9. Cấu trúc của luận văn
1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng
1.6.1. Các yếu tố khách quan
1.6.1.1. Tác động từ yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước hiện nay
Hiện nay, đứng trước xu thế thời đại là mở cửa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, trong đó con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Kết quả đạt được trong cac s lĩnh vực kinh tế, xã hội xét đến cùng chính là thành qủa của sự nghiệp GD&ĐT.
Đối với nước ta, để bắt kịp với sự phát triển giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, cũng như đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội trong những năm tiếp theo thì bên cạnh việc thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa công tác giáo dục để hướng tới xây dựng một nền kinh tế tri thức, xây dựng và phát triển xã hội học tập, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thích hợp để đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo dục, trong đó Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI).
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển GD&ĐT đã và đang có những tác động tích cực đến mọi hoạt động dạy học, giáo dục ở các cấp học, bậc học, trong đó có đổi mới cách dạy, cách học là chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, điều đó đã có những tác động tích cực mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và đây là cơ sở quan trọng để các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân tiếp tục triển khai đổi mới hoạt động dạy học, giáo dục học sinh ở các trường THCS hiện nay.
32
1.6.1.2. Tác động từ yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng 2018
Chương trình GDPT 2018 đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và sách giáo khoa phục vụ cho Chương trình GDPT 2018 được biên soạn theo hướng chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về Đổi mới Chương trình, sách giáo khoa GDPT đã khẳng định “Đổi mới Chương trình, sách giáo khoa GDPT nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT. Để triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên, địi hỏi các trường phải đổi mới về cách dạy học, giáo dục học sinh từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
Có thể khẳng định, mục tiêu đổi mới về Chương trình, sách giáo khoa là tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, nhằm tạo ra đội ngũ người lao động có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nhu cầu học tập của mọi người dân. Thơng qua đổi mới Chương trình, sách giáo khoa để giáo dục, đào tạo con người Việt Nam phát huy mọi tiềm năng, khả năng sáng tạo; phát huy lịng u q hương đất nước, u gia đình, u đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong đó tập trung dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
1.6.1.3. Tác động từ điều kiện bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở
Muốn nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, thì phải đầu tư đầy đủ CSVC, trang thiết bị đồ dùng dạy học. Trong giai đoạn hiện nay, các trường THCS phải được xây dựng đạt chuẩn, đồ dùng dạy học đầy đủ và phong phú để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
33 sinh trong quá trình học tập…
Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh sẽ làm tăng tính hấp dẫn, lơi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, nghiên cứu, giúp cho hoạt động dạy học đạt được hiệu quả.
1.6.2. Các yếu tố chủ quan
1.6.2.1. Tác động từ nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
Nhận thức, ý thức trách nhiệm của CBQL, giáo viên và các lực lượng khác trong trường THCS có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở nhà trường. Nhận thức đúng, ý thức trách nhiệm cao của các lực lượng quản lý và những người thực hiện nhiệm vụ dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của các lực lượng quản lý, giáo viên để tham gia vào quản lý hoạt động dạy học, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, góp phần tích cực vào đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay.
Nhận thức của CBQL, giáo viên phù hợp với mục tiêu quản lý sẽ thúc đẩy hoạt động dạy học ở trường THCS nhanh chóng đạt hiệu quả và ngược lại khi nhận thức lệch lạc, chưa đúng với yêu cầu dạy học sẽ trở thành lực cản trong dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Khi nhận thức của CBQL, giáo viên đúng đắn sẽ tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học, cũng như hiểu được sự cần thiết của việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh để thúc đẩy hoạt động dạy học ở trường THCS đạt kết quả. Vì vậy, các lực lượng giáo dục cần tuyên truyền, hướng dẫn, động viên cán bộ, giáo viên nhà trường thực hiện nghiêm mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học thì chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ được nâng lên, góp phần thiết thực vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
34
1.6.2.2. Tác động từ trình độ, năng lực của giáo viên ở trường Trung học cơ sở hiện nay
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình ln nêu cao tinh thần tự giác, tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực để đạt được mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Do vậy, trình độ, năng lực của người giáo viên là yếu tố quyết định đến thành cơng của q trình đổi mới GD&ĐT ở nhà trường để thực hiện thắng lợi Chương trình GDPT 2018 đã đề ra.
Trình độ, năng lực chun mơn của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Giáo viên có trình độ chun môn sâu, rộng, vững chắc, có óc tư duy sáng tạo và nghệ thuật sư phạm trong tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh sẽ góp phần phát huy tinh thần trách nhiệm trong dạy học và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS.
Tiểu kết chương 1
Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Việc nghiên cứu làm rõ các nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh phải được triển khai nghiên cứu từ việc quản lý mục tiêu, chương trình nội dung, quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, quản lý hoạt động dạy của giáo viên hoạt động học của học sinh một cách chặt chẽ, nghiêm túc và có hình thức, phương pháp đánh giá kết quả dạy học một cách phù hợp. Bên cạnh đó, cần bảo đảm tốt CSVC, thiết bị dạy học để bảo đảm cho quá trình dạy học diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả như mong muốn.
