Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 73)

9. Cấu trúc của luận văn

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.1. Ưu điểm

Kết quả khảo sát ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng cho thấy đa số CBQL, giáo viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Triển khai việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội bước đầu đáp ứng được yêu cầu của khối lớp 6 với một số bài, môn học. Phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai thực hiện và từng bước đáp ứng yêu cầu dạy học và mang lại những hiệu quả nhất định.

Hiệu trưởng các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã quan tâm đến công tác chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho giáo viên trong chuẩn bị nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học nên việc triển khai thực hiện bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực trong học sinh, đã khuyến khích tính tích cực học tập, rèn luyện năng lực của học sinh.

Đa số viên ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã có những nghiên cứu tìm tịi cách thức, biện pháp chuẩn bị nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực nên động viên được tinh thần, trách nhiệm trong học tập của từng học sinh và khuyến khích được những học sinh đạt thành tích cao trong học tập, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi trong học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

2.6.2. Hạn chế

69

phố Hà Nội nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trị, sự cần thiết phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học.

Trong nội dung chương trình dạy học một số môn (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục cơng dân) kiến thức vẫn cịn mang tính lý thuyết trừu tượng, chưa sát với thực tiễn của cuộc sống, chưa phù hợp với độ tuổi của học sinh THCS và nội dung dạy học vẫn là các bài giáo huấn, chưa chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, nên hạn chế đến việc phát triển năng lực cho học sinh.

Việc triển khai thực hiện nội dung và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh chưa cụ thể, chưa đồng bộ (cịn chồng chéo giữa Chương trình GDPT 2018 cho khối 6 và Chương trình hiện hành cho khối 7, 8, 9), dẫn đến thiếu sự nhất quán, mang nặng tính hành chính, kém hiệu lực.

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Các trường THCS quận Hai Bà Trưng chưa xây dựng được đầy đủ khung nội dung chương trình cụ thể của từng chủ đề dạy học ở từng môn. Hệ thống các văn bản, thông tư, quy chế, quy định của các cấp về quản lý hoạt động dạy học chưa có sự thống nhất, đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn giáo dục ở bậc THCS đặt ra; việc triển khai, chỉ đạo thực hiện của cơ quan chức năng cấp trên có nội dung chưa sát.

Vẫn cịn một số CBQL chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, vị trí quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, ít tham gia dự giờ, chỉ đạo sinh hoạt TCM còn chung chung nên chất lượng sinh hoạt chưa cao. Thậm chí, một số chưa coi trọng đúng mức quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh dẫn đến thiếu các biện pháp quản lý phù hợp, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, quản lý giảng dạy, quản lý học tập chưa sâu sát, nặng về hình thức dẫn đến hiệu quả quản lý thấp.

70

bộ phận giáo viên nhằm đáp ứng các yêu cầu giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh chưa được quan tâm đúng mức; trình độ chun mơn của một số giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Nguồn ngân sách chi cho giáo dục của địa phương còn bất cập, việc huy động đóng góp từ cha mẹ học sinh, các cơ quan đồn thể cịn gặp nhiều khó khăn nên CSVC, trang thiết bị dạy học của các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội chưa hồn thiện, cịn bất cập cả về chủng loại, chất lượng làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học hiện nay.

Trong quản lý hoạt động giảng dạy, việc chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và ứng dụng cơng nghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường THCS chưa được tổ chức triển khai quyết liệt từ các TCM đến nhà trường. Một bộ phận giáo viên lớn tuổi, tuy đã được đào tạo chuẩn hóa nhưng chất lượng giảng dạy chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.

71

Tiểu kết chương 2

Dạy học và quản lý dạy học là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường phổ thơng; trong đó đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh được coi là yếu tố rất quan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục ở các bậc học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam nói chung, bậc THCS nói riêng. Trong những năm gần đây, các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng CBQL, giáo viên trong nhà trường, quán triệt, lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục, dạy học và quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, góp phần quan trọng vào việc hồn thành nhiệm vụ trung tâm của trường THCS. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Chất lượng dạy học còn thấp so với mặt bằng chung của thành phố hà Nội, công tác quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cịn gặp khó khăn và bộc lộ những hạn chế với những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Để quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đạt hiệu quả thiết thực đòi hỏi CBQL ở các trường và cấp trên phải tiếp tục đổi mới tư duy, thường xuyên bám sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định rõ những yêu cầu và biện pháp có tính khả thi, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

72

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Ngun tắc đảm bảo tính mục tiêu, tồn diện trong quản lý

Đảm bảo tính mục tiêu trong quản lý là một trong những nguyên tắc cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý mang tính khách quan, khoa học, khả thi. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tồn diện địi hỏi các biện pháp được đề xuất phải giải quyết được các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quân Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội được đề xuất phải hướng tới mục đích tạo mơi trường tích cực, chủ động, sáng tạo của học trong học tập.

