Kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm (Trang 33 - 36)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.3. Kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

1.2.3.1. Kỹ năng

Về khái niệm KN có nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Nhìn chung, các khái niệm KN chủ yếu đi theo 2 hướng sau:

Theo Từ điển Tiếng Việt, KN là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. KN học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc nhóm hành động nhất định. KN ln có chủ đích và định hướng rõ ràng [66].

Theo Từ điển GD học, KN là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ [25].

Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng: KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép [49].

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình: KN là cách thức hành động dựa trên cơ sở tổ hợp những tri thức và KN. KN được hình thành bằng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà cả trong những điều kiện đó thay đổi [6].

V. A. Cruchetxki cho rằng, KN là các phương thức thực hiện hoạt động, những cái mà con người đã nắm vững. Theo ông, chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con người đó có KN mà khơng cần đến kết quả của hành động [39].

A. G. Covaliov nhấn mạnh: KN là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động [37].

Hướng thứ hai: Xem KN là năng lực

Theo quan điểm này, KN không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà còn là một biểu hiện về năng lực của con người. KN vừa có tính ổn định, lại vừa có tính mềm dẻo linh hoạt, tính mục đích.

Đại diện cho quan điểm này là các tác giả như K.K. Platonop và G.G. Golubev giải thích KN là năng lực của con người, thực hiện cơng việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và khoảng thời gian tương ứng [39].

Theo I.K. Babanki: “KN là năng lực tự có hoặc thơng qua học tập, được con người vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm vào những hoạt động mang tính nghề nghiệp, một công việc cụ thể và trong lĩnh vực chun mơn của mình” [76].

cho rằng: KN khơng phải là khả năng cũng không phải là năng lực. KN là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có KN đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành cơng theo chuẩn hay quy định [32].

Như vậy, dù xem xét KN ở góc độ là khả năng hay năng lực thì những nét bản chất chung của KN và nguyên tắc RL KN dựa vào quy luật hình thành và phát triển KN. Đó là:

- KN có tính tự giác, tức là dựa vào ý thức và luôn chịu sự kiểm sốt của ý thức;

- KN có tính linh hoạt, mềm dẻo và có chức năng phát triển cá nhân. Xét về mặt cấu trúc, phần lớn các tác giả đều xác định KN gồm các thành tố sau:

1/ Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác, các hành động và tri thức về đối tượng hành động;

2/ Hệ thống thao tác, các hành động và các phương tiện được sử dụng; 3/ Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện.

- Xét về tính chất thực hiện, KN ln có cấu trúc kĩ thuật, tức là khơng tùy tiện mà có lơgic và trình tự thao tác tương đối chặt chẽ.

- KN được hình thành qua trải nghiệm thực tế, thơng qua các giai đoạn: 1/ Bắt chước;

2/ Hình thành các thao tác, hành động sơ khai;

3/ Hình thành khả năng liên kết các thao tác và hành động;

4/ Chính xác hóa và có sự linh hoạt, mềm dẻo trong thực hiện KN; 5/ Sáng tạo KN mới.

Từ việc phân tích các khái niệm về KN theo các xu hướng khác nhau, chúng tôi đồng tình với cách nhìn nhận về KN của tác giả Đặng Thành Hưng. Theo chúng tôi: KN là hành động được thực hiện dựa trên tri thức và hoạt động

tích cực của cá nhân. Đó là những hành động có ý thức, có mục đích, có kỹ thuật và có kết quả.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)