Thực trạng kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm (Trang 85 - 93)

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.3. Thực trạng kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường

(cấp độ nhóm lớp) của sinh viên ngành Giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm

Chúng tơi tiến hành khảo sát từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2017 với 647 SV của 3 trường ĐH trong năm học 2015-2016 và 2016-2017. Đối tượng chúng tôi điều tra là SV năm thứ 3 và năm thứ 4 ngành GDMN với số

lượng cụ thể như sau (xem Bảng 2.7):

Bảng 2.7. Số lượng SV trong diện điều tra kha sát thực trạng

Trường Năm thứ 3 Năm thứ 4 Tổng từng trường

ĐHSPHN 86 72 158

ĐH Vinh 132 120 252

ĐH Sài Gòn 126 111 237

Tổng số 344 303 647

Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, kết hợp với phương pháp đánh giá sản phẩm qua hệ thống bài kiểm tra (chọn một trong số các bài tập được trình bày ở Bảng 2.13), chúng tôi sử dụng phần mềm Excel 2016 để xử lý và thu được kết quả như sau:

* Nhận thức của SV về PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp) Kết quả chúng tơi thu được như sau:

- Về việc trang bị kiến thức PTCTGD nhà trường MN ở trường ĐH. Với câu hỏi: Ở trường ĐH có trang bị kiến thức, KN về PTCTGD nhà trường MN hay khơng? Có 77,27% (500/647) ý kiến trả lời rằng, họ được trang bị những kiến thức về PTCT GDMN khi được đào tạo ở trường ĐH. Tuy nhiên, phần lớn SV chưa phân biệt được cấp độ của thuật ngữ PTCT GDMN và PTCTGD nhà trường MN (ngoại trừ SV Trường ĐH Vinh). Số cịn lại (22,73%) khơng có phương án trả lời.

- Về bản chất của PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp): 100% SV lựa chọn cách hiểu rằng “Là hoạt động có sự lựa chọn, tổ chức, điều chỉnh CTGDMN quốc gia để tạo ra một CTGD riêng cho nhà trường (CTGD riêng cho nhóm lớp)” mà không phải là “kế hoạch hoạt động để nhà trường ngày càng phát triển” hoặc “Là CTGD riêng của nhà trường MN hoặc CTGD riêng của nhóm lớp” hoặc “là sự thay đổi một hoặc một số vấn đề của CTGDMN quốc gia đề tạo ra một CTGD phù hợp hơn”.

- Thành phần tham gia vào PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp): 100% SV cho rằng, những thành phần tham gia vào PTCTGD nhà trường MN gồm ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn và GVMN.

phần nào ngoài nhà trường MN tham gia (chẳng hạn, Hội Phụ huynh, Hội Phụ nữ…). Nguyên nhân của câu trả lời này cũng dễ hiểu vì hầu như ở các trường MN ở Việt Nam (nhất là các trường MN thuộc hệ thống các trường cơng lập) khơng có thành phần nào ngồi nhà trường tham gia vào PTCTGD nhà trường mà chủ yếu là các nhà GD của nhà trường (Ban giám hiệu và đội ngũ GV).

- KN thành phần của KN PTCTGD nhà trường: Chúng tôi đưa ra hệ thống 5 KN thành phần (KN phân tích tình hình nhà trường; KN xác định mục tiêu; KN thiết kế CT; KN thực hiện CT; KN đánh giá, điều chỉnh CT) với 13 KN đơn lẻ. Chúng tôi nhận thấy 100% SV đồng ý cho việc lựa chọn sự cần thiết của tất cả các KN mà chúng tôi đề xuất. Điều này cũng chưa đủ để kết luận rằng tất cả những KN thành phần mà chúng tơi xác định là hồn tồn đầy đủ, song có thể khẳng định những KN đó thực sự là KN cần thiết cho PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp).

- Những hình thức để hình thành và RL KN PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp): 100% SV lựa chọn con đường giúp SV có được những KN PTCTGD nhà trường MN là: Thơng qua học phần “PTCT GDMN”; Thông qua các học phần chuyên ngành; Thông qua thực hành sư phạm; Thông qua TTSP; thậm chí bản thân tự học tập và RL của SV.

* Thực trạng KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của SV ngành GDMN

Để đánh giá được KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của SV, chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá bao gồm phần tự đánh giá (đánh giá trong) và phần kiểm tra bằng hình thức tự luận (đánh giá ngồi). Cụ thể như sau:

Phần 1 (3 điểm):

Em hãy tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân về các KN sau đây:

TT KN Mức độ đạt được Yếu (0đ) TB Yếu (1đ) TB (1,5đ) Khá (2,5đ) Giỏi (3đ) 1 KN đánh giá trẻ trong một nhóm lớp

2 KN phân tích, đánh giá CTGD nhóm lớp 3 KN phân tích về CSVC và đội ngũ GV

của nhóm lớp

4 KN xác định mục tiêu năm học cho một nhóm lớp

5 KN xác định mục tiêu chủ đề

6 KN xác định mục tiêu hoạt động GD 7 KN lập kế hoạch GD cho nhóm lớp

8 KN thiết kế mạng nội dung, mạng hoạt động 9 KN tổ chức hoạt động học có chủ đích 10 KN tổ chức hoạt động chơi

11 KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh 12 KN đánh giá hiệu quả hoạt động GD 13 KN điều chỉnh hoạt động GD

Lưu ý: Điểm cho phần này được tính là điểm trung bình cộng của các điểm

thành phần.

