Một số quan điểm tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm (Trang 42 - 45)

1.3. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

1.3.2. Một số quan điểm tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục

nhà trường mầm non

Trong khoa học GD, “tiếp cận” được hiểu là sự định hướng, chỉ đạo cho một hoạt động GD. Quan điểm tiếp cận trong PTCTGD thực chất là quan điểm chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng, thực hiện và đánh giá, điều chỉnh CT, trên cơ sở đó CT được phát triển liên tục. Một số quan điểm tiếp cận sau đây thường được dùng trong PTCTGD nhà trường MN là:

Nội dung dạy học là hệ thống tri thức của nhân loại, được lựa chọn một cách khoa học để phù hợp với hoạt động dạy học.

Quan điểm tiếp cận nội dung xuất phát từ việc lấy quá trình truyền thụ kiến thức làm cốt lõi, do vậy CTGD là bản kế hoạch về nội dung GD. Mục tiêu chính của CT là nội dung cụ thể của từng môn học, nghĩa là chúng được xây dựng thành các bài dạy, các đề tài. Theo đó, mục tiêu của CT chủ yếu bao gồm các tiêu chí nội dung kiến thức.

Đối với PTCTGD nhà trường MN trong giai đoạn hiện nay, thì tiếp cận nội dung được GVMN vận dụng khá triệt để. GV là người chủ động lựa chọn, xây dựng và thực hiện các đề tài GD trên cơ sở các nội dung được quy định trong CTGDMN quốc gia. GVMN có thể thay đổi các đề tài khi thấy điều kiện thực hiện và tính khả thi của các đề tài không đáp ứng được điều kiện thực tại của nhóm lớp, của nhà trường.

PTCTGD nhà trường MN theo quan điểm tiếp cận nội dung được triển khai theo các bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng nội dung GD theo độ tuổi (xây dựng hệ thống mạng hoạt động, mạng nội dung, hệ thống đề tài);

Bước 2: Xác định các phương pháp, hình thức, điều kiện thực hiện; Bước 3: Tổ chức thực hiện;

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh nội dung.

1.3.2.2. Tiếp cận tích hợp

Tích hợp trong GDMN được hiểu là sự lồng ghép, đan xen các thành phần, thành tố để tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Trong đó tích hợp khơng chỉ làm cho chỉnh thể phát triển hơn mà còn làm cho các thành phần, thành tố cũng được phát triển hơn.

Quan điểm tích hợp trong GDMN cần được hiểu và thể hiện trong q trình chăm sóc, GD trẻ một cách phù hợp. Xây dựng CTGDMN không xuất phát từ logic phân chia các bộ môn khoa học như ở phổ thơng mà phải xuất phát từ u cầu, hình thành những năng lực chung nhằm hướng tới sự phát triển của trẻ, đặt nền tảng ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay.

Quan điểm tiếp cận tích hợp trong PTCTGD nhà trường MN thể hiện ở: Tích hợp chủ đề, tích hợp các hoạt động trong một chủ đề, tích hợp các nội dung trong một hoạt động. Sự tích hợp được thể hiện ở tất cả các khâu trong quá trình GD (mục tiêu, nội dung, phương pháp...).

Theo quan điểm tiếp cận tích hợp thì PTCTGD nhà trường MN được xây dựng theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định hệ thống chủ đề (Bao gồm chủ đề lớn và chủ đề nhánh); Bước 2: Xác định mục tiêu chủ đề (Tích hợp các lĩnh vực phát triển); Bước 3: Xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động xoay quanh chủ đề; Bước 4: Xác định phương pháp, hình thức và điều kiện thực hiện các chủ đề;

Bước 5: Tổ chức thực hiện;

Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh chủ đề.

1.3.2.3. Tiếp cận mục tiêu

Trong GD, mục tiêu được hiểu như sau: Mục tiêu GD là kết quả mong muốn, cần phải đạt được và chắc chắn phải đạt được với xác suất rủi ro rất nhỏ nếu xảy ra biến cố xã hội đáng kể.

Biểu hiện của mục tiêu GD là những mơ hình cụ thể bằng ngơn ngữ, số liệu, chỉ số, chỉ tiêu, đại lượng cũng như những cơng cụ biểu đạt trực quan, trực tính... về kết quả GD phải đạt được trong quá trình ấy.

Đối với mục tiêu thường được chia thành 3 cấp độ: mục tiêu chung, mục tiêu chuyên biệt và mục tiêu cụ thể. Trong quá trình tiếp cận với mơ hình này, địi hỏi GVMN phải xác định đúng và nắm bắt được mục tiêu ở các cấp độ để từ đó xây dựng CT GD nhóm lớp cho phù hợp với trẻ.

Theo quan điểm tiếp cận mục tiêu, PTCTGD nhà trường MN được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu GD;

Bước 2: Xây dựng nội dung GD phù hợp với mục tiêu;

Bước 3: Xác định phương pháp, hình thức, điều kiện thực hiện; Bước 4: Tổ chức thực hiện;

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh mục tiêu.

Như vậy, với quan điểm tiếp cận này mục tiêu vừa là cơ sở định hướng cho PTCTGD, vừa là tiêu chí để đánh giá hiệu quả CTGD và các hoạt động.

1.3.2.4. Tiếp cận phát triển

Theo Triết học duy vật biện chứng, khái niệm “phát triển” dùng để chỉ khuynh hướng vận động theo chiều hướng đi lên: từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.

Cách tiếp cận này xem PTCTGD nhà trường MN là một q trình liên tục khơng bị giới hạn bởi mục tiêu định sẵn. Mục tiêu có thể được thay đổi và liên tục được thay đổi theo sự phát triển của q trình GD, do đó các thành tố khác của quá trình GD cũng bị thay đổi (theo chiều hướng đi lên).

Khi xây dựng một CTGD nhà trường MN theo tiếp cận phát triển thì khơng thể tách rời sự phát triển của trẻ. Nói cách khác, sự phát triển của CTGD gắn liền với sự phát triển của trẻ. Tuy vậy, không nên nhầm lẫn cách tiếp này với tiếp cận “lấy trẻ làm trung tâm”.

PTCTGD nhà trường MN theo cách tiếp cận phát triển tạo ra những tầng bậc khác nhau của CT. Kế hoạch GD sau phải căn cứ trên kết quả của kế hoạch GD trước đó. Với tiếp cận phát triển sẽ làm cho CTGD được liên tục phát triển, mang lại hiệu quả GD.

Theo quan điểm tiếp cận này, PTCTGD nhà trường MN được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định mức độ hiện tại của trẻ;

Bước 2: Xây dựng các mức độ phát triển tiếp theo;

Bước 3: Xác định nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện; Bước 4: Tổ chức thực hiện;

Bước 5: Đánh giá quá trình và xác định lại mức độ phát triển cho phù hợp. Tóm lại: Mỗi quan điểm tiếp cận đều có giá trị riêng trong định hướng cho PTCTGD. Tuy nhiên, khơng có duy nhất một quan điểm tiếp cận cho một CTGDMN mà phải có sự tích hợp các quan điểm tiếp cận.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)