Kỹ năng xác định mục tiêu giáo dục nhóm lớp

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm (Trang 104 - 107)

3.1. Hệ thống kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường (cấp

3.1.2. Kỹ năng xác định mục tiêu giáo dục nhóm lớp

Xác định mục tiêu sẽ giúp cho người làm PTCT có những căn cứ và định hướng đúng đắn cho các vấn đề tiếp theo.

Mục tiêu của nhà trường MN thể hiện trong triết lí/tầm nhìn và định hướng phát triển của nhà trường. Mục tiêu phát triển của nhà trường sẽ là

căn cứ để định hướng và chỉ đạo các hoạt động GD trong nhà trường. Do vậy, mục tiêu này thường do cán bộ quản lí trong nhà trường chịu trách nhiệm chính.

Khi xác định mục tiêu GD trẻ, thường dựa vào mục tiêu quốc gia, vào kết quả mong đợi. Những căn cứ này được quy định trong CTGDMN. Riêng đối với trẻ 5-6 tuổi, cần dựa vào Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Nhưng quan trọng hơn là phải căn cứ vào tình hình thực tại của trẻ trong nhóm lớp phụ trách để xác định mục tiêu cho phù hợp. Ngồi ra, sử dụng các nhóm mục tiêu để đánh giá sự phát triển của trẻ.

Đối với SV, KN xác định mục tiêu CTGD nhóm lớp bao gồm: - KN xác định mục tiêu GD năm học;

- KN xác định mục tiêu GD chủ đề;

- KN xác định mục tiêu hoạt động GD cụ thể.

3.1.2.1. Kỹ năng xác định mục tiêu giáo dục năm học

Đối với nhà trường MN, mục tiêu GD năm học thường do ban giám hiệu nhà trường và tổ trưởng chuyên môn xây dựng. Mục tiêu GD năm học thường là mục tiêu của từng độ tuổi (mục tiêu của khối lớp) ở các lĩnh vực phát triển. Với lứa tuổi nhà trẻ gồm 4 mục tiêu cho 4 lĩnh vực phát triển (Mục tiêu lĩnh vực phát triển thể chất; Mục tiêu lĩnh vực phát triển nhận thức; Mục tiêu lĩnh vực phát triển ngôn ngữ; Mục tiêu lĩnh vực phát triển tình cảm - thẩm mỹ). Với lứa tuổi mẫu giáo có 5 mục tiêu cho 5 lĩnh vực phát triển (Mục tiêu lĩnh vực phát triển thể chất; Mục tiêu lĩnh vực phát triển nhận thức; Mục tiêu lĩnh vực phát triển ngôn ngữ; Mục tiêu lĩnh vực phát triển tình cảm và KN xã hội; Mục tiêu lĩnh vực phát triển thẩm mỹ).

Căn cứ vào mục tiêu năm học của độ tuổi, mục tiêu GD nhóm lớp sẽ là sự lựa chọn, điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của trẻ trong nhóm lớp. Khi trình bày mục tiêu GD năm học, thường dựa vào các nguyên tắc sau đây:

-Trình bày theo lĩnh vực phát triển: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm - KN xã hội.

- Được chú thích bằng các cụm từ: Mục tiêu (MT), Kết quả mong đợi (KQMĐ), Chỉ số phát triển (viết tắt Cs) của Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

- Được đánh số thứ tự từ 1 cho đến n. Ví dụ: KẾ HOẠCH GD NĂM HỌC 2016 - 2017

Lớp 3A-Trường MN …

MỤC TIÊU Phát triển thể chất

1. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi (MT). 2. Thực hiện đủ các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn (KQMĐ) 3. Giữ được thăng bằng khi đi trong đường hẹp, đi kiểng gót liên tục 3m (MT, KQMĐ).

4. Đi, chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh (KQMĐ).

5. Chạy liên tục trong đường díc dắc (3, 4 điểm díc dắc) khơng chệch ra ngồi (KQMĐ).

6. Trẻ tung và bắt bóng với cơ, tự đập và bắt bóng: Bắt được 3 lần liền khơng rơi bóng (khoảng cách 2,5m) (KQMĐ).

3.1.2.2. Kỹ năng xác định mục tiêu chủ đề

Mục tiêu chủ đề cũng được phân chia theo các lĩnh vực phát triển của các độ tuổi. Chúng thường được lấy ra từ mục tiêu năm học. Để xác định mục tiêu chủ đề, cần căn cứ vào mục tiêu năm học. Cần lựa chọn ra những mục tiêu nào được xem là phù hợp với chủ đề đó. Để thuận lợi cho việc đối sánh với mục tiêu năm học, các con số ghi trước mục tiêu để chỉ số thứ tự của mục tiêu trong hệ thống mục tiêu năm học. Có những mục tiêu được nhắc đến nhiều lần trong nhiều chủ đề, có những mục tiêu chỉ được đề cập đến một lần. Như vậy, mục tiêu nào cần thiết và phù hợp với chủ đề thì được lựa chọn đưa vào chủ đề đó. Ví dụ: CHỦ ĐỀ “BÉ THÍCH NGHỀ GÌ - CHÀO MỪNG NGÀY 20 - 11”

(Thực hiện trong 4 tuần từ ngày … đến ngày …) Nhóm lớp: 3A - Trường MN …

I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất

*Dinh dưỡng và sức khoẻ:

26. Nhận ra và tránh một số dụng cụ nguy hiểm của các nghề (KQMĐ). 29. Không ăn thức ăn có mùi ơi; khơng ăn lá, quả lạ… không uống rượu, bia, cà phê, không tự ý uống thuốc (KQMĐ).

*Phát triển vận động:

2. Thực hiện đủ các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn (KQMĐ). 9. Ném xa bằng một tay (KQMĐ).

3.1.2.3. Kỹ năng xác định mục tiêu hoạt động giáo dục

Thực chất của việc xác định mục tiêu hoạt động GD là xác định mục tiêu cho các hoạt động học có chủ đích (làm quen với tốn, khám phá mơi trường xung quanh, làm quen với tác phẩm văn học, GD âm nhạc, tạo hình, GD thể chất, làm quen chữ cái); hoạt động chơi; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. Về yêu cầu chung, mục tiêu hoạt động phải trình bày cụ thể về kiến thức, KN, thái độ cần đạt được trong mỗi bài dạy.

Để dễ dàng xác định mục tiêu GD và trình bày các mục tiêu đó một cách đầy đủ, chính xác thì cần dựa vào một số “từ” cơ bản sau đây:

Về kiến thức: Trẻ biết..., trẻ hiểu..., trẻ nhận thức được... Về KN: Hình thành/ RL/phát triển KN...

Về thái độ: GD trẻ...

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)