Đolường các biến trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 64 - 74)

CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

3.2.3 Đolường các biến trong mơ hình nghiên cứu

3.2.3.1 Đo lường biến phụ thuộc

Chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

nhiều thước đo chi phí vốn chủ sở hữu đã được phát triển trong các nghiên cứu trước. Trong đó có 3 cách tiếp cận chính để ước tính chi phí vốn chủ sở hữu: dựa trên tỷ suất lợi nhuận thực hiện, dựa trên mơ hình CAPM và dựa trên mơ hình chiết khấu cổ tức. Như đã trình bày ở chương 2, tỷ suất lợi nhuận thực hiện được chứng minh là một thước đo rất nhiễu về chi phí vốn chủ (French, 1992; Lakonishok, 1993), mơ hình CAPM thì lại khơng xét đến vai trị của thơng tin trong việc làm giảm chi phí vốn (Botosan, 1997; Francis và cộng sự, 2004). Do vậy nghiên cứu này sẽ sử dụng cách tiếp cận dựa trên mơ hình chiết khấu cổ tức để ước tính chi phí vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, khác với nghiên cứu của Nguyen, D. V., & Nguyen, L. T. N. (2017), nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng dự báo của nhà phân tích để ước tính chi phí vốn chủ sở hữu ngầm định (ex-ante cost of capital). Cụ thể, chi phí vốn chủ sở hữu ngầm định được ước tính theo hai cách như sau:

- Thước đo chi phí vốn REBO (Botosan, 1997):

Như đã trình bày ở chương 2, thước đo chi phí vốn được đề cập đến trong nghiên cứu của Botosan (1997) được phát triển dựa trên mơ hình chiết khấu cổ tức. Trong điều kiện khơng phát sinh thặng dư (clean surplus accounting), mơ hình chiết khấu cổ tức được viết lại thành mơ hình sau:

∞� �+� − ����+�−1 �� = �� + ∑ �=1 (1 + ��)� Trong đó:

��+�−1: giá trị sổ sách của cổ phiếu ở thời điểm t+j-1

Để ước tính được chi phí vốn chủ sở hữu, Botosan (1997) đã giải phương trình trên với khung thời gian hữu hạn 4 năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do hạn chế về dữ liệu dự báo của nhà phân tích, do đó giống như Nguyen, D. V., & Nguyen, L.

T. N. (2017) tác giả đưa ra 2 điều chỉnh so với cách làm của Botosan (1997) như sau: thứ nhất, khoảng thời gian ước tính chỉ giới hạn 2 năm thay vì 4 năm như trước và thứ hai, sau khoảng thời gian trên, thu nhập thặng dư là cố định. Khi đó mơ hình trên được viết lại thành:

= � � + ��+1 − ���� + ��+2 − ����+1 � � 1 + �� (1 + ��) ∗ ��

Trong đó ��+1 = ��+ ��+1 − ��+1, với ��+1 là cổ tức trả ở thời điểm t+1.

Giải phương trình bậc hai trên thu được hai nghiệm trái dấu, nghiệm âm bị loại bỏ do chi phí vốn chủ sở hữu khơng mang dấu âm. Do vậy, chi phí vốn được ước tính theo công thức sau:

����= ��+1 − �� + √(�� − ��+1)2 + 4����+2 2��

Trong đó, dữ liệu về cổ tức của kì tới được ước tính dựa trên dự báo EPS của nhà phân tích và tỷ lệ trả cổ tức (dividend payout ratio) của 3 năm trước đó.

- Thước đo chi phí vốn REaston (Easton, 2004)

Như đã trình bày ở chương 2, nếu giả định tỉ lệ tăng trưởng bất thường kì vọng trong lợi nhuận kế tốn bằng 0 và cổ tức kì tiếp theo dự kiến bằng 0 (D1=0) thì chi phí vốn sẽ được tính đơn giản bằng công thức sau:

�������

= √���2 −�0 ���1

Biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu (2) là giá trị thị trường của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước sử dụng nhiều thước đo khác nhau đại diện cho giá trị thị trường của doanh nghiệp. Ví dụ như: Giá trị thị trường của một cổ phần (Clarkson và cộng sự, 2004, 2008 và 2013; Plumlee và cộng sự, 2015), giá trị vốn hóa của doanh nghiệp (Uyar và Kilic, 2012), hệ số Tobin’s Q (Assidi, 2020; Charumathi và Ramesh, 2020; Wang và cộng sự, 2013); tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (Wang và cộng sự; Uyar và Kilic, 2012; Hassan và cộng sự, 2009). Nghiên cứu này sử dụng giá trị thị trường của một cổ phần làm thước đo giá trị thị trường của doanh nghiệp bởi vì đây là thước đo trực tiếp nhất và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Clarkson và cộng sự (2004, 2008 và 2013), Plumlee và cộng sự (2015). Giá trị thị trường của một cổ phần được đo lường tại thời điểm 6 tháng sau ngày kết thúc kì kế tốn năm nhằm đảm bảo rằng báo cáo thường niên của các doanh nghiệp đã được công bố hết và thị trường chứng khốn đã có những phản ứng với các thơng tin tự nguyện công bố trong BCTN của doanh nghiệp.

