Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

3.2.4 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

3.2.4.1 Thu thập dữ liệu đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam

Việc CBTT tự nguyện của doanh nghiệp có thể được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau: trên báo cáo thường niên, trên website của các công ty, qua các cuộc họp báo… Lang và Lundholm (1993) khi nghiên cứu các kênh CBTT khác nhau của doanh nghiệp đã thấy rằng có sự tương quan thứ hạng đáng kể giữa việc CBTT trên BCTN và các kênh CBTT khác. Điều này có nghĩa là mức độ CBTT củamột kênh thơng tin có thể đại diện cho mức độ CBTT của cả doanh nghiệp. Hơn nữa, BCTN luôn được xem là tài liệu quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhà phân tích… do đó trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào đo lường mức độ CBTT tự nguyện trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp.

Theo phương pháp chỉ số CBTT, căn cứ trên bộ tiêu chí đã xây dựng, tác giả sẽ tiến hành chấm điểm Báo cáo thường niên để đánh giá mức độ CBTT tự nguyện của doanh nghiệp. Việc chấm điểm này được thực hiện thủ cơng, tồn bộ bằng tay. Báo cáo thường niên được tác giả thu thập bằng tay trên website của các cơng ty dịch vụ tài chính như Vietstock hoặc trên website của chính cơng ty cần thu thập. Bên cạnh đó, để giảm thiểu sự chủ quan, tăng cường hiệu lực của điểm CBTT tự nguyện, mỗi doanh nghiệp được tác giả chấm điểm 2 lần: lần 1 được thực hiện vào tháng 8/2020, lần 2 được thực hiện vào tháng 11/2020. Khi chấm điểm lại, nếu có chênh lệch điểm, tác giả sẽ xem xét lại toàn bộ quá trình chấm điểm và quyết định mức điểm cuối cùng của cơng ty.

Tại ngày 31/12/2020 có khoảng 745 cơng ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX với tổng số quan sát là hơn 2.000 trong khoảng thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, sau khi loại đi các cơng ty tài chính vì có những đặc điểm kinh doanh khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác, để được đưa vào trong mẫu nghiên cứu, các cơng ty cịn phải đảm bảo có đủ dữ liệu nghiên cứu cho 4 năm 2017-2020, hay nói cách khác cơng ty đó cịn phải niêm yết trước thời điểm 1/1/2017 và duy trì tình trạng niêm yết trong suốt 4 năm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được đưa vào mẫu nghiên cứu phải có năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Sở dĩ nghiên cứu loại đi những doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc khác ngày 31/12 là do báo cáo thường niên của doanh nghiệp có thể bị ảnh

hưởng bởi điều kiện kinh tế vĩ mô ở thời điểm báo cáo và cũng để phù hợp với nghiên cứu được thực hiện trong chương tiếp theo về mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và giá trị doanh nghiệp. Do vậy, mẫu nghiên cứu cuối cùng còn lại 2004 quan sát của 501 doanh nghiệp. Trong đó có 263 doanh nghiệp thuộc sàn HNX và 238 doanh nghiệp thuộc sàn HOSE. Mẫu nghiên cứu có phân phối theo ngành như sau:

Bảng 3.4: Phân loại doanh nghiệp theo ngành

Ngành kinh doanh Số doanh nghiệp

Dầu khí 4 Vật liệu cơ bản 79 Công nghiệp 226 Hàng tiêu dùng 77 Y tế 17 Dịch vụ tiêu dùng 47 Các dịch vụ hạ tầng 35 Công nghệ 16 Tổng số doanh nghiệp 501 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.2.4.2 Thu thập dữ liệu đánh giá ảnh hưởng của công bố thơng tin tự nguyện lên chi phí vốn chủ sở hữu và giá trị thị trường của doanh nghiệp

Dữ liệu nghiên cứu của mơ hình (1)

Hàng năm, các cơng ty chứng khốn, các tổ chức tự doanh, dựa trên các thông tin được công bố rộng rãi, thông tin riêng và những đánh giá nghề nghiệp của bản thân để đưa ra dự báo KQKD của các CTNY trên TTCK trong thời gian tới. Như đã diễn giải ở mục 3.2.3, trong nghiên cứu này, chi phí vốn chủ sở hữu được ước tính dựa trên giá trị trung bình của những dự báo này. Hiện nay chỉ có cơ sở dữ liệu I/E/B/S của Thompson reuters là có thu thập dữ liệu về dự báo KQKD của nhà phân tích của 122 CTNY trên cả ba sàn HOSE, HNX, UPCOM. Trong đó có 83 doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính hoặc niêm yết trên UPCOM hoặc có năm tài chính kết thúc khác ngày 31/12 hàng năm. Số cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam có dữ liệu về dự báo KQKD của nhà phân tích chỉ là 39 doanh nghiệp.

CBTT tự nguyện của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam, sau khi loại đi các quan sát thiếu dữ liệu, mẫu nghiên cứu cuối cùng còn lại 130 quan sát của 55 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 4 năm từ 2017-2020 đối với mơ hình có biến phụ thuộc là REaston và 148 quan sát của 55 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 4 năm từ 2017-2020 đối với mơ hình có biến phụ thuộc là REBO7.

Dữ liệu nghiên cứu của mơ hình (2)

Như đã diễn giải trong mục 3.2.3, lợi nhuận bất thường của doanh nghiệp được đo lường dựa trên lợi nhuận thực tế trên một cổ phần, giá trị sổ sách của một cổ phần và chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong số 501 doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu về mức độ CBTT tự nguyện của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp khơng có đủ dữ liệu về dự báo KQKD của nhà phân tích, do vậy mẫu nghiên cứu cuối cùng chỉ gồm 148 quan sát của 67 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 4 năm từ 2017-2020 đối với mơ hình ước tính lợi nhuận bất thường dựa trên REBO và 164 quan sát của 68 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 4 năm từ 2017-2020 đối với mơ hình ước tính lợi nhuận bất thường dựa trên REaston

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w