Giới thiệu về thịtrường chứng khốn Việt Nam và các cơng ty phi tàichính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 77)

CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu về thịtrường chứng khốn Việt Nam và các cơng ty phi tàichính

trường chứng khoán Việt Nam

4.1.1 Giới thiệu về thị trường chứng khốn Việt Nam

Ở Việt Nam hiện có 2 sàn giao dịch chứng khốn tập trung là: sàn giao dịch HOSE được quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, sàn giao dịch HNX được quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và 1 sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung là sàn UPCOM được quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sàn HOSE là sàn giao dịch được thành lập sớm nhất tại Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07/2000, sàn HNX chính thức hoạt động từ năm 2005 và sàn UPCOM ra đời từ tháng 6/2009. Bên cạnh đó, trong khi hai sàn HOSE và HNX là thị trường thứ cấp tập trung, nơi giao dịch mua bán chứng khốn của các CTNY diễn ra, thì sàn UPCOM là nơi giao dịch các mã chứng khoán chưa được niêm yết hoặc đã bị hủy niêm yết.

Sau 20 năm từ ngày đi vào vận hành, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô và chất lượng, trở thành kênh huy động vốn quan trọng, góp phần đáng kể vào sự phát triển của các doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sàn HOSE có số lượng CTNY tại thời điểm 31/12/2020 là 392 công ty - gấp 196 lần thời điểm bắt đầu hoạt động, tổng giá trị vốn hóa tại 31/12/2020 đạt 4.080.757 tỷ đồng - gấp hơn 9.000 lần so với thời điểm bắt đầu hoạt động. Sàn HNX có số lượng CTNY và giá trị vốn hóa lần lượt là 353 cơng ty và 212.320 tỷ đồng tại ngày 31/12/2020 so với 6 công ty và 1.500 tỷ đồng tại thời điểm bắt đầu hoạt động.

Bảng 4.1: Quy mô thị trường cổ phiếu Việt Nam

HOSE HNX UPCOM Thời điểm bắt đầu hoạt động 31/12/2020 Thời điểm bắt đầu hoạt động 31/12/2020 Thời điểm bắt đầu hoạt động 31/12/2020 Số lượng CTNY 2 392 6 353 10 910 Giá trị vốn hóa (tỷ đồng) 444 4.080.757 1.500 212.320 2.230 1.000.696

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website UBCKNN, HNX, HOSE

Bên cạnh đó, từ bảng trên có thể thấy trong 2 sàn chứng khốn giao dịch cổ phiếu của các công ty niêm yết, sàn HOSE là sàn lớn nhất về số lượng và giá trị vốn hóa. Tại ngày 31/12/2020, số lượng CTNY trên HOSE là 392 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 52,6% số CTNY trên 2 sàn HOSE và HNX), với giá trị vốn hóa đạt 4.080.757 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 95,05% tổng giá trị vốn hóa hai sàn HOSE và HNX).

Ngồi những điểm khác biệt về thời gian giao dịch, phương thức giao dịch, khối lượng giao dịch và bước giá, sự khác biệt quan trọng giữa 2 sàn HOSE và HNX là điều kiện niêm yết. Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 có quy định chi tiết điều kiện niêm yết chứng khoán tại HNX và HOSE. Các điều kiện niêm yết chính của 2 sàn được tóm tắt ở bảng sau:

Bảng 4.2: Điều kiện niêm yết trên sàn HOSE và HNX quy định tại nghị định 58/2012/NĐ-CP

Tiêu chí Điều kiện niêm yết trên sàn HOSE

Điều kiện niêm yết trên sàn HNX

Vốn điều lệ Từ 120 tỷ đồng trở lên Từ 30 tỷ đồng trở lên Thời gian hoạt

động

Ít nhất 2 năm dưới hình thức là Cơng ty cổ phần

Ít nhất 1 năm dưới hình thức là Cơng ty cổ phần

Tính đại chúng Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ đơng khơng phải cổ

đơng lớn nắm giữ

Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đơng khơng phải cổ

đơng lớn nắm giữ Tình hình hoạt

động của cơng ty

–2 năm hoạt động liền kề gần nhất phải có lãi

–Tỷ lệ ROE năm gần nhất tối thiểu là 5%

–Khơng có nợ q hạn trên 1 năm

–Khơng có lỗ lũy kế tính tới thời điểm đăng ký niêm yết

–Cơng ty hoạt động không vi phạm pháp luật cũng như vi phạm các điều khoản về kế

tốn và báo cáo tài chính

–Năm liền trước có lãi

–Tỷ lệ ROE năm gần nhất tối thiểu là 5%

–Khơng có nợ q hạn trên 1 năm

–Khơng có lỗ lũy kế tính tới thời điểm đăng ký niêm yết

–Công ty hoạt động không vi phạm pháp luật cũng như vi phạm các điều khoản về kế toán và báo cáo tài chính