Quá trình quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở các trường THCS luôn chịu sự tác động của các yếu tố khách
35 quan và chủ quan.
Nghiên cứu nắm chắc nội dung cơ bản về quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS là cơ sở quan trọng về mặt thực tiễn để triển. khai nghiên cứu và đánh giá chính xác thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Đây là nội dung được trình bày cụ thể ở chương 2 của luận văn.
36
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Một số nội dung khái quát về kinh tế, xã hội và giáo dục của quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái lược về tình hình kinh tế, xã hội quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng là quận trung tâm của thành phố Hà Nội, có lịch sử phát triển lâu đời, có vị trí địa lý nằm ở phía Đơng Nam nội thành Hà Nội với phía Đơng giáp quận Long Biên, phía Tây giáp quận Đống Đa, phía Tây Nam giáp quận Thanh Xn, phía Nam giáp quận Hồng Mai, là quận được mang tên Hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống xâm lược là Trưng trắc và Trưng Nhị.
Quận Hai Bà Trưng có diện tích 9,2km2, với dân số năm 2018 là 318.000 người, quận có 20 phường, gồm: Nguyễn Du; Lê Đại Hành; Bùi Thị Xn; Phố Huế; Ngơ Thì Nhận; Phạm Đình Hổ; Đồng Nhân; Đông Mác;
37
Bạch Đằng; Thanh Lương; Thanh Nhàn; Cầu Dền; Bách Khoa; Quỳnh Lôi; Bạch Mai; Quỳnh Mai; Vĩnh Tuy; Minh Khai; Trương Định và Đồng Tâm
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quận Hai Bà Trưng đã thực hiện nghiêm túc đường lối chủ trương của Đảng, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của quận để đạt được rất nhiều thành tựu toàn diện về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Bước vào giai đoạn phát triển mới, quận nỗ lực cùng thành phố thực hiện thắng lợi 5 nhiệm vụ chủ yếu, 3 khâu đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXVI, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội cả nhiệm kỳ 2020-2025, tạo bước tiến mới trong xây dựng và phát triển, xứng đáng là một quận trung tâm, quận văn hiến và anh hùng.
Quận Hai Bà Trưng có nhiều nhà máy, xí nghiệp của trung ương và thành phố Hà Nội, với hơn 3.500 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó 75% là thương mại, dịch vụ cịn lại là hoạt động cơng nghiệp đã giúp cho kinh tế của quận phát triển nhanh, với tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn quận năm 2021 đạt 933.841 tỷ đồng.
2.1.2. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng hiện có 16 THCS cơng lập (trong đó có 01 trường
phổ thơng cơ sở trực thuộc Sở GD&ĐT), 06 trường ngồi cơng lập. Bước vào năm học 2021 - 2022, Phòng GD&ĐT chỉ đạo 100% các trường THCS thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đối với lớp 6, chương trình giáo dục phổ thơng theo Cơng văn số 4621/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 đối với lớp 7, 8, 9. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Phịng GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên môn các nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của năm học 2021-2022 và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chun mơn từng mơn học. Chỉ đạo của Phịng GD&ĐT tới các nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
38
2021-2022 trong đó xác định được nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm, Tổ chức xây dựng những biện pháp thực hiện mang tính khả thi cao.
Các trường THCS trên địa bàn quận đã phát động và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, Phong trào “Nhà giáo Hai Bà Trưng đỡ đầu học sinh có khó khăn”. Các nhà trường đã phát động các hoạt động hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”, trong thời gian phải học trực tuyến do ảnh hưởng đại dịch Covid19 ngay trước thềm năm học mới.
Phòng GD&ĐT triển khai tới 100% các cơ sở giáo dục trên đại bàn quận Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 18/10/2021 của UBND quận về thực hiện chuyên đề “Văn hóa ứng xử trong trường học” giai đoạn 2021-2025. Trong học kỳ I, tồn cấp học khơng xảy ra các hiện tượng tiêu cực và vi phạm đạo đức nhà giáo. Tổ chức tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội và dịch bệnh...
Tổ chức tham gia các cuộc thi vẽ tranh “Thiếu nhi Thủ đơ tích cực hưởng ứng phịng, chống dịch bệnh Covid-19” (với 12.714 học sinh tham gia); “Vì an tồn giao thơng Thủ đơ” năm 2021 trên Internet (với 20.705 lượt học sinh tham gia 3 vòng thi), 100% các trường chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư và các điều kiện sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến phức tạp; 100% các trường đã xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể đón học sinh quay trở lại trường học theo hướng dẫn của UBND Thành phố, Sở GD&ĐT, UBND Quận.