Kỹ năng thiết kế chương trình giáo dục nhóm lớp

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm (Trang 107 - 114)

3.1. Hệ thống kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường (cấp

3.1.3. Kỹ năng thiết kế chương trình giáo dục nhóm lớp

Đây là nhóm KN quan trọng nhất trong tồn bộ qúa trình PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp). Để có được KN thiết kế CTGD, SV cần có những KN cụ thể sau đây:

3.1.3.1. Kỹ năng xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động giáo dục

a/ KN xây dựng mạng nội dung GD

Nội dung GD là một bộ phận được chọn lọc của kinh nghiệm xã hội và của nền văn hóa lồi người, cũng chính là nội dung các loại hoạt động và các hình thái giao lưu mà trẻ (người được GD) tham gia trong quá trình GD. Nội dung GD thường được xác định cùng mục tiêu. Một mục tiêu có thể cho nhiều nội dung, ngược lại một nội dung có thể đạt được nhiều mục tiêu.

Ví dụ: Lĩnh vực phát triển thể chất (nhóm lớp 3A - Trường MN …)

Mục tiêu Nội dung

1. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi (MT).

- Trẻ ăn hết khẩu phần ăn trong ngày, thích nghi với các loại thức ăn khác nhau; uống đủ lượng sữa và nước trong ngày.

- Tập thể dục sáng, các hoạt động thể dục trong ngày và tăng cường vận động.

2. Thực hiện đủ các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn (KQMĐ).

- Tập các động tác hô hấp.

- Tập động tác tay: Giơ cao, đưa phía trước, sang 2 bên, co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.

- Lưng, bụng, lườn: Cúi người phía trước, nghiêng người sang bên trái, bên phải, vặn người sang bên trái bên phải.

- Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên, bật tại chổ, co, duỗi chân.

3. Giữ được thăng bằng khi đi trong đường hẹp, đi kiểng gót liên tục 3m (MT, KQMĐ).

- Đi trong đường hẹp.

- Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát. - Đi kiểng gót liên tục 3m.

4. Đi, chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh (KQMĐ).

- Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Đi theo đường díc dắc.

5. Chạy liên tục trong đường díc dắc (3, 4 điểm díc dắc) khơng chệch ra ngoài (KQMĐ).

- Chạy liên tục trong đường díc dắc.

6. Trẻ tung và bắt bóng với cơ, tự đập và bắt bóng: Bắt được 3 lần liền khơng rơi bóng (khoảng cách 2,5m) (KQMĐ).

- Tung bóng lên cao. - Tung và bắt bóng với cơ. - Đập và bắt bóng tại chỗ.

- Chơi các trò chơi vận động tung, bắt bóng; đập và bắt bóng với cơ.

Khi xác định nội dung GD, cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây: * Cơ sở của việc lựa chọn các nội dung GD nhóm lớp

- Nội dung GD được dựa vào CTGDMN quốc gia - Nội dung GD được quy định bởi mục tiêu.

- Nội dung GD được lựa chọn trên tình hình thực tiễn của trường, lớp, trẻ, điều kiện tổ chức.

- Nội dung GD trẻ có thể được lựa chọn theo các hoạt động (Vui chơi, học tập, lao động, hội lễ...), hoặc theo các lĩnh vực GD.

- Đối với trẻ 5 - 6 tuổi cần bổ sung thêm nội dung đáp ứng Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

* Yêu cầu khi xác định nội dung GD nhóm lớp

- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, thống nhất giữa nội dung GD với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.

- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hồ giữa ni dưỡng, chăm sóc và GD; Giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; Cung cấp KN sống phù hợp với lứa tuổi; Giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; Yêu quý anh, chị, em, bạn bè; Thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; Ham hiểu biết, thích đi học.

* Các thành tố nội dung GD nhóm lớp gồm:

- Ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe: Tổ chức ăn, tổ chức ngủ, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và an toàn.