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ nghị định 58/2012/NĐ-CP

Từ những điều kiện niêm yết tóm tắt ở bảng trên, có thể thấy tiêu chuẩn niêm yết HOSE cao hơn so với HNX, do đó chỉ có những doanh nghiệp lớn có tình hình tài chính tốt mới được niêm yết. Cũng chính vì vậy tại ngày 31/12/2020, mặc dù số lượng công ty niêm yết trên HOSE chỉ nhiều hơn số lượng công ty niêm yết trên HNX 10%, nhưng tổng giá trị vốn hóa thì lớn gấp 19 lần sàn HNX.

Tuy nhiên, hiện nay Bộ tài chính đang có kế hoạch chuyển việc niêm yết tập trung về 1 sàn duy nhất là sàn HOSE. Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán, khơng cịn phân ra điều kiện niêm yết trên sàn HOSE và điều kiện niêm yết trên sàn HNX. Thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg ngày 23/12/2020 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Theo quyết định này, trong tương lai nhiệm vụ tổ chức, vận hành thị trường giao dịch cổ phiếu sẽ được quy về một mối và

giao cho Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh thực hiện. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh, thị trường giao dịch trái phiếu.

4.1.2 Giới thiệu về các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Tại thời điểm ngày 31/12/2020, số lượng cơng ty phi tài chính niêm yết trên ba sàn HOSE, HNX và UPCOM lần lượt là 307, 307 và 847 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lần lượt là 78,3%, 87%, 93,1% số doanh nghiệp đang niêm yết trên 3 sàn.

Bảng 4.3: Số lượng cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam tại ngày 31/12/2020 Sàn giao dịch

Thông tin HOSE HNX UPCOM

Số lượng cơng ty phi tài

chính niêm yết 307 307 847

Số lượng CTNY 392 353 910

Tỷ trọng 78,3% 87,0% 93,1%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website UBCKNN, HNX, HOSE và dữ liệu do Fiin Group cung cấp

Các doanh nghiệp này hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: dầu khí, vật liệu cơ bản, cơng nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế… Cụ thể phân ngành ICB của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam tại ngày 31/12/2020 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.4: Phân ngành cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam tại ngày 31/12/2020 Sàn giao dịch Ngành kinh doanh HOSE HNX UPCOM Dầu khí 2 3 6 Vật liệu cơ bản 60 42 86 Công nghiệp 105 154 372 Hàng tiêu dùng 63 35 159 Y tế 13 9 34 Dịch vụ tiêu dùng 26 34 71 Viễn thông 0 1 7 Các dịch vụ hạ tầng 30 18 100 Công nghệ 8 11 12

Tổng số doanh nghiệp 307 307 847

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu do Fiin Group cung cấp

Tất cả những điều trên cho thấy vai trị quan trọng của các cơng ty phi tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam và sự cần thiết của việc thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.

4.2 Thực trạng công bố thông tin tự nguyện tại các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2017- 2020

4.2.1 Thực trạng cơng bố thơng tin tự nguyện nói chung tại các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2017- 2020

Mức độ CBTT tự nguyện trung bình

Mức độ CBTT tự nguyện trung bình của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2017-2020 được thể hiện trong biểu dưới đây:

Bảng 4.5: Mức độ CBTT tự nguyện trung bình của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2017-2020

Đơn vị: %

Năm Sàn Giá trị trung

bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 2017 HNX 17,99 1,25 68,61 HOSE 31,37 1,56 79,76 Toàn bộ mẫu 24,34 1,25 79,76 2018 HNX 18,39 1,25 66,66 HOSE 31,73 1,56 77,92 Toàn bộ mẫu 24,73 1,25 77,92 2019 HNX 18,66 1,25 72,21 HOSE 31,46 2,81 79,48 Toàn bộ mẫu 24,74 1,25 79,48 2020 HNX 18,52 1,25 80,00 HOSE 31,69 4,03 71,98 Toàn bộ mẫu 24,78 1,25 71,98 2017-2020 Toàn bộ mẫu 24,65 1,25 79,76 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Từ bảng trên, có thể rút ra một số kết luận như sau:

2017-2020 cịn thấp.

Mức độ CBTT tự nguyện trung bình của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2017-2020 lần lượt là 24,34%, 24,73%, 24,74% và 24,78%. Kết quả này dù có đơi chút khác biệt, song khá tương đồng với điểm CBTT về các tiêu chí mang tính thơng lệ năm 2020 (33,75%) của các CTĐCQML do HNX công bố,điểm CBTT tự nguyện năm 2016 (29,3%) của 577 CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam theo tiêu chuẩn GRI 4 do Dương Hoàng Ngọc Khuê (2019)8 và cao hơn điểm CBTT tự nguyện năm 2009 (20.31%) của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong nghiên cứu của Vũ (2012). Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy và mặc dù mức độ CBTT tự nguyện của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam đã được cải thiện hơn nhiều so với năm 2009 nhưng vẫn ở mức thấp. Mức độ CBTT tự nguyện thấp là một biểu hiện của mơi trường kinh doanh chưa minh bạch. Điều này có thể cản trở các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tập nhà đầu tư, tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài.

Thứ hai, mức độ CBTT tự nguyện trung bình của các CTPTC niêm yết trên HOSE cao hơn

đáng kể so với các CTPTC niêm yết trên HNX.

Cụ thể là mức độ CBTT tự nguyện trung bình của các CTPTC niêm yết trên HOSE trong 4 năm 2017-2020 lần lượt là 31,37%, 31,73%, 31,46% và 31,69% so với tỷ lệ 17,99%; 18,39%; 18,66% và 18,52% của các CTPTC niêm yết trên HNX trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này phù hợp với hiệu ứng quy mơ thường thấy ở nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam (Vu, 2012; Nguyễn Thị Thu Hảo, 2015). Theo Singhvi và Desai (1971), mức độ CBTT của các doanh nghiệp lớn cao hơn những doanh nghiệp khác là do: (1) Những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực kinh tế tốt thường có chi phí thu thập/xử lý thơng tin thấp hơn; (2) doanh nghiệp lớn có tập nhà đầu tư lớn, mức độ bất cân xứng thông tin cao hơn doanh nghiệp nhỏ, vì thế việc CBTT là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư (3) Doanh nghiệp lớn thường thu hút sự chú ý của các bên liên quan nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ, do vậy họ có nhiều động lực CBTT nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan (Vu, 2012).

Thứ ba, mức độ CBTT tự nguyện rất khác biệt tùy theo từng doanh nghiệp. Có những doanh

nghiệp có mức độ CBTT tự nguyện rất cao như IMP năm

2017 có mức độ CBTT tự nguyện đạt 79,8%, TRA năm 2018, 2019 có mức độ CBTT đạt 77,9% và 79,5%, IMP năm 2020 có mức độ CBTT đạt 72%, tuy nhiên có những doanh nghiệp mức độ CBTT tự nguyện chỉ đạt 1,3% như HBE, HTP trong cả 4 năm 2017-2020.

Thứ tư, trong giai đoạn nghiên cứu mức độ CBTT là tương đối ổn định.

Mức độ CBTT tự nguyện của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam không thay đổi nhiều qua các năm, thể hiện qua mức độ CBTT trung bình của 4 năm tương tự nhau đều nằm trong khoảng 24%-25%. Để kiểm chứng mức độ CBTT trung bình 4 năm có bằng nhau nhau khơng, tác giả thực hiện kiểm định T trung bình hai mẫu theo cặp hai năm. Kết quả kiểm định được tóm tắt ở bảng sau:

8 Nguồn: https://hnx.vn/vi-vn/m-tin-tuc- hnx/Hoi%20nghi%20Doanh%20nghiep%20thuong%20nien%202020- 60010182-0.html Điểm CBTT tự nguyện năm 2020 của các CTĐCQML do HNX công bố và điểm CBTT tự

nguyện năm 2016 của các CTPTC niêm yết trên HOSE do Dương Hồng Ngọc Kh (2019) cơng bố cao hơn kết quả của nghiên cứu này có thể do những lí do sau: (1) Bộ tiêu chí chấm điểm khác nhau. (2) Đối tượng chấm điểm khác nhau (3) Ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người chấm.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định T-test trung bình hai mẫu Các cặp năm T P-value 2017-2018 -2,3647 0,0184 2017-2019 -1,9431 0,0526 2017-2020 -1,7476 0,0811 2018-2019 -0,0913 0,9273 2018-2020 -0,1909 0,8487 2019-2020 -0,1609 0,8722