3.2.3.2 Đo lường biến giải thích chính - mức độ CBTT tự nguyện

Biến mức độ CBTT tự nguyện (VDVol) là biến giải thích chính trong cả hai mơ hình nghiên cứu (1) và (2). Để đo lường được mức độ CBTT tự nguyện của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam, trước hết cần xây dựng thang đo mức độ CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp. Cụ thể, việc xây dựng thang đo và đo lường mức độ CBTT tự nguyện của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam được tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng thang đo mức độ CBTT tự nguyện của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam

Như đã trình bày ở chương 1, có rất nhiều phương pháp đã được các nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường chất lượng CBTT tự nguyện. Song phương pháp phổ biến nhất mà các nghiên cứu trước sử dụng là phương pháp chỉ số CBTT (Harsan và Marston, 2010). Hơn nữa, phương pháp này có ưu điểm là đo lườngđược những gì mà nhà nghiên cứu muốn đo, dễ dàng áp dụng cho mọi doanh nghiệp (Healy và Palepu, 2001). Do đó trong chuyên đề này, nghiên cứu sinh cũng sử dụng phương pháp chỉ số CBTT để đánh giá chất lượng CBTT tự nguyện của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt nam.

Để xây dựng được chỉ số CBTT, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải xem xét, lựa chọn các mục thông tin cấu thành nên chỉ số. Vì số lượng thơng tin có thể cơng bố là rất lớn, nên khi xây dựng chỉ số, nhà nghiên cứu phải lựa chọn những mục thông tin để đưa vào chỉ số. Hiện tại, khơng có một lý thuyết thống nhất cho việc xây dựng các chỉ số CBTT mà tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Theo Vũ (2012) các nhà nghiên cứu thường xây dựng chỉ số theo 1 trong 2 cách:

(1)Các nhà nghiên cứu tự xây dựng các chỉ số công bố dựa trên các thông lệ tốt, các nghiên cứu trước hay các hướng dẫn của các tổ chức quốc tế,…

(2)nhà nghiên cứu sử dụng những chỉ số có sẵn từ các nghiên cứu trước, có thể khơng điều chỉnh hoặc điều chỉnh chỉ số này cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ.

Vì mục đích nghiên cứu của luận án không phải là xây dựng một chỉ số CBTT mới, mà là đánh giá chất lượng CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp, do đó, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng cách thứ hai để xây dựng chỉ số CBTT. Cụ thể, đã có một nghiên cứu trước đây về Việt Nam xây dựng chỉ số CBTT tự nguyện rất chi tiết và khoa học, là nghiên cứu của Vũ (2012). Trong nghiên cứu này, để xây dựng được bộ chỉ số đo lường mức độ CBTT tự nguyện phù hợp với Việt Nam, tác giả đã tiến hành 2 bước như sau:

- Bước 1: Nghiên cứu bộ chỉ tiêu đo lường mức độ CBTT tự nguyện trong 7 nghiên cứu trước của Meek và cộng sự (1995), Ferguson và cộng sự (2002), Hannifa và Cooke (2002), Xiao và Yuan (2007), Ho (2009), Akhtaruddin và cộng sự (2009) Wang và cộng sự (2008), từ đó tổng hợp ra được bộ chỉ tiêu CBTT ban đầu gồm 119 mục thơng tin, nhóm thành 5 loại thơng tin chính.

- Bước 2: Tác giả tiến hành phỏng vấn các nhân sự cấp cao của UBCKNN (SSC), các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán để loại ra các mục thông tin mà doanh nghiệp bắt buộc phải công bố theo quy định pháp luật của Việt Nam hoặc những mục thông tin không phù hợp với tập quán báo cáo của Việt Nam. Do đó danh sách cuối cùng chỉ cịn 84 mục thơng tin.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Vũ được thực hiện năm 2012, cách đây gần 10 năm. Trong khoảng thời gian đó các quy định pháp lý về CBTT của Việt Nam cũng đã thay đổi nhiều. Bộ tài chính đã ban hành nhiều thơng tư hướng dẫn việc công bố thông tin trên TTCK thay thế cho thông tư 38/2007/TT- BTC – một trong những căn cứ pháp lý để Vũ (2012) xây dựng nên bộ chỉ số của mình. Ví dụ như thơng tư 09/2010/TT-BTC ban hành ngày 15/01/2010, thông tư 52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012, và gần đây nhất là thông tư 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 06/10/2015. Do vậy, trong nghiên cứu này, dựa trên bộ chỉ tiêu ban đầu gồm 119 mục thông tin được Vũ tổng hợp từ 7 nghiên cứu trước, tác giả tiến hành rà soát với các quy định pháp lý hiện hành về công bố thông tin để loại ra các chỉ tiêu doanh nghiệp bắt buộc phải công bố. Các văn bản pháp lý là cơ sở để xác định tính chất bắt buộc hay tự nguyện cơng bố của thơng tin bao gồm:

