Mối quan hệ của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 101)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp

97

lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng được đề xuất trong luận văn là kết quả nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Các biện pháp được đề xuất, bao gồm: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên; Thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học cơ sở theo nội dung chương trình đã xác định; Tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; Chỉ đạo giáo viên thiết kế bài giảng và thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên hiệu quả dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường Trung học cơ sở.

3.4. Khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi và mức độ tương quan của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội thông qua phiếu điều tra.

3.4.2. Đối tượng khảo sát

Tác giả đã tiến hành khảo sát 50 CBQL ở các trường THCS và chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

3.4.3. Phương pháp điều tra và cách tính điểm

3.4.3.1. Phương pháp điều tra

Tác giả luận văn sử dụng phiếu hỏi để khảo sát ý kiến của CBQL ở các trường THCS và chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

98

3.4.3.2. Cách tính điểm

Tác giả luận văn thiết kế thang đo theo 3 mức độ cụ thể: Rất cần thiết/Rất khả thi; Cần thiết/Khả thi; Không cần thiết/Không khả thi.

Tương ứng với mỗi mức độ là một điểm số: Rất cần thiết/Rất khả thi: 3 điểm; Cần thiết/Khả thi: 2 điểm; Không cần thiết/ Không khả thi: 1 điểm

3.4.4. Phân tích kết quả khảo sát

3.4.4.1. Về mức độ cần thiết

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết ĐTB Thứ bậc 1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao

nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên

40 8 2 2.76 2

2. Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS đã xác định

38 9 3 2.70 3

3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

41 7 2 2.78 1

4. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thiết kế bài giảng và thực hiện giảng bài theo hướng phát triển năng lực của học sinh

38 8 4 2.68 4

5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên hiệu quả dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THCS

37 9 4 2.66 5

6. Tăng cường trang bị và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

37 8 5 2.64 6

Qua bảng thống kê cho thấy các biện pháp 3, 1, 2, có số điểm trung bình đạt trên 2.70 điểm. Các ý kiến được hỏi đều cho rằng “Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh”, kết hợp “Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát

99

triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên” và “Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS đã xác định” là những biện pháp có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Tỷ lệ cho là các biện pháp không cần thiết là do số người này cho rằng, những hạn chế trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh mới đang triển khai thực hiện ở khối lớp 6, 7, nên chỉ cần thực hiện đúng các nội dung quản lý đang được thực hiện hiện nay và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động dạy học là đủ.

2.552.6 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 Tính cấp thiết

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp

3.4.4.2. Về mức độ khả thi

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi ĐTB Thứ bậc 1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận

thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên

41 5 4 2.74 1

2. Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS đã xác định

40 6 4 2.72 2

3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo

100 hướng phát triển năng lực học sinh

4. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thiết kế bài giảng và thực hiện giảng bài theo hướng phát triển năng lực của học sinh

38 7 5 2.66 5

5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên hiệu quả dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THCS

39 6 5 2.68 4

6. Tăng cường trang bị và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

38 6 6 2.64 6

Kết quả khảo sát cũng cho thấy ĐTB của các biện pháp đều đạt từ 2.64 điểm trở lên vì các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng đã đáp ứng yêu cầu và phù hợp với quyết tâm của CBQL và giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Trong các biện pháp mà luận văn đưa ra thì biện pháp sẽ được ưu tiên về mức khả thi trong quá trình thực hiện sẽ là 1, 2, 3, 5, 4, 6, việc ưu tiên ấy nhằm giải quyết vấn đề hiện nay của chủ thể QLGD là bảo đảm quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đạt hiệu quả thiết thực.

2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP 6 Tính khả thi

Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp

3.4.4.3. Đánh giá tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất

101

Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi

TT Tên biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi D D2 ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận

thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên

2.76 2 2.74 1 1 1

2. Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS đã xác định

2.70 3 2.72 2 1 1

3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

2.78 1 2.70 3 -2 4

4. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thiết kế bài giảng và thực hiện giảng bài theo hướng phát triển năng lực của học sinh

2.68 4 2.66 5 -1 1

5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên hiệu quả dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THCS

2.66 5 2.68 4 1 1

6. Tăng cường trang bị và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

2.64 6 2.64 6 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy đại đa số ý kiến đều cho rằng, trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội luôn nhận được sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối hợp của giáo viên, các bộ phận trong nhà trường, cùng các cơ quan chức năng trong triển khai thực hiện các biện pháp quản lý. Tuy nhiên, trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng thì cơ chế, điều kiện về nhân lực, vật lực để thực hiện quản lý, vẫn cần được chuẩn bị chu đáo, triển khai thực hiện một cách cụ thể hơn thông qua các biện pháp quản lý mà luận văn đã đề xuất mới có hiệu quả thiết thực.

102

mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, có thể khẳng định các biện pháp vừa cần thiết vừa khả thi. Kết quả tương quan có thể biểu diễn qua biểu đồ 3.3

2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính cấp thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.3. Tương quan của các biện pháp

Để tính tốn tương quan, chúng sử dụng công thức Spearman:

) 1 ( 6 1 2 2     n n D R

Kết quả tính tốn như sau:

2 6 (1 1 4 1 1 0) 1 6(6 1) R          => 1 48 210 R  => R = 1 - 0.23 = > R = 0.77 Kết quả R = 0.77, cho phép kết luận các biện pháp đã đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần thiết thực nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

103

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, luận văn đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS là:

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên; Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS đã xác định; Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thiết kế bài giảng và thực hiện giảng bài theo hướng phát triển năng lực của học sinh; Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên hiệu quả dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THCS; Tăng cường trang bị và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Kết quả khảo sát cho thấy cả 6 biện pháp quản lý trên đều có tính cần thiết và khả thi có thể áp dụng trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng hiện nay.

104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS là một chủ trương nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, vừa bảo đảm đúng, đủ kiến thức vừa phát triển được các năng lực cần thiết cho học sinh trong quá trình dạy học. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan một số cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài, luận văn đã nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS, trong đó đã chỉ rõ việc quản lý mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, cũng như kiểm tra đánh giá và quản lý việc bảo đảm CSVC, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Luận văn cũng chỉ ra các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở các trường THCS hiện nay.

Từ những vấn đề lý luận được khái quát, luận văn tiến hành khảo sát, đánh giá về thực trạng hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định, các nội dung khảo sát được CBQL, giáo viên đánh giá ở mức “Khá”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết qủa đã được khẳng định vẫn còn một số nội dung quản lý chưa đạt được kỳ vọng như một số nội dung quản lý mục tiêu, chương trình nội dung, quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh hay kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học vẫn cịn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất của vấn đề cần quản lý. Nguyên nhân dẫn đến những hạn

105

chế ấy bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, song nguyên nhân chủ quan thuộc về CBQL và giáo viên là cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quản lý của nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nói riêng.

Dựa vào cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học và hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, tác giả luận văn đưa ra 6 biện pháp quản lý là:

+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho CBQL, giáo viên

+ Thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS theo nội dung chương trình đã xác định.

+ Tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

+ Chỉ đạo giáo viên sinh hoạt nhóm chun mơn với chủ đề thiết kế bài giảng theo hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức thực hiện dạy học theo chủ đề đã xây dựng.

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên hiệu quả dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THCS

+ Trang bị và sử dụng có hiệu quả CSVC, bổ sung các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Các biện pháp được đề xuất qua khảo sát về mức độ cần thiết, mức độ khả thi đều được đánh giá cao nếu được áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)