- Nội dung các hoạt động GD phát triển: Phát triển thể chất (phát triển

vận động và GD dinh dưỡng và sức khỏe), Phát triển nhận thức (Khám phá khoa học, làm quen với toán, khám phá xã hội), Phát triển ngơn ngữ (nghe, nói, làm quen với việc đọc- viết), Phát triển thẩm mỹ (cảm nhận và thể hiện cảm xúc, KN trong hoạt động âm nhạc và tạo hình, thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật), Phát triển tình cảm và KN xã hội (phát triển tình cảm, phát triển KN xã hội).

Bước 1: Xây dựng hệ thống nội dung GD cho toàn bộ năm học (Nội dung này được dựa vào CTGDMN quốc gia, CT địa phương (nếu có) và điều kiện thực tại của nhà trường, của nhóm lớp).

Bước 2: Lựa chọn các nội dung năm học cho phù hợp với các chủ đề. Bước 3: Sắp xếp các đề tài cụ thể cho hoạt động GD của từng ngày.

b. Kỹ năng xây dựng mạng hoạt động

Hoạt động GD của trẻ ở trường MN rất đa dạng và phong phú. Căn cứ vào mục đích GD, có thể phân chia thành các hoạt động cơ bản sau đây: Hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động dạo chơi - tham quan, hoạt động lao động, hoạt động ăn - ngủ - vệ sinh.

Tuy vậy, về bản chất, xây dựng mạng hoạt động khơng có nghĩa là sắp xếp tất cả các hoạt động trên thành một chuỗi các hoạt động trong ngày để tạo ra một chế độ sinh hoạt, mà đó là việc bố trí hoạt động học có chủ đích cho các ngày trong tuần để tạo ra một thời khóa biểu phù hợp.

KN xây dựng mạng hoạt động giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhóm KN thiết kế CTGD. Mạng hoạt động là cơ hội để GV xác định hình thức GD nào là phù hợp nhất và đem lại hiệu quả nhất cho một nội dung GD. Để xác định các hoạt động GD cho trẻ, cần tính đến mục tiêu GD, nội dung GD; Các hoạt động đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ, có ý nghĩa với sự phát triển của chúng. Cần chú ý đến sự tương thích giữa hoạt động với nội dung và mục tiêu, cần dành sự quan tâm thỏa đáng đến hoạt động chủ đạo của trẻ theo lứa tuổi (nhà trẻ - hoạt động với đồ vật, mẫu giáo - hoạt động vui chơi), đến hoạt động GD mọi lúc, mọi nơi trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ; tăng cường các hoạt động phát triển khả năng tìm tịi, khám phá, trải nghiệm cho trẻ.

Khi lựa chọn các hoạt động cho trẻ, cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung của chủ đề. Chúng được thiết kế theo các lĩnh vực phát triển.

Các lĩnh

vực Mục tiêu Nội dung Hoạt động

I. Phát triển thể chất - GD phát triển vận động - GD dinh dưỡng và sức khỏe - Trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường theo lứa tuổi.

- Trẻ bước đầu biết phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng khơng gian, biết hoạt động theo tín hiệu. - Trẻ có một số KN sử dụng cơ tay nhỏ: đánh răng, rửa tay, lau mặt, cầm thìa, cầm bút vẽ. - Trẻ biết các khu vực chơi an toàn trong trường; biết cách chơi với đồ chơi ngoài trời, đi lại an toàn trong sân trường.

- Hơ hấp: Hít vào, thở ra; Tay, Chân, Lưng, lườn, bụng; Bật.

- KN vận động: ném xa, bị cao, chạy có định hướng.

- Rèn nề nếp giờ ăn cho trẻ: tự xúc ăn, biết nhặt cơm rơi vãi…; rèn ngủ đúng giờ.