-Luật chứng khốn 2006

-Luật chứng khốn sửa đổi 2010

-Thơng tư 155/2015/TT-BTC

-Hệ thống 26 chuẩn mực kế tốn Việt Nam

-Thơng tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế tốn doanh nghiệp.

Sau bước này, 20 chỉ tiêu bị loại bỏ ra khỏi danh mục thông tin tự nguyện do đã được yêu cầu bắt buộc công bố bởi các văn bản pháp lý trên.

Tiếp theo đó, tác giả tiến hành chấm thử Báo cáo thường niên của 3 doanh nghiệp: CTCP Sữa Việt Nam (VNM), CTCP Vicostone (VCS) và CTCP Nhựa An Phát Xanh (AAA). Đây là 3 cơng ty phi tài chính có tên trong top 10 doanh nghiệpnhóm vốn hóa lớn và 10 doanh nghiệp nhóm vốn hóa vừa có báo cáo thường niên tốt nhất năm 2020 trong cuộc “bình chọn Doanh nghiệp niêm yết” tổ chức bởi sàn

GDCK HOSE, sàn GDCK HNX, báo đầu tư chứng khoán, quỹ Dragon Capital. Kết quả của quá trình này là tác giả bổ xung thêm 1 mục thông tin từ nghiên cứu của Binh, T.Q. (2012), loại bỏ 1 số mục thông tin không phù hợp với tập quán CBTT tại Việt Nam, gộp một số mục thơng tin lại với nhau. Bộ tiêu chí cuối cùng cịn lại 58 mục thơng tin được chia thành 4 nhóm thơng tin là: thơng tin về chiến lược và doanh nghiệp (Strategy Information -STR), Thơng tin tài chính và thị trường vốn (Financial and capital market information - FIN), Thơng tin mang tính tương lai (Forward-looking information - FWD), và Thơng tin báo cáo xã hội (Social information- SOC). Nhóm thơng tin về các thành viên HĐQT và nhà quản lý cấp cao đề cập tới trong bộ chỉ tiêu của Vũ (2012) đã bị loại bỏ vì các thơng tin trong mục này đã được yêu cầu bắt buộc công bố bởi thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 155/2015/TT-BTC, chỉ trừ thông tin ảnh của đội ngũ quản lý được gộp vào mục thông tin về chiến lược và doanh nghiệp.

Bảng 3.1: Bộ tiêu chí CBTT tự nguyện mới sử dụng trong bài nghiên cứu I. Thông tin chiến lược và thông tin chung về doanh nghiệp

1 Thảo luận về nền kinh tế và môi trường kinh doanh 2 Các chiến lược và mục tiêu cụ thể

3 Thảo luận về môi trường cạnh tranh trong ngành 4 Ảnh và mơ tả các sản phẩm chính

5 Ảnh của đội ngũ quản lý 6 Thảo luận về hoạt động R&D 7 Sự kiện nổi bật trong niên độ

8 Chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng 9 Mô tả về mạng lưới marketing, kênh phân phối

II. Thơng tin tài chính và thị trường vốn

1 Phân tích đối thủ cạnh tranh 2 Phân tích thị phần

3 Thơng tin về NVL đầu vào và nhà cung cấp 4 Thảo luận về hoạt động quảng cáo, marketing 5 Chính sách cổ tức

6 Giá trị vốn hóa thị trường 7 Xu hướng vốn hóa thị trường

8 Thơng tin về giá cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu giao dịch 9 Xu hướng thay đổi giá và khối lượng cổ phiếu

10 Lịch sử tài chính tóm tắt -4 năm hoặc hơn 11 Lịch sử tài chính tóm tắt - 3 năm

12 Chỉ tiêu khả năng sinh lời và phân tích liên quan 13 Chỉ tiêu phân tích dịng tiền và phân tích liên quan 14 Phân tích tuổi nợ