Biện pháp quản lý phải tác động tới giáo viên, yêu cầu dạy học phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh; học sinh có kĩ năng vận dụng những kiến thức khoa học vào đời sống thực tiễn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, đòi hỏi CBQL (đứng đầu là Hiệu trưởng) phải lựa chọn được các biện pháp quản lý tốt nhất phù hợp với thực tiễn đang diễn ra ở nhà trường để giúp CBQL nhà

73

trường triển khai quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh một cách có hiệu quả trong thực tiễn. Tính thực tiễn của các biện pháp đòi hỏi phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực, môi trường của nhà trường, trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy chế của Bộ GD&ĐT và các quy định của Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội, Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống

Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống đòi hỏi phải thống nhất giữa các lực lượng quản lý, lực lượng thực hiện nhiệm vụ dạy học trong xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; phối hợp tổ chức chặt chẽ các hoạt động dạy học các mơn theo hướng tích hợp nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.

Do đó, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội phải có sự thống nhất giữa Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên, học sinh trong từ xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học.

Tất cả các biện pháp được đề xuất phải có sự thống nhất và thực hiện đồng bộ, không quá đề cao biện pháp nào cũng như xem nhẹ biện pháp để việc vận dụng có hiệu quả.

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

3.2.1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

74

CBQL, giáo viên về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, của ngành Giáo dục, đặc biệt là với bậc học THCS. Các chủ thể giáo dục, mà trực tiếp là giáo viên nhận thức đúng vị trí, vai trị, trách nhiệm của bản thân về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Ban giám hiệu nhà trường (đứng đầu là hiệu trưởng), tổ chức học tập, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy, hướng dẫn, quy định của Ngành GD&ĐT cho tồn thể CBQL, giáo viên trong nhà trường, thơng qua các cuộc hội, họp của nhà trường hoặc các kênh thông tin như gửi email, Zalo, Website, bản tin để ra các văn bản, chỉ thị thực hiện nhiệm vụ,… để giáo viên, học sinh hiểu được sự cần thiết, tính tất yếu phải thay đổi và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.

Các TCM tiến hành sinh hoạt chuyên môn để giúp giáo viên hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của mình trong thực hiện nhiệm vụ dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, từ đó có động lực bồi dưỡng năng lực dạy học, góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Mỗi giáo viên cần nhận thức đầy đủ về q trình dạy học khơng đơn thuần chỉ truyền thụ tri thức mà còn qua hoạt động tổ chức học sinh tìm tịi, hình thành năng lực cần thiết cho mỗi học ính trong q trình học tập bảo đảm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa của xã hội Việt Nam. Để hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đạt hiệu quả thì người giáo viên cần được bồi dưỡng, hoàn thiện về kiến thức, phương pháp, hình thức dạy học và xây dựng cho giáo viên niềm tin, uy tín trước CBQL, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương. Chỉ khi CBQL, giáo viên có nhận thức đúng đắn sẽ đề xuất được những chủ trương quản lý và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà

75 trường đạt hiệu quả.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Một là, đối với cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở

Cán bộ quản lý ở cấp trường, tổ trưởng chuyên môn nắm vững các quy chế, quy định về dạy học và dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh để tuyên truyền, giáo dục cho giáo viên nhà trường nhận thức được trách nhiệm của mình trong dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, không chỉ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài học, cách diễn đạt, hiểu nội dung mà cịn góp phần phát triển một cách toàn diện về phẩm chất, tinh thần, đạo đức và các năng lực chung, năng lực chuyên biệt, qua đó giúp học sinh có kiến thức để tiếp tục học lên các bậc học cao hơn và chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống một cách tự tin.

Hiệu trưởng giao nhiệm vụ và chỉ đạo các TCM nghiên cứu, tìm hiểu, nắm chắc chương trình và quan điểm dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh để lựa chọn các nội dung, chủ đề dạy học cho sát với từng đối tượng học ính ở từng khối, lớp. Yêu cần giáo viên phải nghiên cứu nắm vững Chương trình GDPT 2018 và Chương trình GDPT hiện hành từ đó xác định các hình thức/mức độ cần đạt được về nội dung khi giảng dạy cho học sinh. Nghiên cứu các tài liệu dạy học, tổ chức thảo luận nhóm để chỉ ra những nội dung trùng lắp giữa các bài, môn học từ đó khắc phục kịp thời góp phần định hướng sự phát triển năng lực chuyên biệt cho học ính them nội dung bài học, môn học.

Hướng dẫn giáo viên tự học, tự nghiên cứu và khai thác có hiệu quả các nguồn học liệu trên mang Internet, đặc biệt cần làm rõ những nội dung kiến thức cơ bản, nội dung kiến thức của từng môn khoa học tự n hiên, khoa học xã hội đối với sự phát triển năng lực của học sinh trong suốt quá trình học tập ở cấp THCS.

76

Giáo viên lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, có nhiệm vụ hết sức quan trọng, là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về thực hiện nhiệm vụ dạy học môn học theo hướng phát triển năng lực học sinh nên cần phối hợp, liên kết với các bộ môn và giáo viên các môn khác trong toàn trường để xây dựng và tổ chức thực hiện thời khóa biểu dạy học mơn học cho học sinh trong tồn trường, thời khóa biểu được xây dựng phải cụ thể, sát với từng khối lớp, trình độ của từng đối tượng học sinh và có những biện pháp thực hiện các nội dung đó một cách hợp lý. Tìm hiểu và nắm chắc đặc điểm của học sinh nhất là đối tượng học sinh có tính cá biệt trong học tập, rèn luyện. Hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập theo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)