- Hướng dẫn trẻ nhận biết các khu vực chơi, đi lại trong sân trường. Hướng dẫn trẻ cách chơi với các đồ chơi ngoài trời. - Hướng dẫn trẻ tập thể dục sáng cùng các bạn theo hiệu lệnh. 1. Thể dục sáng. 2. Hoạt động học: GD thể chất: + Đi theo đường hẹp (3mx30cm). + Bò thấp. + Bò thấp chui qua cổng. + Bật về phía trước. 3. Hoạt động học: Tạo hình. 4. Trị chơi vận động: Gấu và Ong. Tín hiệu. Đuổi bóng. 5. Hoạt động vui chơi, ngoài trời, hoạt động chiều...

3.1.3.2. Kỹ năng lập kế hoạch giáo dục nhóm lớp

Lập kế hoạch GD nhóm lớp gồm các dạng kế hoạch sau đây: - Kế hoạch GD năm học

- Kế hoạch GD tháng (cịn gọi là kế hoạch chủ đề): trong đó bao gồm cả kế hoạch tuần và kế hoạch ngày

- Kế hoạch hoạt động GD.

* Kế hoạch GD năm học: Bao gồm mục tiêu, nội dung và hệ thống chủ đề.

- Mục tiêu GD năm học: Cách xác định mục tiêu năm học đã trình bày ở mục 3.1.2.1.

- Nội dung GD năm học: Cách xác định nội dung GD cho năm học đã trình bày ở mục 3.1.3.1

- Dự kiến chủ đề của năm học: Chủ đề năm học bao gồm chủ đề lớn, chủ đề nhánh, thời gian thực hiện. Đối với chủ đề lớn thường do ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn xây dựng cho phù hợp với độ tuổi ở các khối lớp. Tuy nhiên, số lượng chủ đề nhánh do GV tại các nhóm lớp lựa chọn sao thời lượng

thực hiện mỗi chủ đề nhánh từ 1 đến 2 tuần. Khi đặt tên chủ đề, nên lựa chọn những tên gần gũi, thân thiết, phù hợp với trẻ. Sắp xếp chúng theo trình tự thời gian hợp lý, đảm bảo thời lượng 35 tuần/1 năm học.

Ví dụ: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2015-2016

(NHÓM LÓP 3A- TRƯỜNG MN...) TT Thời gian Chủ đề Tuần Chủ đề lớn Chủ đề nhánh 1 07/9 - 25/09 Trường MN của bé

- Bé vui tết Trung thu - Bé vui đến trường - Lớp học của bé 1 1 1 2 28/9 - 23/10 Bé biết gì về bản thân - Bé giới thiệu về mình - Bé khám phá bản thân - Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh 3 26/10 -

13/11 Gia đình thân yêu

- Những người thân trong gia đình - Ngơi nhà thân yêu

- Nhu cầu gia đình

1 1 1 4 16/11 - 11/01 Bé thích nghề gì - ngày 20/11

- Ngày hội của cô - Bé tập làm bác sỹ

- Chú công nhân xây dựng - Cô bán hàng vui tính 1 1 1 5 14/12 - 15/01 Những con vật xung quanh bé - ngày 22/12

- Những con vật nuôi đáng yêu - Chú cá ngộ nghĩnh

- Cháu yêu chú bộ đội

- Một số động vật sống trong rừng - Loài chim đáng yêu

1 1 1 1 1 6 18/1 - 04/3

Tết và mùa xuân - Mùa xuân bé yêu

- Tết đến rồi

1 1 7 Em yêu cây xanh

- Em yêu cây xanh - Hoa đẹp quanh bé - Rau quả quanh bé

1 1 1

8 07/3 - 15/4

Bé tham gia giao thông - Ngày 8/3

- Ngày hội của bà, mẹ và cô giáo - Xe nào chạy nhanh hơn

- Phương tiện giao thông đường thủy - Bay lên nào!

- Bé tham gia giao thông

1 2 1 1 1 9 18/4 - 29/4 Nước và một số hiện tượng tự nhiên

- Bé biết gì về nước - Bé với mùa hè 1 1 10 02/5 - 20/5 Quê hương - Bác Hồ - Nghệ An quê hương em - Thành phố Vinh thân yêu - Bác Hồ kính yêu

1 1 1

Tổng hợp 35 tuần

gồm các vấn đề về mục tiêu, nội dung, thời gian thực hiện chủ đề đó.