15 Chi tiết và phân tích doanh thu, thu nhập 16 Chi tiết và phân tích chi phí SXKD

17 Thơng tin về các đơn hàng đang chờ hoàn thành 18 Các chỉ tiêu ko bắt buộc khác

19 Thông tin về giá trị tài sản vơ hình

20 BCTC theo IFRS

III. Thơng tin mang tính tương lai

1 Các cơ sở, giả định trong dự báo

2 Thông tin về xu hướng của ngành trong tương lai

3 Thảo luận về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến KQKD tương lai

4 Thảo luận về phát triển sản phẩm trong tương lai 5 Dự báo doanh thu - định tính

6 Dự báo doanh thu - định lượng 7 Dự báo chi phí trong tương lai 8 Dự báo lợi nhuận - định tính 9 Dự báo lợi nhuận - định lượng 10 Dự báo dịng tiền - định tính 11 Dự báo dịng tiền - định lượng

12 Dự báo các chỉ số (giá bán/số lượng bán/giá NVL) 13 Tỷ lệ lợi nhuận, lợi ích dự kiến của các dự án

IV. Thông tin báo cáo xã hội

1 Tuyên bố của nhà quản trị cấp cao về ptbv

2 Các chương trình sức khỏe, giáo dục cộng đồng đã thực hiện 3 Số tiền đóng góp từ thiện

4 Thông tin về các giải thưởng của công ty 5 các chương trình bảo vệ mơi trường

6 cơ cấu lao động theo giới, địa lý, lĩnh vực kinh doanh 7 Lý do cho những thay đổi trong số lượng và cơ cấu lao động

8 Mô tả về hoạt động tuyên dương, khen thưởng nhân viên, hoạt động cơng đồn

9 Ảnh của hoạt động tuyên dương, khen thưởng nhân viên 10 Hoạt động đào tạo nhân viên - định lượng

11 Bản chất của đào tạo - định tính 12 Thơng tin về vấn đề bình đẳng 13 Dữ liệu về tai nạn lao động 14 Vấn đề an toàn lao động 15 Thảo luận về an toàn sản phẩm

16 Thảo luận liên quan tới giá trị tạo ra bởi cơng ty và việc phân phối giá trị đó cho các bên liên quan

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên nghiên cứu của Vũ (2012)

Bước 2: Đo lường mức độ CBTT tự nguyện của các Cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Khi sử dụng phương pháp chỉ số công bố để thực hiện các nghiên cứu về CBTT, các học giả thường thực hiện theo 2 cách như sau: tính điểm có trọng số và tính điểm khơng có trọng số. Tính điểm có trọng số là việc các nhà nghiên cứu gán trọng số cho các mục thông tin khác nhau dựa trên loại thơng tin (định tính hoặc định lượng) hoặc dựa trên kết quả khảo sát chuyên gia… Giống như Vũ (2012), trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tính điểm khơng trọng số bởi danh mục thơng tin cơng bố xây dựng ở trên đã có sự phân biệt giữa thơng tin định tính và định lượng.

Theo cách tính điểm này, các mục thơng tin có trọng số bằng nhau, nếu BCTN có mơ tả hoặc phân tích về mục thơng tin thì được 1 điểm, nếu khơng đề cập đến thì được 0 điểm.

Cụ thể, mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY trên TTCK Việt Nam được xác định như sau:

-Điểm trung bình của từng loại thơng tin

∑� ���

Trong đó:

���� = =1�

- k: thể hiện loại thông tin tự nguyện, thuộc một trong 4 loại thông tin sau: thông tin về chiến lược và doanh nghiệp (Strategy Information -STR), Thơng tin tài chính và thị trường vốn (Financial and capital market information - FIN), Thơng tin mang tính tương lai (Forward-looking information - FWD), và Thông tin báo cáo xã hội (Social information- SOC).

-���: thể hiện mục thông tin thứ i trong loại thông tin nghiên cứu.

Tuỳ theo quyết định của nhà quản lý, mức độ công bố thơng tin của từng loại thơng tin có thể hồn tồn khác nhau. Hơn nữa, một số nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng mỗi loại thông tin lại tác động đến giá trị doanh nghiệp khác nhau (Kristandl và Bontis, 2007; Botosan và Plumlee, 2000). Do vậy để tránh tác động chỉ số đolường mức độ CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi mức độ công bố của một loại thông tin, điểm cơng bố thơng tin tự nguyện trung bình của doanh nghiệp được xác định như sau:

Trong đó: ����= 4�= 1 ����� 4 ∑

-AVRj là điểm CBTT tự nguyện trung bình của doanh nghiệp j

3.2.3.3 Đo lường các biến kiểm soát

Các biến kiểm sốt trong mơ hình (1) được đo lường như sau:

Bảng 3.2: Bảng tóm tắt về các biến sử dụng trong mơ hình (1) - ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

hiệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w