CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
3.2.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Như đã giải thích trong chương 2, giá trị doanh nghiệp là một thuật ngữ tổng quát, để chỉ giá trị nội tại hoặc giá trị thị trường của doanh nghiệp. Với CTNY, giá trị thị trường của doanh nghiệp rất dễ dàng quan sát được. Nhưng giá trị nội tại củadoanh nghiệp trong hầu hết trường hợp đều không thể quan sát trực tiếp được. Vì thế các nhà đầu tư thường cố gắng định giá doanh nghiệp thông qua 3 cách tiếp cận: từ thị trường, thu nhập và chi phí.
Dựa trên các cách tiếp cận này và các lý thuyết có liên quan đã đề cập trong chương 2, các nghiên cứu trước thường xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện tới giá trị doanh nghiệp một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua các cách sau:
- Xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị thị trường nói chung của doanh nghiệp
- Xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, bởi vì chi phí vốn chủ sở hữu là yếu tố quan trọng để định giá doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận thứ 2 từ thu nhập.
- Xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến hiệu quả hoạt động khác của doanh nghiệp. Ví dụ như, ảnh hưởng của CBTT đến dịng tiền trong tương lai, chi phí vốn vay, hiệu quả tài chính, năng lực cạnh tranh.… của doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu này, để thấy được ảnh hưởng của CBTT tự nguyện lên giá trị doanh nghiệp, tác giả sẽ xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị thị trường nói chung và chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Cụ thể các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau:
3.2.1.1 Giả thuyết về ảnh hưởng của cơng bố thơng tin tự nguyện tới chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn cịn nhiều kết quả trái chiều.
Nhiều mơ hình lí thuyết và phần lớn các nghiên cứu trước đây đều chứng minh lợi ích của CBTT tự nguyện trong việc làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu như nghiên cứu của Francis và cộng sự (2005), Hail (2002). Ảnh hưởng tích cực của CBTT tự nguyện đối với chi phí vốn chủ sở hữu là phù hợp với lí thuyết thơng tin bất cân xứng và lí thuyết về rủi ro ước tính. Khi doanh nghiệp công bố thông tinnhiều hơn mức quy định và những thơng tin này là phù hợp thì nó sẽ làm giảm tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa các nhà quản lý và các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp, từ đó làm giảm chi phí giao dịch, tăng khối lượng giao dịch, tăng tính thanh khoản của thị trường và giảm chi phí vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, có nhiều thơng tin hơn giúp nhà đầu tư giảm cấu phần rủi ro ước tính khơng thể đa dạng hóa được, do vậy cũng sẽ làm giảm tỷ lệ lợi suất yêu cầu (chi phí vốn chủ sở hữu).
Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm lại chỉ ra mối quan hệ không đáng kể hoặc thuận chiều giữa CBTT tự nguyện và chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ví dụ như nghiên cứu của Botosan và Plumlee (2000) chỉ ra mối quan hệ dương giữa CBTT tự nguyện tổng hợp với chi phí vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Mỹ trong giai đoạn 1986-1996. Nghiên cứu của Botosan (1997)
khơng tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa CBTT tự nguyện với chi phí vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Mỹ năm 1990.
Có nhiều ngun nhân lí giải cho sự phân tán của các kết quả nghiên cứu này. Trong đó, những ngun nhân chính được chỉ ra trong các nghiên cứu trước gồm những nguyên nhân sau. (1) Nikolaev và Van Lent (2005) cho rằng sở dĩ kết quả không đồng nhất là vì các mơ hình nghiên cứu trước gặp vấn đề nội sinh, tình trạng mà phần dư có tương quan với biến độc lập trong mơ hình. (2) các biến chất lượng CBTT tự nguyện và chi phí vốn chủ sở hữu đều không dễ dàng quan sát được
(3) Nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng, các loại thơng tin tự nguyện khác nhau có ảnh hưởng đến chi phí vốn khác nhau. Kristandl và Bontis (2007) chứng minh rằng CBTT tương lai có mối quan hệ âm với chi phí vốn chủ sở hữu, trong khi đó thơng tin lịch sử lại có mối quan hệ dương với chi phí vốn chủ sở hữu. Botosan và Plumlee (2000) lại chỉ ra rằng chi phí vốn chủ sở hữu giảm khi CBTT trên BCTN tăng, nhưng CBTT quý và các thông tin khơng bắt buộc khác lại có mối quan hệ thuận chiều với chi phí vốn chủ. Trong khi đó, chi phí vốn chủ và CBTT qua các kênh khác lại ko có mối quan hệ đáng kể.
