Xây dựng mơ hình hồi quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 63 - 64)

CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

3.2.2 Xây dựng mơ hình hồi quy

3.2.2.1 Mơ hình hồi quy sử dụng để xem xét ảnh hưởng của công bố thơng tin tự nguyện đến chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Để kiểm chứng giả thuyết H1 về ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, dựa trên mơ hình nghiên cứu của Botosan (1997), tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu số (1) như sau:

Rit = β0 + β1VDVolit + β2Betait + β3Sizeit + βjXjit +εi,t Trong đó:

- R là biến phụ thuộc, đo lường tỷ suất sinh lời yêu cầu của cổ phiếu hay chi phí vốn chủ sở hữu.

- VDVol: đo lường mức độ CBTT tự nguyện của doanh nghiệp

- Size: là biến giải thích thể hiện quy mơ của doanh nghiệp

- Xj: là biến giả năm và ngành.

Các biến beta, Size là các biến kiểm sốt, được xác định là có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí vốn chủ sở hữu trong các nghiên cứu trước (Botosan, 1997; Plumlee và cộng sự, 2015; Dhaliwal và cộng sự, 2011). Trong các nghiên cứu trước beta được coi là các thước đo mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Khi beta cao, đồng nghĩa với việc rủi ro của doanh nghiệp cũng cao và chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ cao (Botosan, 1997). Ngoài ra, các nghiên cứu trước cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa chi phí vốn với quy mơ doanh nghiệp (Botosan, 1997). Hay nói cách khác, chi phí vốn của các doanh nghiệp lớn thường thấp hơn các doanh nghiệp nhỏ.

3.2.2.2 Mơ hình hồi quy sử dụng để xem xét ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Để kiểm định giả thuyết H2 về ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị thị trường của doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng mơ hình của Ohlson (1995). Dựa trên cơ sở mơ hình lợi nhuận thặng dư phát triển bởi Preinreich (1938), nghiên cứu của Ohlson (1995) là nghiên cứu tiên phong, xây dựng cơ sở lý thuyết vững chắc lý giải mối quan hệ giữa thơng tin kế tốn và giá cổ phiếu doanh nghiệp (Nguyễn Việt Dũng, 2009; Trương Đông Lộc và Nguyễn Minh Nhật, 2016) . Mơ hình nghiên cứu của Ohlson (1995) đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây như Clarkson và cộng sự (2004, 2008, 2013); Plumlee và cộng sự (2015). Cụ thể, mơ hình nghiên cứu số (2) như sau:

��� = 0 + 1������� + 2������ + 3����+ ����� + ��

Trong đó:

- ���là biến phụ thuộc phản ánh giá trị thị trường của một cổ phiếu tại thời điểm 6 tháng sau ngày kết thúc kì kế tốn năm để đảm bảo rằng các thơng tin tự nguyện do các doanh nghiệp công bố trên BCTN đã được phản ánh vào trong giá cổ phiếu. Bởi vì theo quy định của thông tư 155/2015/TT-BTC, các công ty đại chúng Việt Nam có thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế tốn năm để cơng bố báo cáo tài chính năm và có thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày cơng bố báo cáo tài chính năm để cơng bố báo cáo thường niên.

- VDVol là biến giải thích phản ánh mức độ CBTT tự nguyện của doanh nghiệp. BVPS là biến kiểm soát phản ánh giá trị sổ sách của một cổ phiếu của doanh nghiệp.

- AE là biến kiểm soát phản ánh lợi nhuận bất thường (abnormal earning) trên một cổ phiếu của doanh nghiệp.

-Xj: là các biến giả năm và ngành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w