Phần 2 (7 điểm):

Câu 1 (2 điểm): Hãy chọn một nhóm lớp mẫu giáo và phân tích tình hình trẻ em trong nhóm lớp đó.

Câu 2 (2 điểm): Chọn một chủ đề GD cho một nhóm lớp của độ tuổi mẫu giáo và xác định mục tiêu GD của chủ đề đó.

Câu 3 (3 điểm): Soạn một giáo án về một hoạt động GD cho trẻ mẫu giáo. Kết quả của phiếu đánh giá là thang điểm 10 và được chúng tôi quy đổi theo giá trị điểm trình bày ở Bảng 2.8

Bảng 2.8. Quy đổi xếp loại mức độ KN PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp) của SV (cấp độ nhóm lớp) của SV

Mức độ Quy đổi Giá trị điểm

Yếu F <4 điểm

Trung bình Yếu D 4-cận 5,5 điểm

Trung bình C 5,5-cận 7 điểm

Khá B 7-cận 8,5 điểm

Tốt A 8,5-10 điểm

Chúng tôi điều tra trên 647 SV và thu về là 647 phiếu. Sử dụng thống kê qua phần mềm Excel 2016, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá KN PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp) của SV về KN đơn lẻ

TT KN Yếu TB yếu TB Khá Giỏi

SL % SL % SL % SL % SL % 1 KN đánh giá trẻ trong nhóm lớp 158 24,4 344 53,2 110 17,0 31 4,8 4 0,6 2 KN phân tích, đánh giá CTGD của nhóm lớp 38 5,9 265 41,0 277 42,8 55 8,5 12 1,9 3 KN phân tích điều kiện CSVC và đội ngũ GV nhóm lớp 70 10,8 377 58,2 165 25,5 34 5,2 1 0,15 4 KN xác định mục tiêu năm học cho một nhóm lớp 99 15,3 359 55,4 152 23,5 31 4,8 7 0,9 5 KN xác định mục tiêu chủ đề 122 18,8 371 57,3 126 19,4 21 3,2 8 1,2 6 KN xác định mục tiêu hoạt động GD 123 18.9 329 50,8 177 21,3 14 2,2 5 0,8 8 KN thiết kế mạng nội dung, mạng hoạt động 119 18,4 353 54,5 137 21,1 32 4,9 6 0,9 7 KN lập kế hoạch GD 71 10,9 332 51,3 173 26,7 60 9,3 12 1,8 9 KN tổ chức hoạt động học có chủ đích 14 2,1 135 20,8 360 55,6 128 19,7 10 1,5 10 KN tổ chức hoạt động chơi 58 8,9 159 24,5 317 49 103 15,9 10 1,5 11 KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh 37 5,7 160 24,7 343 53 95 14,7 12 1,8 12 KN đánh giá hiệu

quả hoạt động GD 78 12,0 346 53,5 181 28,0 35 5,4 7 1,1 13 KN điều chỉnh hoạt

Nhận xét:

- KN phân tích tình hình trẻ: Chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình yếu (53,2%), yếu (24,4%), trung bình (17%), tỷ lệ SV đạt mức độ khá (4,8%) và giỏi (0,6%) rất thấp.

- KN phân tích CTGD của nhóm lớp: Chủ yếu ở mức độ trung bình (42,8%) và trung bình yếu (41%), tỷ lệ thấp nhất là mức độ giỏi (1,9%).

- KN phân tích điều kiện về CSVC và đội ngũ GV tại nhóm lớp: Tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình yếu (58,2%), mức độ trung bình (25,5%), thấp nhất là mức độ giỏi (0,15%).

- KN xác định mục tiêu năm học cho một nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm tỷ lệ cao nhất (55,4%), mức độ trung bình chiếm 23,5%, mức độ yếu chiếm 15,3%, khá chiếm 4,8% và giỏi 0,9%.

- KN xác định mục tiêu chủ đề cho nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm 57,3%, trung bình chiếm 19,4%, yếu chiếm 18,8%, khá chiếm 3,2% và giỏi chiếm 1,2%.

- KN xác định mục tiêu hoạt động GD nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm 50,8%, trung bình chiếm 21,3%, yếu chiếm 18,9%, khá 2,2%,giỏi 0,8%. - KN thiết kế mạng nội dung, mạng hoạt động: Mức độ trung bình yếu chiếm 54,6%, trung bình 21,1%, yếu 18,4%, khá 4,9% và giỏi 0,9%.

- KN lập kế hoạch GD cho nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm 51,2%, mức độ trung bình chiếm 26,7%, mức độ yếu 10,9%, mức độ khá 9,4% và giỏi 1,7%.