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc (2019) sử dụng ước lượng SGMM cho thấy minh bạch thơng tin có mối quan hệ nghịch chiều với chi phí vốn chủ sở hữu ở mức ý nghĩa thấp 10%, trong khi ước lượng theo FEM không chỉ ra mối quan hệ đáng kể giữa hai yếu tố này. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyen, D. V., & Nguyen, L. T. N. (2017) lại tìm ra bằng chứng ủng hộ mối quan hệ nghịch chiều giữa hai yếu tố này. Do vậy, tác giả kì vọng rằng tại Việt Nam, CBTT tự nguyện sẽ có tác động tích cực, làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam. Giả thuyết H1 được đưa ra như sau:
H1: CBTT tự nguyện có ảnh hưởng tích cực, làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3.2.1.2 Giả thuyết về ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện tới giá trị thị trường của doanh nghiệp
Như đã phân tích trong chương 1, việc CBTT tự nguyện có thể ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau. CBTT tự nguyện có thể tác động tới giá trị nội tại của doanh nghiệp thơng qua tác động lên chi phí vốn chủ sở hữu (theo lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết rủi ro ước tính), tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (theo nhóm lý thuyết kinh tế chính trị, lý thuyết chi phí liên quan). Hay nói cách khác, theo các lý thuyết đó, CBTT tự nguyện là thông tin phù hợp giúp nhà đầu tư và các bên liên quan xác định giá trị doanh nghiệp. Giá trị thị trường phản ánh kì vọng của nhà đầu tư về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Do đó, có thể kì vọng rằng khi CBTT tự nguyện có tác động tích cực lên giá trị nội tại thì cũng có tác động tích cực lên giá trị thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo lý thuyết tín hiệu, việc CBTT tự nguyện có chất lượng cao có thể là tín hiệu doanh nghiệp gửi tới thị trường nhằm (1) chứng tỏ khả năng, năng lực, tầm nhìn của đội ngũ quản lý (Hui và Matsunaga, 2015; Chang và cộng sự, 2010; Healy và Palepu, 2001) (2) cung cấp thêm thông tin phù hợp với việc định giá doanh nghiệp như thông tin về các nguồn lực, kế hoạch kinh doanh trongtương lai của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh và khả năng tạo tiền trong tương lai của
doanh nghiệp, các nghĩa vụ môi trường về môi trường, xã hội tiềm tàng…(Clarkson và cộng sự, 2010; Salvi và cộng sự, 2020). Do đó, khi nhận được những thơng tin phù hợp công bố bởi doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ xem xét lại việc định giá của mình, từ đó khiến giá trị thị trường của doanh nghiệp sẽ thay đổi.
Dựa trên các lý thuyết đó, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện ở các nước phát triển để kiểm chứng mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả thu được là không nhất quán. Nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc CBTT trong việc gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp (Assidi, 2020; Charumathi và Ramesh, 2020); gia tăng giá trị nội tại của doanh nghiệp thơng qua việc làm giảm chi phí vốn và làm tăng dịng tiền trong tương lai dự kiến (Botosan và Plumlee, 2000; Francis và cộng sự, 2005; Sengupta, 1989; Plumlee và cộng sự, 2010); giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, mang lại thành cơng trên thị trường hàng hóa (Lev và cộng sự, 2010; Wang, Choi và Li, 2008), từ đó góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Eccles và cộng sự, 2012). Trái lại, cũng có nhiều nghiên cứu khơng chứng minh được rằng mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và giá trị doanh nghiệp là đáng kể (Uyar và Kilic, 2012; Botosan, 1997) hoặc thậm chí chỉ ra rằng CBTT tự nguyện có tác động tiêu cực, làm giảm giá trị doanh nghiệp (Chen và cộng sự, 2018; Hassan và cộng sự, 2009; Wang, Ali và Al-Akra, 2013). Clarkson và cộng sự (2013) cho thấy CBTT mơi trường có tác động tích cực đến giá trị thị trường của các doanh nghiệp Mỹ ở mức ý nghĩa 99% ngay cả khi kiểm soát hiệu quả thực hiện môi trường (đo lường bằng chỉ số TRI). Sử dụng mẫu nghiên cứu là các CTNY Mỹ trong giai đoạn 2000-2005, Plumlee và cộng sự (2015) lại tìm thấy rất ít bằng chứng về mối quan hệ giữa CBTT môi trường và giá trị doanh nghiệp.
Để kiểm chứng lại mối quan hệ này trong bối cảnh Việt Nam, tác giả đặt ra giả thuyết như sau:
H2: CBTT tự nguyện có ảnh hưởng tích cực, làm tăng giá trị thị trường của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam.