Chuyển giao dễ dàng có thể là dấu hiệu xấu

Một phần của tài liệu QT sáng tạo và đổi mới ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO ĐỔI MỚI CỦA TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN SAIGONTOURIST (Trang 25 - 28)

III: KHẮC PHỤC NHỮNG KHĨ KHĂN TRONG Q TRÌNH CHUYỂN GIAO

3.4. Chuyển giao dễ dàng có thể là dấu hiệu xấu

Cho tới lúc này, chúng ta vẫn cho rằng các khó khăn diễn ra trong q trình chuyển giao đổi mới là điều gì đó khơng tốt. Tuy nhiên, một cơng ty thường muốn cơng nghệ của mình khó chuyển giao. Ngun nhân vì đổi mới càng khó chuyển giao, các cơng ty sao chép càng khó có khả năng mơ phỏng lại sản phẩm/dịch vụ của họ. Do đó các cơng ty muốn giữ độc quyền đổi mới sẽ muốn sở hữu một đổi mới khó chuyển giao.

4. Mối quan hệ giữa cơng nghệ và khoa học

Có ít nhất ba quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ. Đầu tiên là mơ hình một chiều, theo mơ hình này các nghiên cứu khoa học cơ bản dẫn tới các phát hiện, từ các phát hiện này lại dẫn tới các nghiên cứu ứng dụng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng là phát minh và phát minh đó được thương mại hóa thành sản

phẩm/dịch vụ. Nếu trong giai đoạn nghiên cứu khoa học cơ bản, tri thức còn rất chung chung, rõ ràng và thường được mã hóa dưới hình thức văn bản, thì trong các nghiên cứu ứng dụng tri thức đã trở lên cụ thể hơn với văn hóa và mơi trường của cơng ty, mang tính hàm ẩn hơn và thường được mã hóa trong sản phẩm/dịch vụ.

Ví dụ, nghiên cứu cơ bản về vật lý dẫn tới phát hiện về bóng bán dẫn. Nghiên cứu ứng dụng sau đó tập trung vào việc làm thế nào tạo ra một sản phẩm, ví dụ như đài bán dẫn (radio receiver), sử dụng bóng bán dẫn. Tri thức cơ sở để tạo ra đài bán dẫn sách tay (transistor radio) giờ đã trở thành tri thức cơng nghệ, và tri thức đó phản ánh chiến lược, văn hóa và kinh nghiệm của cơng ty.

Mơ hình thứ hai cho rằng khoa học và cơng nghệ thực chất là hai con đường tách biệt nhau. Theo những người ủng hộ mơ hình này, khoa học và cơng nghệ diễn ra hoàn toàn độc lập với nhau. Xét theo đầu vào, khoa học có những thơng tin được mã hóa bằng lời nói như các cuộc thảo luận hoặc các bài thuyết trình và đầu ra là các ấn bản. Cơng nghệ cũng có đầu vào là thơng tin được mã hóa bằng lời nói, nhưng đầu ra là các thơng tin được mã hóa trong vật chất dưới dạng sản phẩm/dịch vụ. Cơng nghệ cũng có một sản phẩm phụ - thơng tin được mã hóa bằng lời nói dưới dạng những bản hướng dẫn sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Thậm chí các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu và các kỹ sư theo đuổi tri thức công nghệ là những kiểu người khác nhau. Ví dụ, sinh viên khoa học đề cao giá trị của độc lập và học tập vì lợi ích của khoa học, coi giáo dục là mục đích cuối cùng. Ngược lại, sinh viên kỹ thuật quan tâm tới thành công và sự chuẩn bị về mặt chuyên môn, và coi giáo dục chỉ là một phương tiện để đạt được mục đích. Mơ hình thứ ba chia sẻ cùng quan điểm với mơ hình đầu tiên ở chỗ cả hai đều cho rằng tri thức khoa học có thể là cơ sở tạo ra tri thức công nghệ, nhưng không đồng ý với kết luận rằng đó chỉ là mối quan hệ một chiều. Đúng vậy, tri thức khoa học về điện và từ tính là cơ sở cho kỹ thuật điện, và sinh học phân tử là cơ sở khoa học cho cơng nghệ sinh học. Nhưng khoa học máy tính lại xuất phát từ cơng nghệ máy tính, và sự phát triển của động cơ hơi nước là ảnh hưởng lớn đến khoa học về nhiệt động lực học. Mơ hình đầu tiên cũng khơng đồng thuận với khẳng

định của mơ hình thứ hai rằng khoa học và cơng nghệ phát triển độc lập với nhau. Khoa học và công nghệ phụ thuộc vào nhau để tồn tại và bổ sung cho nhau. Khoa học có thể dẫn tới cơng nghệ và cơng nghệ có thể dẫn tới khoa học. Những phát hiện cơng nghệ có thể cần đến khoa học để có những hiểu biết và gạn lọc sâu sắc hơn cho thương mại hóa. Máy tính và khoa học máy tính là một ví dụ điển hình. Lĩnh vực khoa học máy tính chỉ phát triển sau khi máy tính được phát minh và sau đó giúp cải thiện máy tính. Những phát kiến khoa học có thể dẫn tới sự ra đời của các sản phẩm mới, đến lượt mình, sản phẩm lại giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các khoa học cơ sở đó.

CHƯƠNG 2: CHUYỂN GIAO ĐỔI MỚI CỦA TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SAIGON- SAIGONTOURIST.

Một phần của tài liệu QT sáng tạo và đổi mới ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO ĐỔI MỚI CỦA TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN SAIGONTOURIST (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w