- KN tổ chức hoạt động học có chủ đích: Mức độ trung bình chiếm 55,6%, mức độ khá chiếm 29,7%, mức độ trung bình yếu chiếm 20,8%, mức độ yếu 2,1% và giỏi 1,5%.

- KN tổ chức hoạt động chơi: Mức độ trung bình chiếm 49%, trung bình yếu chiếm 24,6%, khá 15,9%, yếu 9%, giỏi 1,5%.

- KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh: Mức độ trung bình chiếm 52,9%, trung bình yếu chiếm 26,3%, khá 14,2%, yếu 5,9% và giỏi 0,8%.

- KN đánh giá hiệu quả hoạt động GD của nhóm lớp: mức độ trung bình yếu chiếm 53,3%, trung bình chiếm 28%, yếu 12%, khá 5,4% , giỏi 1,1%.

- KN điều chỉnh hoạt động GD của nhóm lớp: mức độ trung bình yếu chiếm 51%, trung bình 31,8%, yếu 8,2%, khá 7,9% và giỏi 1,1%.

Nhìn chung, các KN đơn lẻ chủ yếu đạt được ở mức trung bình và trung bình yếu. Các mức độ khác tỷ lệ khơng cao. Điều này cho thấy, các KN đơn lẻ cần được tác động mạnh để thúc đẩy sự PT của các KN đó.

* Đánh giá theo KN thành phần:

Từ Bảng 2.9, chúng tơi tính trung bình cho mỗi KN, dùng quy tắc làm trịn số chúng tơi thu được kết quả như sau (Bảng 2.10)

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của SV theo KN thành phần

TT KN Yếu TB yếu TB Khá Giỏi

SL % SL % SL % SL % SL % 1 KN phân tích tình hình nhóm lớp 88 13,6 328 50,7 185 28,6 40 6,2 6 0,9 2 KN xác định mục tiêu GD nhóm lớp 114 17,6 353 54,5 152 23,5 22 3,4 6 0,9 3 KN thiết kế CTGD nhóm lớp 95 14,7 332 51,3 155 23,9 46 7,1 9 1,4 4 KN thực hiện CTGD nhóm lớp 36 5,5 151 23,3 340 52,5 109 16,8 11 1,7 5 KN đánh giá, điều chỉnh CTGD nhóm lớp 65 10 338 52,2 194 30 43 6,6 7 1,1 Nhận xét:

- KN phân tích tình hình nhóm lớp: Chủ yếu tập trung ở mức trung bình yếu (50,7%), mức độ trung bình chiếm 28,6%, yếu chiếm 13,6%, khá 6,2% và giỏi 0,9%.

- KN xác định mục tiêu GD nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm tỷ lệ cao nhất 54,5%, trung bình 23,5%, yếu 17,6%, khá 3,4% và giỏi 0,9%.

- KN thiết kế CTGD nhóm lớp: Tỷ lệ mức trung bình yếu chiếm 51,3%, trung bình 23,9%, yếu 14,7%, khá 7,1% và giỏi 1,4%.

- KN thực hiện CTGD nhóm lớp: Mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 52,5%, trung bình yếu chiếm 23,3%, khá 16,8%, yếu 5,5%, giỏi 1,7%. - KN đánh giá, điều chỉnh CTGD nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm tỷ lệ cao nhất 52,2%, trung bình 30%, yếu 10%, khá 6,6%, giỏi 1,1%. Nhìn chung, các KN thành phần đều chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức trung bình yếu và trung bình, thấp nhất là mức độ giỏi. Trong 5 KN trên, KN phân tích tình hình và KN xác định mục tiêu là kém nhất, KN thực hiện CT là tốt nhất. Nguyên nhân của những hạn chế này là do SV chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về việc phân tích tình hình nhà trường, tình hình nhóm lớp; chưa biết cách xác định mục tiêu (kể cả mục tiêu năm học, mục tiêu chủ đề và mục tiêu bài dạy). Trên thực tế họ chủ yếu được RL việc soạn giáo án cho các hoạt động GD cụ thể và triển khai thực hiện các hoạt động đó. SV chưa được trang bị đầy đủ về PTCTGD nhà trường (trong đó có PTCTGD cấp độ nhóm lớp).

*Đánh giá về KN PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp)

Trên cơ sở các kết quả từ Bảng 2.10, chúng tôi thu được kết quả tổng hợp theo phân bố các mức độ và thang điểm như sau:

Bảng 2.11. Đánh giá KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp)

Mức độ Giá trị điểm Số lượng Tỷ lệ %

Yếu <4 điểm 80 12,3

Trung bình Yếu 4-cận 5,5 điểm 300 46,4

Trung bình 5,5-cận 7 điểm 206 31,8

Khá 7-cận 8,5 điểm 53 8,2

Tốt 8,5-10 điểm 8 1,3

Biểu đồ 2.1. Giá trị Mod các mức độ về KN PTCTGD nhóm lớp

Nhìn vào sơ đồ trên, có thể nhận thấy giá trị Mod tập trung vào mức độ trung bình yếu (46,4%), các mức độ khác có tỷ lệ giảm dần (trung bình 31,8%, yếu 12,3%, khá 8,2%), thấp nhất là mức độ giỏi (1,3%).

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)