- Từ kế hoạch năm, SV chọn các nội dung GD phân bổ vào kế hoạch tháng trên nguyên tắc kế thừa, hệ thống, đảm bảo tính phát triển và khơng bỏ sót nội dung GD nào, phân bố đồng đều dung lượng và tính đến các lễ hội, sự kiện được tổ chức trong tháng... Tuy nhiên:

+ Tùy thuộc vào điều kiện và thời điểm thực hiện để xác định những lĩnh vực phát triển cần được ưu tiên hơn.

+ Có những nội dung phải RL thường xuyên cho trẻ nên thiết kế lặp lại theo nguyên tắc phát triển.

+ Có những nội dung kết thúc ngay sau 1 thời gian nhất định thì khơng cần đưa vào tháng tiếp theo.

+ Nếu nội dung nào đa số trẻ đã thực hiện được thì chỉ cần lưu ý cho những cá nhân trẻ chưa đạt yêu cầu.

Như vậy, cần đưa dần nội dung GD của năm vào trong kế hoạch tháng sao cho tất cả các nội dung GD trẻ trong kế hoạch năm sẽ được thực hiện đầy đủ.

* Kế hoạch tuần, ngày: + Kế hoạch tuần:

Từ kế hoạch tháng, SV sẽ lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch tuần sao cho tất cả các nội dung GD trẻ của tháng được thực hiện đầy đủ.

Khi xây dựng kế hoạch tuần cần lưu ý những vấn đề sau:

- Trình tự sắp xếp các hoạt động cần phù hợp, mang tính liên tục, liên kết với nhau và đảm bảo tính phát triển.

- Cần phải đảm bảo tính mới, tính đa dạng của các hoạt động để kích thích hứng thú của trẻ.

- Vận dụng các hình thức hoạt động một cách linh hoạt: Hình thức tập thể, nhóm nhỏ, cá nhân.

- Cần sử dụng triệt để điều kiện sẵn có của lớp, của trường hoặc mơi trường xung quanh để tổ chức các hoạt động cho trẻ.

- Cần cung cấp cơ hội để trẻ hoạt động một cách tích cực...

+ Kế hoạch ngày: Việc lập kế hoạch GD trong ngày dựa trên kế hoạch tuần, tháng và kết quả thực hiện kế hoạch của những ngày trước đó. Khi lập kế

hoạch ngày, cần lưu ý tới sự liên kết giữa các hoạt động để thực hiện mục tiêu của tháng, tuần, tính kế thừa, phát triển giữa ngày sau và những ngày trước đó.

Kế hoạch ngày thường bao gồm những nội dung sau:

+ Xác định mục đích, yêu cầu chung cần đạt của ngày hoạt động.

+ Xác định nội dung, phương pháp thực hiện các hoạt động trong ngày. Một ngày của trẻ ở trường MN có rất nhiều hoạt động, chúng được thực hiện theo trình tự, thời gian, mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành.

+ Kế hoạch hoạt động GD: Dù rất đa dạng về các loại hoạt động, song SV vẫn phải biết cách để lên kế hoạch cho các hoạt động đó. Kế hoạch hoạt động thường được thể hiện bằng cách soạn giáo án, trong đó giáo án cho hoạt động học có chủ đích là quan trọng nhất, các hoạt động khác được đề cập đến trong kế hoạch tuần. Giáo án cho hoạt động học có chủ đích thường được lập theo mẫu sau đây:

Tên đề tài: Chủ điểm: Đối tượng: Thời gian:

Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn: Người dạy:

I. Mục đích, yêu cầu: Kiến thức - KN - Thái độ

II. Chuẩn bị: đồ dùng cho cô, đồ dùng cho trẻ, các phương tiện hỗ trợ III. Cách thức tiến hành/ Tiến trình hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

-Trình tự các phần, các bước - Hệ thống câu hỏi

Dự kiến câu trả lời

Dự kiến tình huống dạy học

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)