gắng cho học chữ Nho của một cụ đồ và học tiểu học ở trường làng. Lớn lên đồng chí ra Hà Nội kiếm việc làm mong có được cuộc sống khá hơn ở nơng thơn. Đồng chí học nghề ở nhà in và trở thành thợ sách ở Nhà in Lê Văn Tân…
... Ở Hà Nội, tổ chức Đảng liên tục bị phá vỡ, thành ủy cũng như nhiều chi bộ bị bắt gần hết. Phong trào tạm thời lắng xuống, nhưng ảnh hưởng của Đảng vẫn được duy trì trong nhân dân lao động và những người yêu nước. Hà Nội là nơi tập trung cơng nghiệp, có nhiều xí nghiệp, nhà máy, có giai cấp công nhân đông đảo, nên được Trung ương và xứ ủy tập trung lãnh đạo, trong đó ngành in được chú ý nhiều. Nguyễn Tuấn Đáng được bạn bè dìu dắt vào hoạt động trong phong trào thợ in. Anh tham gia tích cực và hồn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Năm 1935, anh được đồng chí Nghiêm Kình, một đồng nghiệp là đảng viên tuyên truyền, giác ngộ chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1936, Chính phủ Bình dân Pháp lên cầm quyền, anh đã tích cực tham gia phong trào Đông Dương Đại hội và chuẩn bị đón Justin Godart - đại biểu Chính phủ Pháp sang thăm Đông Dương. Anh cũng tham gia phong trào ái hữu thợ thuyền và được cử vào Ban Chấp hành nghiệp đồn bí mật của thợ thuyền.
46
Tháng 7/1936, anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sinh hoạt trong chi bộ ngành in. Anh lấy tên là Trần Đăng Ninh từ đó. Ít lâu sau anh được cử vào ban chi ủy.
Từ năm 1937 đến năm 1939, đồng chí Trần Đăng Ninh được phân cơng hoạt động bí mật, lãnh đạo những cuộc bãi cơng của cơng nhân các xí nghiệp, bãi thị của tiểu thương, đấu tranh chống thuế cư trú ở Hà Nội và chống Hiệp ước Giáp Thân 1884. Đồng chí bị bọn mật thám tình nghi và bị bắt, nhưng khơng có chứng cứ gì, chúng phải cho về.
... Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng tháng 11/1940, đồng chí Trần Đăng Ninh báo cáo về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và chủ trương xây dựng căn cứ địa, duy trì đội du kích và tiếp tục chiến tranh du kích. Hội nghị nhất trí với đề nghị của đồng chí. Trong hội nghị này, đồng chí Trần Đăng Ninh được cử vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
… Trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) ở Pác Bó (Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - đại biểu Quốc tế Cộng sản chủ trì, đồng chí đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Tháng 6/1941, trong Hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ, khi các đồng chí Trung ương đi dự hội nghị chưa về, đồng chí đã kiên quyết đấu tranh chống một số khuynh hướng sai lầm trong xứ ủy, bảo vệ tổ chức của Đảng. Tháng 7/1941, trong Xứ ủy Bắc Kỳ mới, đồng chí được cử làm bí thư xứ ủy.
Ngày 21/11/1941, khi vào cơ quan giao thông của xứ ủy ở bãi Phúc Xá thì bị mật thám phục kích vây bắt, đồng chí đã kháng cự quyết liệt với địch để các đồng chí cùng đi chạy thoát. Bị bắt về sở mật thám, mặc dù bị địch tra tấn dã man, đồng chí vẫn giữ vững khí tiết, kiên cường đấu tranh. Các đồng chí cùng bị bắt khi đó đều khâm phục tinh thần gan góc và kiên cường bất khuất của đồng chí “Đáng to đầu”.
Ngày 22/2/1942, đồng chí bị tịa án của đế quốc Pháp ở Hà Nội kết án “20 năm khổ sai và 20 năm biệt xứ, tịch thu gia sản đã có và sẽ có”. Bị giam ở Hỏa Lị, Hà Nội, đồng chí hoạt động trong Ban tranh đấu của nhà tù, chống chế độ hà khắc đối với tù nhân của bọn đế quốc. Đồng chí rất có uy tín và được nhiều anh em tù chính trị quý mến.
Tháng 10/1942, đồng chí bị phát vãng lên Nhà tù Sơn La. Vừa lên tới nơi đồng chí nghĩ ngay đến việc vượt ngục và được đồng chí Nguyễn Lương Bằng cho biết vấn đề này cũng đang được chuẩn bị. Đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Chi bộ đặc biệt của Đảng và Nhà tù Sơn La. Đồng chí đã phổ biến và huấn luyện anh em trong chi bộ về nội dung Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 cũng như các nghị quyết mới của Thường vụ Trung ương và của xứ ủy mà đồng chí đã tiếp thu được. Đồng chí đã nhiệt tình tham gia chủ trương của chi bộ về tổ chức luyện tập quân sự cho anh em và tự chế lấy vũ khí để chờ cơ hội thuận tiện biến Sơn La, Lai Châu ở vùng Tây Bắc thành căn cứ du kích, đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc vượt ngục.
Giữa năm 1943, Chi bộ Nhà tù Sơn La quyết định chọn đồng chí Trần Đăng Ninh cùng các đồng chí Nguyễn Văn Trân, Lưu Đức Hiểu và Nguyễn Lương Bằng vượt ngục. Ngày 5/8/1943, các đồng chí trốn khỏi nhà lao. Sau gần 1 tháng đi đường rất vất vả, vừa phải luồn rừng, vừa phải tránh sự truy lùng của địch, các anh đã về đến Hà Đông và Hà Nội, bắt liên lạc với đồng chí Hồng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng. Đồng chí Trần Đăng Ninh được chỉ định hoạt động cùng đồng chí Hồng Quốc Việt trong Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ ở Hưng n, Hà Nam, Hà Đơng.
… Đồng chí Trần Đăng Ninh mất khi mới 45 tuổi. Trong hơn 20 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ thời kỳ hoạt động bí mật đến thời kỳ khởi nghĩa và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Đồng chí Trần Đăng Ninh mất đi đã trịn 40 năm. Song những đồng chí cách mạng lão thành cùng hoạt động và cùng bị tù đày với đồng chí vẫn nhớ người đồng chí kiên cường đấu tranh với địch. Những cán bộ đã tiếp xúc với đồng chí trong kháng chiến chống thực dân
47
Pháp, nhất là anh em cán bộ hậu cần vẫn nhớ hình ảnh của đồng chí, một cán bộ lãnh đạo đầy tài năng sáng suốt, nghiêm khắc nhưng độ lượng, thương yêu đồng chí, đồng đội. Anh em đều coi đồng chí là người anh cả của ngành hậu cần Việt Nam.
GS. Ngô Vi Thiện Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê
(Đồng chí Trần Đăng Ninh với cách mạng Việt Nam
H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2014)