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Stata

Kiểm định T có giả thuyết Ho là trung bình của biến ở hai mẫu là như nhau. Kết quả kiểm định cho thấy chỉ có p-value của 3 cặp năm 2017-2018, 2017-2019, 2017-2020 nhỏ hơn 0,1, còn p-value của các cặp năm khác đều lớn hơn 0,01. Hay nói cách khác, có thể khẳng định ở mức ý nghĩa 90% rằng mức độ CBTT tự nguyện trung bình của 3 năm 2018, 2019, 2020 là tương tự nhau và lớn hơn so với năm 2017. Điều này là phù hợp với nhận định của tác giả, bởi trước năm 2017, Bộ tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm góp phần minh bạch hóa thơng tin trênTTCK Việt Nam, do vậy trong giai đoạn này các quy định pháp lý mới đã đi vào hiện thực, chất lượng CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp sẽ nâng cao hơn so với giai đoạn trước và tương đối ổn định trong giai đoạn này.

Mức độ CBTT tự nguyện trung bình theo ngành

Khi phân tích mức độ CBTT tự nguyện nói chung theo ngành, kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 4.7: Phân loại mức độ CBTT tự nguyện theo ngành

Đơn vị: % Ngành Số quan sát Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn Dầu khí 16 41,35 14,30 71,09 21,23 Vật liệu cơ bản 316 24,13 1,56 75,78 16,31 Công nghiệp 904 20,91 1,25 72,34 13,11 Hàng tiêu dùng 308 34,28 4,06 70,34 15,28 Y tế 68 36,23 8,37 79,76 21,75 Dịch vụ tiêu dùng 188 20,80 1,25 51,42 11,92 Các dịch vụ hạ tầng 140 27,56 5,28 68,61 17,41 Công nghệ 64 22,10 3,13 70,07 18,85 Tổng số 2.004 24,65 1,25 79,76 15,79

Kết quả nghiên cứu trên có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đây của Hà Thanh Việt (2018). Theo Hà Thanh Việt, mức độ CBTT tự nguyện năm 2016 của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ là 35,26%.

Bên cạnh đó, từ bảng trên, có thể thấy mức độ CBTT tự nguyện của các ngành là rất khác nhau. 3 ngành có mức độ CBTT tự nguyện cao nhất là: Dầu khí (41,35%), Y tế (36,23%) và Hàng tiêu dùng (34,28%), 3 ngành có mức độ CBTT tựnguyện thấp nhất là: Dịch vụ tiêu dùng (20,88%), Công nghiệp (20,91%) và Công nghệ (22,10%).

Hơn nữa, trong tất cả các ngành sự chênh lệch về mức độ CBTT tự nguyện là rất lớn giữa các doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp có mức độ CBTT tự nguyện thấp nhất thuộc ngành Vật liệu cơ bản là LCM (năm 2017 và 2018 đều có mức độ CBTT tự nguyện là 1,6%), trong khi đó doanh nghiệp có mức độ CBTT tự nguyện cao nhất của ngành này là STK (4 năm mức độ CBTT tự nguyện đều trên 70%). Ba ngành có sự chênh lệch về mức độ CBTT tự nguyện trong nội bộ ngành cao nhất là Công nghệ, Vật liệu cơ bản và Dịch vụ hạ tầng, 3 ngành có sự chênh lệch trong nội bộ ngành thấp nhất là Hàng tiêu dùng, Dầu khí và Dịch vụ tiêu dùng.

Mức độ CBTT tự nguyện trung bình theo loại thơng tin

Kết quả phân tích mức độ CBTT tự nguyện trung bình theo loại thơng tin được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 4.8: Mức độ CBTT tự nguyện trung bình theo loại thơng tin tại các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2017-2020

Đơn vị: %

Loại thông tin Giá trị trung

bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Thơng tin chiến lược và thông tin chung về doanh nghiệp

29,25 0 100

Thông tin tài chính và thị trường vốn 13,95 0 80

Thơng tin mang tính tương lai 30,27 0 76,9

Thơng tin báo cáo xã hội 25,12 0 93,75

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Stata

Mặc dù mức độ CBTT của từng loại thông tin là khác nhau, nhưng có thể thấy rằng về cơ bản, tất cả các loại thơng tin đều có mức độ cơng bố thấp (đều nhỏ hơn 50%). Sở dĩ có điều này là do bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w